Đặc điểm chương trình Làm văn nghị luậ nở THPT

Một phần của tài liệu Dạy làm văn nghị luận ở trường trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa vai trò người học luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đặc điểm chương trình Làm văn nghị luậ nở THPT

1.3.2.1. Chương trình Làm văn nghị luận THPT tiếp tục hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận được học ở THCS

Theo tinh thần đổi mới, chương trình cũng như sách giáo khoa Ngữ văn THCS và THPT được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm nâng cao. Vì thế, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các tri thức và kĩ năng được học ở các lớp dưới là cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng, nâng cao tri thức và kĩ năng của một vấn đề nào đó ở lớp tiếp theo.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn nghị luận được xem như là một trọng tâm để học sinh rèn luyện từ lớp 7 đến lớp 9, với các nội dung chủ yếu sau đây:

- Lớp 7: Giúp HS tìm hiểu chung về văn nghị luận: nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận, thế nào là văn bản nghị luận, đặc điểm của văn bản nghị luận, bố cục và phương pháp lập luận trong bài nghị luận. Sau đó, tìm hiểu và luyện tập về hai thao tác chính là chứng minh và giải thích.

- Lớp 8: HS tiếp tục được học văn nghị luận với việc nhắc lại vấn đề luận điểm trong bài nghị luận, kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm. Bên cạnh đó, HS học thêm một vấn đề mới về văn nghị luận là tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trong văn nghị luận.

- Lớp 9: Văn nghị luận tiếp tục được học thêm các nội dung mới như: các phép lập luận diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp; nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Sang đến chương trình Làm văn nghị luận THPT, HS sẽ được tổng kết, nâng cao, chủ yếu thông qua thực hành, vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận khi viết bài nghị luận xã hội hoặc nghị luận văn học để hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng của loại văn bản này. Cụ thể như sau:

- Lớp 10: Tập trung ôn lại một số vấn đề cơ bản của văn nghị luận đã học ở THCS: luận điểm trong bài văn nghị luận, đề văn nghị luận, các thao tác nghị luận,...

- Lớp 11: Ôn lại, mở rộng và nâng cao các tri thức và kĩ năng về kiểu văn bản nghị luận mà trọng tâm là bốn thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Lớp 12: Tiếp tục hoàn thiện về văn nghị luận, mà trọng tâm là các dạng bài nghị luận, luyện tập kết hợp các thao tác và hoàn chỉnh kĩ năng viết bài (bố cục, mở bài, kết luận, diễn đạt và hoàn chỉnh bài văn).

Bên cạnh sự hoàn thiện, nâng cao kiến thức và kĩ năng, so với phần Làm văn nghị luận ở THCS thì ở chương trình THPT nội dung, cách cung cấp kiến thức, ngữ liệu đưa ra có sự khác biệt rất lớn. Do đối tượng HS THCS khả năng tổng hợp khái quát chưa cao, hơn nữa ở cấp học này, những kiến thức về văn nghị luận mới chỉ dừng lại là những viên gạch đặt nền móng nên những ngữ liệu sử dụng gắn bó chặt chẽ với phần đọc - hiểu văn bản. Chẳng hạn, bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 2), các ngữ liệu đưa ra đều là những văn bản được học trong phần đọc văn như: Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Tinh thần yêu

nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh,... Trong khi đó, ở chương trình

THPT, phần Làm văn nghị luận - nhất là những bài lý thuyết - nguồn ngữ liệu thường là những dẫn chứng lấy từ các tài liệu khoa học, các bài lí luận, phê bình,... đòi hỏi HS phải có sự khái quát theo tư duy trừu tượng.

Như vậy, có thể khẳng định, phần Làm văn nghị luận THPT chính là sự tiếp nối và hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận cho HS, giúp các em có những hiểu biết tường tận, rõ ràng về loại văn bản này.

