7. Cấu trúc luận văn
3.2. Thiết kế giáo án thể nghiệm
- Bài 1: Lập luận trong văn nghị luận (chương trình Ngữ văn 10) - Bài 2: Thao tác lập luận so sánh (chương trình Ngữ văn 11)
- Bài 3: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (chương trình Ngữ văn 12)
Bài 1: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (SGK Ngữ văn 10, tập 2, chương trình chuẩn)
1 tiết
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS.
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn lớp 10 - Tài liệu tham khảo
- Bảng phụ ghi ngữ liệu (đã được trình bày ở mục 2.1.2.3.a của luận văn này).
C. Phương thức tiến hành
- Nêu vấn đề - Hoạt động nhóm
- Gợi mở, phát vấn câu hỏi
D. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
? Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần tiến hành những công việc nào?
3. Bài mới
* Lời dẫn vào bài: Văn nghị luận là kiểu văn thiên về tư duy logic, thuyết phục người đọc (người nghe) bằng lập luận chặt chẽ, sáng rõ. Vậy, thế nào là lập luận và cách xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
niệm lập luận trong văn nghị luận
- GV đưa ngữ liệu trên bảng phụ (ngữ liệu đã được trình bày ở mục 2.1.2.3)
? Đoạn văn trên bàn về nội dung
gì? Câu nào là câu nêu ý khái quát toàn đoạn?
? Để đi đến kết luận đó, tác giả
sử dụng những lí lẽ và dẫn chứng nào?
HS suy nghĩ trả lời
? Đoạn văn trên được xem là
một lập luận. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là một lập luận?
GV: Văn nghị luận là kiểu văn thiên về tư duy logic, người viết (người nói) phải trình bày suy
nghị luận
1. Tìm hiểu ngữ liệu
- Đoạn văn bàn về chủ đề của văn bản văn học. Câu văn nêu ý khái quát: "Chủ đề của văn bản văn học còn bao hàm các lớp nghĩa khác gắn liền với tính chất thẩm mĩ, tư tưởng của văn bản".
- Để làm rõ lập luận này, tác giả đã sử dụng ba luận cứ, mỗi luận cứ nêu một lớp nghĩa cụ thể của chủ đề:
- Cảm hứng là niềm say mê thể hiện trong sự ngợi ca, yêu thương hay căm giận,... - Tính chất thẩm mĩ thể hiện ở cái đẹp, cái cao cả, cái bi hay cái hài,...
- Triết lí nhân sinh thể hiện ở quan niệm về cuộc đời, về con người,...
- Dẫn chứng lấy từ đoạn trích Chiến thắng
Mtao Mxây để minh họa chi tiết cho từng
luận cứ, tăng thêm sức thuyết phục. 2. Khái niệm
- Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới.
nghĩ, ý kiến của mình sao cho thuyết phục.Vì vậy, lập luận đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để xây dựng một luận điểm, chúng ta cầm xác định những vấn đề nào, điều đó sẽ được làm sáng tỏ trong mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng lập luận
? Các em đã học bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương. Hãy cho biết văn bản đó có những luận điểm nào?
HS trả lời
? Người viết đã triển khai luận
điểm 1 như thế nào?
HS dựa vào kiến thức về văn bản để trả lời câu hỏi
II. Cách xây dựng lập luận
1. Tìm hiểu ngữ liệu
* Bài Tựa "Trích diễm thi tập"
- Văn bản có hai luận điểm chính:
+ Luận điểm 1: Các nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam không được truyền lại đầy đủ.
+ Luận điểm 2: Công việc sưu tầm thơ ca - niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc.
- Tác giả Hoàng Đức Lương triển khai luận điểm 1 thành các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể:
+ Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca
+ Người có học, làm quan thì bận việc hoặc không quan tâm tới thơ văn.
+ Người yêu thích sưu tầm thơ văn lại không đủ năng lực, kiên trì.
+ Nhà nước chỉ khuyến khích in kinh Phật. + Sức phá hủy của thời gian đối với sách
? Ở chương trình THCS, em đã
được học những phương pháp lập luận nào? Hai ngữ liệu chúng ta tìm hiểu hôm nay sử dụng phương pháp lập luận nào?
