Tài nguyên tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hồ lắk, (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1 Tài nguyên tự nhiên

2.1.1.1 Địa hình

Địa hình của huyện phức tạp, khoảng 2/3 diện tích bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Trên địa bàn huyện Lắk có núi, cao nguyên, thung lũng và đầm hồ sông suối. Các ngọn núi cao nhƣ Chƣ Yang Sin (2405m), Chƣ Yang Lắk (1689m), Nam Kar. Dãy Chƣ Yang Sin cấu tạo từ đá Granit chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam là dãy núi có đỉnh cao nhất ở Nam Trƣờng Sơn. Ðịa hình huyện Lắk đƣợc phân chia thành những vùng có tính đặc thù riêng biệt, có thể nói r ng tồn tại song song hai kiểu địa hình chính:

- Kiểu địa hình núi cao chiếm phần lớn lãnh thổ của huyện với diện tích khoảng 92.000 ha, kiểu địa hình này đƣợc hình thành bởi dãy núi cao Chƣ Yang Sin bao bọc chạy dọc từ Ðông Bắc - Tây Nam, có độ cao trung bình 800-1000m, độ dốc trung bình từ 20-25o. Ðặc điểm của vùng này là sự che phủ của lớp thảm thực vật còn khá lớn, đặc biệt là sự che phủ của rừng. Ðây là địa bàn thích hợp cho sản xuất

28

lâm nghiệp.

- Kiểu địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc của huyện, đƣợc tạo thành bởi các vật chất phù sa trên núi và phù sa lƣu vực của các con sông lớn, địa hình thấp dần về phía Ðông Nam - Tây Bắc với độ dốc trung bình từ 3-80, độ cao trung bình từ 400-500m. Loại địa hình này thích hợp xây dựng những cánh đồng canh tác lúa nƣớc, bắp và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.[14]

Hình 1.4 Cảnh núi Chƣ Y ng Sin

(Nguồn: http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/du-khach/dia-danh-di- tich-thang-canh)

Ðặc điểm đa dạng phức tạp của địa hình đã tạo ra những cảnh quan phong phú, vừa mang đặc thù riêng vừa mang tính đan xen hoà nhập giữa các kiểu địa hình. Phần lớn đất đai của huyện n m ở dạng địa hình khó khăn, đây là một đặc điểm hạn chế cho việc mở mang phát triển nông lâm nghiệp cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội nhƣng có nhiều tiềm năng đặc biệt là du lịch. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là khai thác tài nguyên phù hợp với các dạng địa hình, cảnh quan khác nhau, nh m đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của môi trƣờng sinh thái.

2.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu của huyện Lắk mang tính nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu vào tháng tƣ hoặc tháng năm và chấm dứt vào tháng mƣời, mƣời một, gió Tây Nam

29

từ Ấn Ðộ Dƣơng thổi đến mang theo nhiều hơi nƣớc cho nên tuy mát mẻ nhƣng ẩm ƣớt. Mùa khô là thời gian 6 tháng còn lại trong năm. Mùa khô ở huyện Lắk không khí rất khô hanh, nhiệt độ trung bình 20,8oC. Ðặc điểm cơ bản của khí hậu huyện Lắk đƣợc thể hiện qua các yếu tố sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24-25oC; Nhiệt độ cao nhất là 38oC (tháng 3,4), nhiệt độ thấp nhất là 10oC (tháng12,1)

- Chế độ nắng: Đây là vùng có lƣợng ánh sáng dồi dào khoảng 213-266 ngày nắng trong năm.

- Chế độ mƣa ẩm: Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm khá lớn từ 1800-1900 mm. Vào mùa khô, lƣợng mƣa ít chỉ khoảng 4-5mm. Vào mùa mƣa, lƣợng mƣa lên tới 320mm.

- Ðộ ẩm không khí: độ ẩm bình quân hàng năm từ 80% đến 85%, đặc biệt mùa khô độ ẩm không khí rất thấp khoảng 70%.

- Chế độ gió: Hàng năm huyện Lắk gần nhƣ không có bão, tốc độ gió bình quân là 2,4-2,5 m/s.

- Lƣợng bốc hơi: Lƣợng bốc hơi bình quân vào mùa khô là 14,9 đến 16,2mm/ngày, mùa mƣa lƣợng bốc hơi thấp trung bình từ 1,5-1,7mm/ngày.

2.1.1.3 Nƣớc

Sông lớn nhất là sông Krông Na bắt nguồn từ dãy Chƣ Yang Sin và n m trong hệ thống các sông chảy về phía tây sông Mê Kông. Các suối lớn nhƣ Ðăk R‟heo, Ðăk Phơi, Ðăk Krông chảy qua địa bàn huyện Lắk, thông với sông Krông Ana. Trên các sông suối ấy có thể xây dựng thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các dân tộc trong vùng. Cùng với các sông suối có hồ Lắk rộng trên 600ha. Ðây là hồ nƣớc ngọt đẹp nhất và lớn nhất miền Nam và là một trong những hồ nƣớc ngọt rộng và đẹp ở Việt Nam.

2.1.1.4 Tài nguyên động thực vật

Theo thống kê đất đai tính đến nay toàn huyện có 78.430 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 62,4 % diện tích đất tự nhiên.

30

đó phải kể đến 3 khu rừng đặc dụng: - Khu bảo tồn thiên nhiên Chƣ Yang Sin. - Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.

- Khu rừng Lịch sử - Văn hoá - Môi trƣờng hồ Lắk.

Ba khu rừng đặc dụng rất phong phú, đa dạng về số lƣợng, chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, mang tính đa dạng sinh học, có giá trị và ý nghĩa rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học.

- Tài nguyên thực vật

Hệ thực vật rừng với đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu thuỷ văn của vùng đã hình thành nên những quần thể thực vật phong phú, đặc trƣng cho khí hậu nhiệt đới hơi ẩm mang tính chất cao nguyên và thung lũng chủ yếu thƣờng gặp các dạng sau:

+ Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới: kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở độ cao dƣới 600 m và trên 1000 m. Kiểu rừng này gồm các loại cây gỗ nhƣ Trín, giẻ, lành ngạnh, re, kháo, cày, trƣờng, trâm, thị đỏ, kháo nƣớc, song mây, sẹ, tràm lá đỏ, cẩm lai...

+ Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp: kiểu rừng này phân bố ở độ cao từ 700 - 1000 m, gồm các loại cây nhƣ cây lá kim - lá rộng đặc trƣng cho chế độ khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi thấp.

+ Rừng lồ ô: thƣờng mọc trên đồi, hoặc ở miền sƣờn núi dốc.

+ Rừng le, cây bụi: phân bổ ở các vùng đồi thấp, độ cao dƣới 500 m, là biểu hiện diễn thế đi xuống của kiểu rừng thƣờng xanh do khai thác gỗ, đốt rừng làm rẫy liên tục của con ngƣời.

+ Trảng cỏ, đầm lầy: tập trung ở ven khu vực hồ Lắk, các thung lũng ven các sông suối tại phía tây hồ Lắk và giáp với sông Krông Nô và Krông Ana.

Qua kết quả nghiên cứu thực địa huyện Có tới 264 loài có khả năng làm thuốc nhƣ: Nhân sâm, cỏ gừng, họ cúc, họ trúc đào... Loại có khả năng trồng làm cảnh chủ yếu là họ Phong lan nhƣ: Quế lan hƣơng, lan vẩy rồng, thuỷ tiên trắng, thuỷ tiên tím... Một số loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao họ nhƣ họ đậu, họ giẻ, họ long não, họ trâm, họ trám, họ thông hai lá...[7]

31

- Tài nguyên động vật

Ðộng vật rừng phong phú và đa dạng có hổ, voi, beo, gấu, khỉ, bò rừng. khu đặc dụng hồ Lắk đã có 61 loài trong 25 họ thuộc 10 bộ; có 17 loài lƣỡng cƣ và hơn 70 loại chim khác nhau. Ðiều đáng chú ý là có một số loại chim, thú trong 4 bộ thuộc 1 bộ ếch nhái; có 26 loài bò sát trong 10 họ thuộc 3 bộ; có 132 loài chim trong 42 bộ thuộc 16 bộ. Ngoài ra còn có hệ động vật dƣới nƣớc, sơ bộ mới phát hiện đƣợc 3 loài tôm, 2 loài cua, 3 loài ốc, 3 loài trai hến và 35 loài cá nƣớc ngọt... một số loài động vật quý hiếm đƣợc ghi trong cuốn sách đỏ Việt Nam.

- Về bò sát: ếch nhái Tắc kè, Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa, Cá sấu, Rắn cạp nong, Rắn hổ chúa, Rùa lƣng đen, Rùa đất...

