Định hƣớng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hồ lắk, (Trang 72)

7. Cấu trúc luận văn

3.1 Định hƣớng phát triển du lịch

3.1.1 Định hƣớng chung

Theo quyết định về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đã định hƣớng những nhiệm vụ chủ yếu khi quy hoạch.

- Đánh giá các tiềm năng, hệ thống tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch của huyện Lắk.

- Xác định vị trí mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc phát triển du lịch huyện Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

- Quy hoạch phát triển du lịch huyện Lắk đến 2020.

- Định hƣớng phát triển du lịch Lắk đến 2030.

- Đề xuất các dự án ƣu tiên làm cơ sở gọi vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nh m đầu tƣ khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng lợi thế phát triển du lịch của huyện Lắk nh m đáp ứng nhu cầu của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Dự báo tác động đến môi trƣờng từ hoạt động du lịch và đề ra một số giải pháp nh m giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng tự nhiên, trật tự và an toàn xã hội.

- Đề xuất các biện pháp tổ chức và các giải pháp thực hiện quy hoạch

Phát triển du lịch huyện Lắk, đồng bộ và vững chắc trên cơ sở phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất cho ngành du lịch nh m phát huy tiềm năng và lợi thế của huyện.

Phát triển du lịch gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc văn hóa dân

63

tộc; đồng thời phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các địa phƣơng trong khu vực tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt là mối quan hệ với các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Dƣơng, Tp Hồ Chí Minh.

Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là động lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, là một công cụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hóa,…cho du khách trong và ngoài nƣớc, đồng thời nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân địa phƣơng.

Khái thác có hiệu quả về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thƣơng hiệu mang tính đặc thù của địa phƣơng

Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa bảo vệ môi trƣờng sinh thái và phát triển bền vững.

Cơ cấu kinh tế hợp lý của huyện trong giai đoạn tới đƣợc xác định là Nông, lâm nghiệp công nghiệp TTCN- thƣơng mại dịch vụ - Du lịch. Đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nh m không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và phát triển toàn diện các lĩnh vực khác của xã hội. Gắn tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công b ng xã hội. Hiện tại cơ cấu GDP du lịch so với toàn khối thƣơng mại – dịch vụ là 2% hƣớng tới năm 2015 là 2,5% và đạt 3,5% vào năm 2020.

3.1.2 Định hƣớng cụ thể

Dựa trên những định hƣớng chung về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đề tài đƣa ra định hƣớng tổ chức không gian du lịch gắn với các sản phẩm du lịch đặc thù của từng khu vực

- Không gian du lịch trung tâm: Đóng vai trò điều phối mọi hoạt động của du

lịch toàn huyện bao gồm 3 vùng trung tâm thị trấn Liên Sơn, buôn Jun, buôn M‟Liêng và các khu vực phụ cận với các sản phẩm du lịch đăc thù nhƣ tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống, các khu vui chơi, tham quan, nghỉ dƣỡng.

64

- hông gian du lịch phía Tây: Bao gồm các xã Yang Mao, Bông Krang, Đăk

Phơi với các sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ nghiên cứu cảnh quan hệ sinh thái VQG Chƣ Yang Sin, tham dự các lễ hội, nghĩ dƣỡng…

- Không gian du lịch phía Bắc: Bao gồm các xã Nam Kar, Ea R‟Bin, Đăk Nuê

hƣớng phát triển của không gian này là mở rộng về phía Đông Bắc lên tới huyện Krông A Na vào giai đoạn 2015 – 2020. Sản phẩm du lịch đặc thù nhƣ tham quan nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, rừng Yang Tao.

Đầu tƣ phát triển các điểm du lịch nhƣ khu vui chơi giải trí - văn hoá trung tâm huyện. Phát triển làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống của dân tộc thiểu số tại chỗ tại các buôn Jrung xã Yang Tao, buôn Dliêng xã Đăk Liêng vừa cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du lịch vừa tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trƣng tham gia thực hiện công tác bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.

Khuyến khích phát triển hình thành trục DLST Nam Kar - buôn Tua Shar để sau năm 2015, có thể khai thác tuyến DLST và mở rộng DLST dã ngoại kết hợp nghiên cứu khoa học nghiên cứu vùng sinh thái phía Bắc của huyện.

Mở rộng mạng lƣới dịch vụ ở khu vực nông thôn nh m tạo thêm việc làm, góp phần tăng thu nhập và thu hút lao động.