1.3.2.2. Chương trình Làm văn nghị luận THPT được biên soạn theo tinh thần tích hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

SGK Ngữ văn mới được xây dựng trên tinh thần tích hợp một cách hệ thống. Về nội dung, tích hợp là sự hợp nhất giữa phần Ngữ (tiếng Việt và Làm văn) với phần Văn thành Ngữ văn, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều ngành, là sự nối tiếp và phát triển chương trình học ở các cấp dưới. Về chức năng, tích hợp làm cho người dạy và người học hợp thành một hệ

thống liên hoàn, trong đó thầy đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn; còn trò có chức năng thực thi các hoạt động. Về phương pháp, Đọc văn và Làm văn là hai trục tích hợp chủ yếu của chương trình. Như vậy, tích hợp là một quy trình mang tính tổng hợp toàn diện liên quan đến cả một hệ thống, đối tượng, nội dung và phương pháp.

Trong các bộ SGK trước đây, phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn được tách thành những cuốn SGK riêng, tồn tại độc lập với nhau. Quan điểm tích hợp đã đưa đến sự ra đời của môn Ngữ văn trên cơ sở nhập ba phân môn trên, hướng đến một mục tiêu thống nhất: hình thành, rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng nghe - nói - đọc - viết bằng tiếng Việt cho HS. Năng lực mà HS có được ở phần đọc văn và tiếng Việt sẽ tạo điều kiện trực tiếp để đạt đến mục tiêu quan trọng nhất của Làm văn: tạo lập văn bản. Mặt khác, với tư cách là hoạt động cung cấp kiến thức "đầu ra", kết quả Làm văn của HS phản ánh quá trình học văn bản và tiếng Việt.

Tinh thần tích cực cũng được thể hiện rõ nét trong chương trình Làm văn nghị luận THPT. Đó là việc giản lược những kiến thức nặng nề, thuần lí thuyết, thay vào đó là các bài tập thực hành. HS rút ra các kiến thức thông qua việc thực hành, phân tích ngữ liệu và trả lời các câu hỏi gợi mở. GV đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn còn HS là người phát hiện, nắm bắt tri thức. Rõ ràng, đây là cách làm phát huy tính tích cực, chủ động của HS, chống lại thói quen học tập thụ động, truyền thụ kiến thức một chiều.

1.3.2.3. Chương trình Làm văn nghị luận THPT được sắp xếp thành cụm bài, chú trọng thực hành

Trong chương trình Làm văn THPT, các tiết học về văn nghị luận được sắp xếp thành từng cụm bài, được bố trí học liên tục. Ở chương trình Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn), văn nghị luận được bố trí học từ tuần 29 đến tuần 35 với các đơn vị bài học cụ thể:

-Tuần 29: Lập dàn ý bài văn nghị luận -Tuần 31: Lập luận trong văn nghị luận

-Tuần 34: Các thao tác nghị luận

-Tuần 35: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Ở chương trình lớp 11(chương trình chuẩn), HS được học văn nghị luận từ tuần 1 đến tuần 12 (học kì 1) và từ tuần 23 đến tuần 35 (học kì 2). Trong số 25 tiết dạy về Làm văn nghị luận thì nội dung quan trọng nhất là các thao tác lập luận.

Chương trình Làm văn nghị luận lớp 12 tập trung rèn luyện các kĩ năng và kiểu bài nghị luận cho HS. Các tiết học này được bố trí xuyên suốt chương trình 12.

Việc bố trí các bài học Làm văn nghị luận thành một cụm bài đem lại nhiều lợi ích. Một mặt, nó đảm bảo tính hệ thống của chương trình, giúp HS có điều kiện đi sâu tìm hiểu về kiểu văn bản này. Mặt khác, người học rèn luyện được những kĩ năng tổng hợp để viết được một bài văn nghị luận đạt kết quả cao.