? Như vậy, muốn xây dựng một
lập luận, người viết (nói) phải tiến hành những thao tác nào?
GV gọi HS đọc Ghi nhớ, trang 111
Hoạt động 3: Luyện tập khắc sâu kiến thức
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong SGK
? Tìm luận điểm của đoạn trích? ? Luận điểm đó được triển khai
như thế nào?
? Tác giả lập luận theo phương vở.
+ Chiến tranh, hỏa hoạn cũng góp phần thiêu hủy thơ văn.
- Phương pháp lập luận:
+ Ngữ liệu 1: Phương pháp diễn dịch
+ Bài Tựa "Trích diễm thi tập": Phương pháp tổng - phân - hợp
2. Cách xây dựng lập luận
- Xác định luận điểm chính xác, minh bạch. - Tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục. - Vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (SGK, tr.111)
- Luận điểm của lập luận: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất đa dạng, phong phú.
- Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp con người; khẳng định, đề cao con người,...
+ Các luận cứ thực tế khách quan: Liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
pháp nào?
GV cho HS hoạt động nhóm
* Nhóm 1: (Câu 2a) Viết một
đoạn văn theo phương pháp quy nạp từ một số câu văn gợi ý
* Nhóm 2: (Câu 2b) Viết một
đoạn văn theo phương pháp diễn dịch từ những câu văn gợi ý
* Nhóm 3: (Câu 3a) Tìm luận cứ
để làm sáng tỏ luận điểm.
* Nhóm 4: (Câu 3b) Đề xuất
luận cứ cho luận điểm.
phương pháp diễn dịch.
2. Bài tập 2
a) Cho các câu văn gợi ý sau, hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp quy nạp:
- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài mở đầu bằng mô típ "Thân em".
b) Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch từ các câu văn gợi ý sau:
- Cha ông ta có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
- Con người có thể tích lũy rất nhiều vốn sống, kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế.
- Gắn bó với thực tế là một con đường đúng đắn để đến với kho tàng tri thức của nhân loại.
3. Bài tập 3
a) Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm sau: Con người muốn thành công cần có tính kiên trì.
b) Từ luận điểm: Tình thương có vai trò to lớn trong cuộc sống chúng ta. Hãy đề xuất các luận cứ cần thiết.
- Các nhóm trao đổi, trình bày kết quả của nhóm
- Các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- HS nắm trọng tâm bài học: Khái niệm lập luận, cách xây dựng lập luận.
- Soạn bài mới: Chí khí anh hùng ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).
Bài 2: THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH (SGK Ngữ văn 11, tập 1, chương trình chuẩn)
1 tiết
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh.
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11
- Bảng phụ ghi ngữ liệu (hai ngữ liệu 1, 2 đã được nêu ở mục
2.1.2.1.b2 của luận văn này)
C. Phương thức tiến hành - Hoạt động nhóm - Phát vấn câu hỏi - Làm bài tập ứng dụng D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy trình bày mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích?
3. Bài mới
* Lời dẫn: Trong cuộc sống, con người thường sử dụng thao tác so
sánh để nhận ra sự tương đồng và khác biệt giữa các sự vật, hiện tượng. Khi viết văn nghị luận, người ta cũng dùng so sánh để làm vững chắc thêm luận điểm của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu mục
đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
GV đưa hai ngữ liệu trên bảng phụ
HS hoạt động nhóm
* Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ngữ liệu 1 * Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ngữ liệu 2
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu sau:
+ Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.
+ Điểm giống và khác nhau của hai đối tượng?
+ Mục đích so sánh của đoạn trích là gì?
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
1. Tìm hiểu ngữ liệu
a) Ngữ liệu 1: Đoạn văn trích Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi sao sáng trong văn
nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng.
- Tác giả so sánh hai đối tượng: Đại
cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Hai tác phẩm này đều viết về một dân tộc nhưng trong hai thời đại khác nhau, Đại cáo bình Ngô là khúc ca khải hoàn, còn Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc là bài ca của những người anh
hùng thất thế nhưng hiên ngang.
- Mục đích của so sánh: Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai tác phẩm.