Tập trung đầu tƣ phát triển các sản phẩm DLST - văn hoá - cảnh quan; xây dựng các làng văn hoá du lịch nh m bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại chỗ.

Phấn đấu thu hút khách du lịch đến 2015 đón khoảng trên 50 ngàn lƣợt khách nội địa và 6 ngàn lƣợt khách quốc tế. Năm 2020 đón khoảng 80 ngàn lƣợt khách nội địa và 8 ngàn lƣợt khách quốc tế. Đến năm 2030 thu hút khoảng 1,7 triệu lƣợt khách trong đó có 20 ngàn lƣợt khách quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2015 tổng doanh thu các ngành thƣơng mại, dịch vụ, du lịch đạt 200,106 tỷ đồng, chiếm 40,02% tỷ trọng kinh tế huyện; và tổng doanh thu đạt 100,889 tỷ đồng, chiếm 49,93%.

65

phƣơng cần phải nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong huyện và sự ủng hộ của các cấp.

Đồng thời phải xem xét lại hoàn cảnh, điều kiện, khả năng kinh tế của địa phƣơng, chú trọng vào việc huy động nguồn vốn, cần phải có chính sách thông thoáng hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ.

3.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển DLST

3.2.1 Chính sách đầu tƣ cho du lịch (Đầu tƣ về kính phí, cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ…) pháp công nghệ…)

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện đến năm 2012 - 2015, địa phƣơng cần có những giải pháp nhƣ sau:

 Giải pháp về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế

Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ có trọng tâm là cơ sở kích thích du lịch phát triển. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của huyện. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dƣới các hình thức khác nhau nhƣ: Thực hiện xây dựng chợ phục vụ mua sắm buôn bán, nâng cấp và mở rộng chợ trung tâm huyện và hệ thống chợ nông thôn. Từng bƣớc xây dựng và kiên cố hoá các trung tâm thƣơng mại, dịch vụ ở trung tâm huyện, các trung tâm cụm xã, tiểu vùng.

Chỉnh trang khu vực trung tâm thị trấn theo quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt đồng thời đầu tƣ hoàn chỉnh mạng lƣới cơ sở lƣu trú tại trung tâm thị trấn nhất là quanh hồ Lắk . Xây dựng các công trình giao thông nhƣ đƣờng nhựa đến tận thôn buôn thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân. Đồng thời đầu tƣ xây dựng hệ thống nhà nghỉ và các công trình phục vụ du lịch.

 Giáo dục và tuyên truyền DLST

Tuyên truyền, giáo dục các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu DLST hồ Lắk quan tâm hơn đến quy hoạch DLST và chú trọng sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt động của DLST, cho họ hƣởng quyền lợi từ khu

66

du lịch. Giáo dục về thiên nhiên cho khách tham quan làm cho họ ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng.

Đối với cộng đồng địa phƣơng cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ nhƣ tranh, ảnh, băng hình, chƣơng trình biểu diễn văn nghệ để tuyên truyền các hoạt động bảo tồn và phát triển các khu DLST.

 Ðầu tƣ phát triển bảo vệ môi trƣờng sinh thái và các khu vực DLST: Du lịch phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Song việc phát triển du lịch cũng nhƣ bất kỳ một ngành kinh tế nào khác đều có quan hệ đến tài nguyên và môi trƣờng theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Đối với môi trƣờng tài nguyên thiên nhiên, cần khắc phục những tác động tiêu cực nhƣ:

+ Tình trạng chất thải của khu du lịch, điểm du lịch. Biện pháp khắc phục là tổ chức thu gom, xử lý chất thải cho các khu du lịch, điểm du lịch.

+ Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trƣờng của các dự án, giảm thiểu môi trƣờng ô nhiễm.

+ Thƣờng xuyên tuyên truyền giáo dục về công tác bảo vệ môi trƣờng cho nhân dân trong vùng dự án, cho những ngƣời làm công tác du lịch và khách du lịch, điểm du lịch và động viên nhân dân địa phƣơng bản địa cùng tham gia làm công tác bảo vệ môi trƣờng.

 Đa dạng hóa sản phẩm:

Thực hiện đa dạng hoá về loại hình DLST, du lịch văn hoá. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục tâm lý nhàm chán của du khách vì đi đến đâu cũng thấy giống nhau về sản phẩm và dịch vụ phục vụ. Đồng thời cho du khách đi nhiều điểm mới thƣởng thức đƣợc hết các đặc thù của vùng mới có thể kéo dài thời gian lƣu lại của khách. Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, phải đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, nh m nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo, tăng tính cạnh tranh đa dạng hóa thị trƣờng khách, đảm bảo tính ổn định bền vững.