- Về thú: Chồn dơi, Cu ly nhỏ, Khỉ đuôi lợn, Khỉ độc, Vọc vá chân đen, Sói đỏ, Gấu ngựa, Gấu chó, Rái cá vuốt bé, Chồn mực, Báo gấm, Hổ,Cheo cheo, Hƣơu vàng, Bò tót, Bò rừng, Sơn dƣơng, Tê tê. [15]

2.1.2 Tài nguyên nhân văn

Huyện Lắk cũng là nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của ngƣời M'Nông bản địa. Bên cạnh sự tồn tại của hồ là cả một kho tàng thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và nền dân ca, dân nhạc đậm chất Tây Nguyên. Khu DLST thái hồ Lắk không thua kém gì Buôn Đôn. Đàn voi nhà của huyện Lắk hiện có 15 con, tập trung ở các xã Đăk Liêng, Yang Tao phục vụ khách du lịch tham quan, thƣởng ngoạn phong cảnh.

2.1.2.1 Di tích lịch sử văn hó

+ Biệt Điện Bảo Đại

Cách trung tâm Buôn Ma Thuột 52km về hƣớng Đông Nam, trung tâm Du lịch Hồ Lắk và Resort Lak khoảng 200m, Biệt Điện Bảo Đại (ngƣời dân địa phƣơng xƣa kia còn gọi là Dinh Bảo Đại) n m trong quần thể di tích danh thắng Hồ Lắk tọa lạc trên ngọn đồi cao 70m so với mặt nƣớc hồ Lắk, 600m so với mặt nƣớc biển - nơi đây Vua Bảo Đại – Vua cuối cùng của triều đình Nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1951 để làm nơi dừng chân khi lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát, ngắm cảnh và săn bắt. Sau năm 1975, khu biệt thự này đã bị tàn phá hầu nhƣ hoàn toàn, chỉ còn lại

32

khung nhà và mới đƣợc phục dựng. Một vài căn phòng đƣợc trang hoàng theo cách bài trí thƣờng thấy ở các ngôi biệt điện khác của Bảo Đại, treo hình nhà vua và bà thứ phi Phi Ánh.

Hình 2.1 Biệt Điện Bảo Đại

(Nguồn: Tác giả)

Từ đỉnh đồi này có thể nhìn thấy đỉnh núi Chƣ Yang Sin ở xa và thị trấn Liên Sơn Nơi đây còn có những cây cổ thụ, đặc biệt là thân cây hoa sữa to mà Bảo Đại đã mang từ Hà Nội vào trồng thử nghiệm để sánh với bóng cây Kơnia huyền thoại trên Tây Nguyên đại ngàn. Xung quanh không gian Biệt Điện Bảo Đại là những gốc cây hoa sứ cổ thụ hay còn gọi là hoa đại mà vua Bảo Đại rất yêu thích.

+ Buôn cổ M’Liêng bên Hồ Lắk

Buôn M‟Liêng n m kề con sông Krông Ana và n m bên cạnh hồ Lắk gần với nơi cƣ trú của ngƣời Ê Đê, vì vậy không chỉ có quan hệ xóm giềng và những quan hệ này không tránh khỏi những tiếp xúc với nhau về văn hóa nhất là nơi cƣ trú của họ lại có đặc điểm tự nhiên tƣơng đối giống nhau. Chính vì vậy ở buôn M‟Liêng ngƣời ta nói một thứ ngôn ngữ nữa Ê Đê nữa M‟Nông, có nhiều nét văn hóa truyền thống tƣơng đồng. Chính sự tƣơng đồng này mà ngƣời M‟Nông ở đây có một đời sống văn hóa đa dạng và phong phú.

33

ngày nay vẫn đƣợc ngƣời M‟Nông duy trì khá nhiều đó là lễ cúng vào nhà mới, cúng bến nƣớc, cúng lúa mới...

Hình 2.2 Buôn M’Liêng

(Nguồn: Tác giả)

+ Buôn Jun

N m bên hồ Lắk trong xanh và thơ mộng, buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hoà của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho mình những bản sắc truyền thống đã đƣợc bảo tồn qua bao thế hệ. Ðến buôn Jun, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên, ngắm các thiếu nữ buôn làng bên khung dệt thổ cẩm. Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, buôn Jun vẫn bảo lƣu và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống, những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại. Nếp sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc buôn Jun mang một nét đặc trƣng riêng vốn đã đƣợc định hình từ hàng trăm năm trƣớc.

Về Buôn Jun vào mùa lễ hội, du khách sẽ đƣợc đắm mình trong không khí tƣng bừng náo nhiệt bởi âm vang cồng chiêng, của những lời ca điệu múa truyền thống đầy chất trữ tình và lãng mạn.

34

Hình 2.3 Tác giả làm việc tại Công Ty cổ phần Du Lịch Đ k l k, chi nhành Buôn Jun

(Nguồn: Mai Hương)

Buôn Jun Là điểm du lịch đầy ấn tƣợng với những ai muốn tìm hiểu, khám phá về nét đẹp văn hoá của buôn làng cổ truyền Tây Nguyên. Du khách nếu một lần đến với buôn Jun sẽ không thể nào quên đƣợc những nét rất riêng, rất đặc sắc của buôn làng núi rừng Tây Nguyên này.