Bên cạnh việc tổ chức các đơn vị bài học thành từng cụm, chương trình Làm văn nghị luận THPT còn chú trọng đến thực hành của HS. Điều này thể hiện rõ trên hai phương diện. Thứ nhất, trong chương trình Làm văn nghị luận, số tiết thực hành, luyện tập tăng lên khá nhiều so với chương trình, SGK cũ. Cứ sau một tiết học lí thuyết sẽ có một tiết học thực hành, luyện tập. Thứ hai, ngay trong các bài lí thuyết, SGK cũng được biên soạn theo tinh thần chú trọng thực hành để HS khắc sâu kiến thức, nắm rõ vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc HS phải chủ động hơn, tích cực hơn khi nắm bắt kiến thức, phù hợp với tinh thần dạy học hiện đại và yêu cầu đặc thù của Làm văn.

1.3.2.4. Kiến thức Làm văn nghị luận được tổ chức theo phương pháp quy nạp

Trong các bài học Làm văn nghị luận thuộc chương trình chuẩn, kiến thức được trình bày theo con đường quy nạp: thông qua hình thức phân tích ngữ liệu để HS rút ra các tri thức lí thuyết cần thiết.

Việc hình thành các tri thức cho HS theo phương pháp quy nạp, từ "trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" là cách làm phù hợp với sự phát triển tư duy của đại đa số HS phổ thông. Hơn nữa, cách tổ chức chiếm lĩnh tri thức theo con đường quy nạp sẽ giúp phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của người học.

1.3.2.5. Các đơn vị bài học cụ thể trong chương trình Làm văn nghị luận THPT

a. Chương trình lớp 10

STT Chương trình chuẩn STT Chương trình nâng cao

1 2 3 4

Lập dàn ý bài văn nghị luận Lập luận trong văn nghị luận Các thao tác nghị luận

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận 1 2 3 4 5 6

Luận điểm trong bài văn nghị luận

Đề văn nghị luận

Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch Thực hành về viết đoạn văn lập luận chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch

Trình bày một vấn đề

Luyện tập trình bày một vấn đề

b. Chương trình lớp 11

STT Chương trình chuẩn STT Chương trình nâng cao

1 2 3 4 5 6

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Thao tác lập luận phân tích Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận so sánh

Luyện tập thao tác lập luận so sánh Luyện tập vận dụng kết hợp các 1 2 3 4 5 Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội Thao tác lập luận phân tích

Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( về xã hội)

Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về tác phẩm thơ)

Luyện tập thao tác lập luận phân tích (về tác phẩm văn xuôi)

7 8 9 10 11 12 13

thao tác lập luận phân tích và so sánh

Thao tác lập luận bác bỏ

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Thao tác lập luận bình luận Luyện tập thao tác lập luận bình luận Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận Tóm tắt văn bản nghị luận Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Thao tác lập luận so sánh

Luyện tập về thao tác lập luận so sánh

Luyện tập kết hợp các thao tác Thao tác lập luận bác bỏ

Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Thao tác lập luận bình luận

Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Đọc văn nghị luận

Tóm tắt văn bản nghị luận

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học

Luyện nói: Thảo luận, tranh luận

c. Chương trình lớp 12

STT Chương trình chuẩn STT Chương trình nâng cao

1 2 3 4 5 6

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Phát biểu theo chủ đề Luyện tập vận dụng kết hợp các 1 2 3 4 5 6

Nghị luận xã hội và nghị luận văn học

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Nghị luận về một bài thơ

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Các kiểu kết cấu của bài nghị luận

7 8 9 10 11 12 13

phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Diễn đạt trong văn nghị luận Phát biểu tự do 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24

phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do

Luyện tập phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Lựa chọn và nêu luận điểm Sử dụng luận cứ

Mở bài

Luyện tập về cách tránh lỗi diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau

Thân bài Kết bài

Diễn đạt trong văn nghị luận Luyện tập về cách tránh một số lỗi logic

Hình thức trình bày bài văn Xây dựng đề cương diễn thuyết

Một phần của tài liệu Dạy làm văn nghị luận ở trường trung học phổ thông theo hướng tích cực hóa vai trò người học luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w