a) Tình hình lao động
3.2.3.1 Chứng từ sử dụng và cách thức thanh toán các khoản trích theo lương
Theo quy định mới hiện hành từ 01/01/2012, BHXH được tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản trợ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Trong đó nhà máy nộp 17% và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn lại người lao động nộp 7% và trừ vào lương hàng tháng.
BHYT nhà máy thực hiện trích quỹ bảo hiểm hàng tháng 4,5% trên tổng quỹ lương cơ bản và cac khoản phụ cấp thường xuyên của người lao đông thực tế trong kỳ hạch toán. Trong đó nhà máy nộp 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn lại người lao động nộp 1,5% trừ vào lương hàng tháng.
KPCĐ được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động, trong đó nhà máy phải nộp 1% còn lại là người lao động nộp 1% tính trên lương thực tế mà người lao động được hưởng.
BHTN được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương cơ bản và phụ cấp pahir trả cho người lao động. Trong đó nhà máy nộp 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng 1% tính vào lương cơ bản.
• Chứng từ sử dụng
- Mẫu 0 - TT: Phiếu nghỉ hưởng BHXH. Đây là cơ sở để xác định số ngày nghỉ có lý do và được tính BHXH.
- Mẫu 0- BHXH: Bảng thanh toán BHXH.
Sổ chi tiết TK338, sổ cái tài khoản 338, và một số giấy tờ khác có liên quan.
• Quá trình luân chuyển chứng từ
Cuối tháng, phiếu nghỉ hưởng BHXH sẽ được tập hợp lại, kế toán căn cứ vào đó để trích lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội. Giám đốc phê duyệt, căn cứ vào đó kế toán lập phiếu chi và trả tiền cho người lao động.