2.1.2.2 Văn hó dân tộc

- Người M'Nông

Ngôn ngữ M'Nông và ngôn ngữ S‟tiêng đều thuộc ngữ hệ Môn - Khơ Me, cùng tộc hệ ngôn ngữ với các dân tộc nhƣ Mạ, Cơ Ho, Ba Na, Xơ-đăng v.v...

Ngƣời M'Nông là cƣ dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phƣơng thức phát rừng làm rẫy chiếm vị trí trọng yếu. Cây lƣơng thực chính của ngƣời M'Nông là lúa tẻ. Số lƣợng lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng đƣợc họ trồng thêm trên rẫy để làm lƣơng thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...

35

Công cụ làm rẫy của ngƣời M'Nông Gar, M'Nông Chil chủ yếu là: Chà gạc (Viêh), rìu (sùng), gậy chọc lỗ (Rmul), cuốc, Wăng Wít (dụng cụ làm cỏ) và cào.

Ngƣời M'Nông có nghề săn bắt và thuần dƣỡng voi rừng. Voi rừng săn đƣợc, đem về thuần dƣỡng biến thành vật nuôi trong gia đình và đƣợc dùng làm phƣơng tiện vận chuyển đƣờng rừng rất hữu hiệu. Ngày xƣa ngƣời M'nông còn dùng voi làm chiến tƣợng trong chiến tranh bộ lạc...

Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhƣ: Trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt ở ngƣời M'nông Gar, M'nông Chil chủ yếu là dùng vào các lễ hiến sinh trong các lễ.

Ngƣời M'Nông có cả nhà sàn và nhà trệt, ngôi nhà trệt của ngƣời M'Nông khá đặc biệt bởi chân mái thƣờng buông xuống gần đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm nhƣ tổ tò vò. Nhà của ngƣời M'Nông Gar, thƣờng có mái buông chùm gần sát mặt đất, có kiến trúc mái cửa vòm nhƣ cửa tò vò, trông rất đẹp mắt. Thông thƣờng, mỗi ngôi nhà của ngƣời M'Nông Gar, M'Nông Chil ở địa phƣơng là nơi cƣ trú của nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống về phía mẹ.

Ở ngƣời M'Nông Gar, M'Nông Chil, ngoài cách nấu cơm b ng những nồi đất nung, họ còn có thói quen ăn món cháo chua vào bữa trƣa. Khi đi làm rẫy, cháo chua thƣờng đƣợc đựng trong vỏ quả bầu khô mang theo... Thức ăn thông thƣờng của ngƣời M'Nông là muối ớt., cá khô, thịt thú ăn đƣợc và các loại rau rừng...

Rƣợu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với ngƣời M'Nông. Nam, nữ, trẻ, già đa phần đều cũng thích rƣợu cần và thuốc lá cuốn...

Xã hội truyền thống của ngƣời M'Nông còn bảo lƣu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Ngƣời phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cƣới, ngƣời con trai thƣờng ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những ngƣời con gái trong gia đình.

Văn hóa giữ rừng của đồng bào M’Nông

Từ ngàn đời nay, đối với đồng bào M‟Nông, rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài gỗ, củi và những vật liệu khác, rừng còn cung cấp thực phẩm cho đồng bào. Rừng bao bọc, che chở cho con ngƣời nhƣ vậy, nên đồng ào rất có ý thức bảo vệ rừng. Khi vào rừng săn bắn, hái lƣợm, đồng

36

bào cũng chỉ lấy những thứ cần thiết và không chặt cây nhỏ, hái những cây măng nhỏ, hay bắn những con thú còn bé… nên sản vật ở rừng lúc nào cũng có, không bị cạn kiệt. Đặc biệt, có một loại rừng mà đồng bào khai thác rất hạn chế và luôn đƣợc bảo vệ rất cẩn thận, đó là rừng thiêng ở các buôn làng

Rừng thiêng là những khoảnh rừng ở đầu bon hoặc xung quanh bon làng. Theo quan niệm của ngƣời M‟Nông thì rừng thiêng là nơi trú ngụ của các thần linh. Các vị thần đó đã che chở cho bon làng, giúp con ngƣời, súc vật luôn mạnh khỏe, mùa màng tƣơi tốt, bội thu. Tuy vậy, rừng thiêng cũng không phải là rừng cấm, vì tất cả mọi thành viên trong bon ai cũng có thể vào rừng để kiếm củi, hái rau, bẻ măng hay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái hồ lắk, (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)