+ Chọn một số lễ hội truyền thống xây dựng thành sự kiện trong năm.

67

thống, đầu tƣ xây dựng các chƣơng trình du lịch văn hoá đặc thù.

+ Đầu tƣ bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.

+ Kết hợp với các địa phƣơng, đơn vị bạn để liên kết phát triển các chuyến du lịch ngắn và dài ngày.

 Phát triển nguồn nhân lực:

- Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực tại các trƣờng nghiệp vụ, cần khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại chỗ nh m nhanh chóng cung cấp nguồn lực cho địa phƣơng; chú trọng thu hút con em địa phƣơng đang học tập và làm việc tại các nơi khác trong lĩnh vực du lịch, tài nguyên môi trƣờng về công tác và cống hiến tại địa phƣơng.

- Đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng lao động làm du lịch, chú trọng lao động là con em đồng bào dân tộc tại chổ.

- Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thƣơng mại du lịch, tổ chức tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ở các địa phƣơng phát triển mạnh về du lịch.

 Về ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp đạt hiệu quả; tăng cƣờng tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nh m tranh thủ nguồn lực bên ngoài, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.

 Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc:

Xây dựng và ban hành các văn bản nh m tào cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn; quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của huyện.

3.2.2 Công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Trong những năm gần đây thị trƣờng du lịch đƣợc mở rộng, DLST cộng đồng đang đứng trƣớc những cơ hội phát triển trong xu thế du lịch Thế Giới chuyển dần qua khu vực Đông Á, Thái Bình Dƣơng, Đông Nam Á. Bên cạnh đó là xu

68

hƣớng yêu thích DLST nghỉ dƣỡng, trải nghiệm của du khách trong nƣớc cũng nhƣ khách nƣớc ngoài. Các VQG khu bảo tồn với sự đa dạng sinh học cao có tầm quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, ngƣời dân nồng hậu hiếu khách, với nét văn hóa mang tính đặc trƣng vùng miền hấp dẫn chính vì vậy mà công tác xúc tiến việc quảng bá du lịch hết sức quan trọng trong việc giới thiệu những tinh hoa, nét đặc sắc thú vị, điểm khác biệt của từng trung tâm, khu, điểm du lịch đối với du khách.

Công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch cần chọn thị trƣờng khách du lịch và nhà đầu tƣ để tăng cƣờng công tác quảng bá và xúc tiến kêu gọi đầu tƣ; tham gia xây dựng và đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lƣợng điểm đến và xây dựng sản phẩm du lịch mới. Đặc biệt, cần chú ý nâng cao hơn nữa chất lƣợng các ấn phẩm quảng bá xúc tiến, từ hình thức đến nội dung; quan tâm đến việc cung cấp tin bài hình ảnh, tuyến du lịch trên các trang web của huyện và của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Nội dung thông tin quảng cáo tiếp thị phải đầy đủ độc đáo mới mẻ.

+ Giới thiệu đầy đủ thông tin về vị trí địa lý, tài nguyên động thực vật, cảnh quan, tài nguyên nhân văn đặc trƣng, khác lạ của khu DLST hồ Lắk.

+ Giới thiệu các loại hình và hoạt động du lịch tại hồ Lắk. Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo.

+ Giới thiệu khu du lịch sinh thái hồ Lắk trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng, thông qua đài phát thanh, báo chí và internet…(cần nhanh chóng hoàn thiện website riêng của khu du lịch hồ Lắk).

+ Quảng bá, xúc tiến trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng từng bƣớc đƣợc đa đạng, từ việc in ấn các ấn phẩm nhƣ tập gấp, tờ rơi đến cẩm nang du lịch, cẩm nang ẩm thực, ảnh đẹp du lịch, đĩa VCD du lịch, bản đồ du lịch-kinh tế huyện Lắk…phải đƣợc chú ý triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là trên các bản tin du lịch định kỳ của kênh truyền hình địa phƣơng đã góp phần tăng cƣờng quảng bá hình ảnh điểm đến và hoạt động du lịch của huyện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ và khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

69

+ Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tham gia các hội thảo, hội chợ, hội nghị, tích cực đƣa hình ảnh về các hoạt động du lịch của huyện Lắk đến với các địa phƣơng khác trong nƣớc nhƣ: Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, TP. HCM, TP. Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hồ lắk, (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)