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả
- Các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt ý
? Thế nào là thao tác lập luận so
sánh?
? Từ việc phân tích trên, theo em,
mục đích của thao tác lập luận so sánh là gì?
? Có mấy loại so sánh?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách so sánh
Nhớ Nam Cao và những bài học của ông của Nguyễn Đăng Mạnh.
- Tác giả so sánh ba hình tượng nhân vật: Chị Dậu, anh Pha và Chí Phèo. - Ba hình tượng này đều tiêu biểu cho hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nhưng hình tượng Chí Phèo được xem là tiêu biểu nhất. - Mục đích của so sánh: Làm nổi bật nét khác biệt của hình tượng chí Phèo. 2. Kết luận
a) Khái niệm
- Thao tác lập luận so sánh là một thao tác tư duy nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị cũng như đánh giá chính xác về chúng.
b) Mục đích, yêu cầu
- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. Việc so sánh có tác dụng làm nổi bật tính chất, đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng.
- Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
II. Cách so sánh * Tìm hiểu ngữ liệu
? Theo em, giữa các đối tượng
được đưa ra so sánh trong hai ngữ liệu trên có mối liên quan như thế nào?
? Tác giả dựa trên tiêu chí nào để
so sánh?
HS suy nghĩ trả lời.
? Sau khi so sánh, tác giả có rút
ra kết luận gì hay không?
? Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu
trên, hãy rút ra cách so sánh? HS trả lời GV nhận xét, bổ sung, kết luận. GV gọi HS đọc Ghi nhớ, tr.80. Hoạt động 3: Luyện tập khắc sâu kiến thức
? Trong đoạn trích, tác giả đã so
sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?
+ Ngữ liệu 1: Những tác phẩm văn học đặc sắc.
+ Ngữ liệu 2: Những hình tượng người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán.
- Tiêu chí để so sánh:
+ Ngữ liệu 1: Nôi dung phản ánh của hai tác phẩm.
+ Ngữ liệu 2: Nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng của các nhà văn. - Kết luận rút ra sau khi so sánh:
+ Ngữ liệu 1: Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời đại, nhưng một dân tộc. + Ngữ liệu 2: Chí Phèo là hiện thân đầy đủ những gì gọi là tủi nhục nhất của một người dân cùng ở một nước thuộc địa.
=> Cách so sánh:
- So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, một bình diện.
- So sánh phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh mới trở nên sâu sắc.
III. Luyện tập
1. Bài tập ở SGK, tr. 81
- Tác giả đã so sánh "Bắc" và "Nam" trên các phương diện:
? Từ sự so sánh đó, rút ra kết
luận gì?
- GV ra thêm bài tập, HS làm việc cá nhân
- GV gọi 2 HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, cho điểm + Lãnh thổ + Phong tục + Chính quyền - Kết luận: Khẳng định nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Đại Việt. => Thể hiện ý thức tự hào dân tộc. 2. Bài tập 2
Hãy viết một đoạn văn nghị luận so sánh bàn về vấn đề cho và nhận trong cuộc đời.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Học sinh nắm trọng tâm bài học: khái niệm, mục đích, yêu cầu và cách so sánh. Làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.
- Soạn bài mới: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
Bài 3: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ (SGK Ngữ văn 12, tập 1, chương trình chuẩn)
1 tiết
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận.
- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Bảng phụ ghi đề văn. C. Phương thức tiến hành - Hoạt động nhóm - Gợi mở, nêu vấn đề D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu các nội dung cần có của một bài văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống? 3. Bài mới
* Lời dẫn: Nghị luận văn học là một bộ phận quan trọng của kiểu
văn nghị luận. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý
GV đưa hai đề văn trên bảng phụ
HS hoạt động nhóm
* Nhóm 1, 3: Tìm hiểu đề và lập
dàn ý cho đề văn số 1.
- Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh ra
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý * Đề bài:
- Đề số 1: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh.
- Đề số 2: Phân tích khổ thơ đầu trong
bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
1. Đề số 1 a) Tìm hiểu đề
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Cảm hứng của bài thơ được gợi trên đường chuyển lao của Hồ chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo cuối thu năm 1942.
- Nội dung: