Tiêu chuẩn về nội dung khoa học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiptle choice question) về phần kiến thức chương i, II, III, IV phần di truyền và biến dị, sinh học 9 THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 29 - 30)

k i: số câu hỏi của bài TN con i.

2.3.2.1. Tiêu chuẩn về nội dung khoa học

Các tác giả soạn thảo TNKQ dạng MCQ trong và ngoài nớc xác định tiêu chuẩn về nội dung khoa học của một bài TN nh sau [10,30]

- Tính giá trị: Đo lờng và đánh giá đợc đúng điều cần đo, cần đánh giá. - Tính khả thi: Nghĩa là có thể thực thi trong dạy và học ở trờng học. - Tính định lợng: Kết quả phải đo lờng đợc và đợc thể hiện bằng các số đo. - Tính lí giải: Phải giải thích đợc kết quả thu đợc bằng các nhận định. - Tính công bằng: Toàn bộ HS có cơ hội nh nhau để tiếp cận kiến thức đợc TN. - Tính kinh tế: Triển khai ít tốn kém nhất.

2.3.2.2. Tiêu chuẩn về mặt s phạm

Một số tác giả trong nớc [13, 27,30, 32] đa ra các tiêu chuẩn sau đây:

- Tính giáo dục: Bồi dỡng năng lực trí tuệ cho HS, gây đợc sự hào hứng trong học tập, tăng cờng khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá, tự nghiên cứu.

- Tính hệ thống, logic: Nội dung các câu hỏi phải nằm trong một hệ thống kiến thức nhất định, bao phủ đợc một lợng kiến thức đủ rộng trong mục tiêu KTĐG. Các câu MCQ phải đợc sắp xếp theo độ khó từ thấp đến cao.

- Tính đơn giản, dễ hiểu: Ngôn ngữ, thuật ngữ, khái niệm đợc trình bày phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, chỉ có một lối hiểu duy nhất đúng.

- Tính linh hoạt, mềm dẻo: Bài TN có thể gia công s phạm để dùng vào mục đích khác nhau trong quá trình dạy học.

- Tính vừa sức: Bài TN phải có sự phù hợp về mặt tâm sinh lí nh số lợng các câu hỏi MCQ, thời gian làm bài; phù hợp với trình độ nhận thức của đối t- ợng đợc KTĐG.

Theo chúng tôi, ngoài những tiêu chuẩn về mặt s phạm nh trên thì bài TN cần có tính thẩm mỹ: Các câu hỏi trong bài phải dợc trình bày rõ ràng, sạch sẽ, khoảng cách giữa hai câu hỏi phải rộng hơn khoảng cách các dòng trong cùng một câu. Mỗi câu MCQ chỉ nằm trong một trang giấy, không nằm ở hai trang khác nhau, điều này sẽ giúp HS rút ngắn thời gian nghiên cứu câu hỏi và không bị nhầm lẫn hay bỏ sót. Phần chữ của câu dẫn phải khác so với chữ của các ph- ơng án chọn giúp HS dễ phân biệt.

Để đánh giá kết quả học tập của một chơng, một phần hay một môn học, theo các tác giả trong và ngoài nớc, tỉ lệ câu hỏi về các loại kiến thức có thể nh sau: khoảng 45 - 65 % kiến thức nền tảng, cơ bản, 25 - 40 % kiến thức tổng hợp mức vừa phải, khoảng 10 - 15 % mức nâng cao để phân loại HS giỏi, xuất sắc [27, 39, 42]

2.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiptle choice question) về phần kiến thức chương i, II, III, IV phần di truyền và biến dị, sinh học 9 THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w