Phương pháp dùng axit và bazơ để khử tạp chất trong dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn bằng phương pháp chiết tách và hấp phụ (Trang 73 - 76)

Pha 5-10% axit H2SO4 đậm đặc (tỷ trọng 1,84; nồng độ 98%) vào dầu nhờn, rồi

khuấy thật mạnh và thật đều trong 1h. Sau đó để cho các chất bẩn lắng xuống (trong

khoảng 24h). Sau đó gạn lấy dầu sạch, đem đun nóng chừng 600C, một mặt khuấy đều,

một mặt đổ 5% dung dịch NaOH ( nồng độ dưới 50%) vào. Đun và khuấy đều nó trong 30 phút, sau đó để lắng trong khoảng 8-10h. Tiếp theo dùng nước sôi (1000C) hoặc nước

nóng (850C) để tẩy sạch bazơ. Sau khi tẩy xong (có thể dùng thuốc thử để xem đã hết bazơ chưa). Đun dầu lên khoảng 150- 1800C cho nước bay hơi rồi đem lọc sạch. Trước khi đem dùng cần kiểm tra lại độ nhớt của dầu. Ngoài ra trong quá trình khử tạp chất trên

người ta còn có thể dùng một vài chất hóa học như NaCO3, cacbon hoạt tính, cao lanh hoạt tính…để xúc tiến quá trình lắng cặn của dầu nhờn.

Người ta có thể dùng bazơ để tẩy trước độ axit trong dầu nhờn làm cho dầu có tính

kiềm, rồi cuối cùng mới dùng axit để khử bazơ, nhưng nói chung đều phải tẩy thật sạch axit và bazơ cũng như tẩy thật sạch nước trong dầu nhờn. Trước khi dùng dầu nhờn bao

giờ cũng phải kiểm nghiệm lại độ nhớt. Nhận xét:

Dùng axit H2SO4 mục đích là để nó tác dụng với các tạp chất thành những muối hóa

học có tỷ trọng lớn, những chất này lắng xuống hình thành một lớp dầu bùn. Nhưng thực

ra axit H2SO4 cũng không khử hết tạp chất được nhất là những loại tạp chất oxit. Hơn nữa

dùng axit khử tạp chất lại làm cho độ axit trong dầu nhờn tăng lên. Vì vậy sau khi đã khử

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 54

Dầu nhờn

Pha, khuấy mạnh, t: 1h

Lắng, t: 1h

Lọc

Đun, khuấy đều, T0C: 600C t: 30 phút

Lắng, t: 8-10h

Tẩy

Đun, T0C : 150-1800C

Lọc

Dầu tái sinh

5-10% axit H2SO4 98% 5% NaOH dưới 50% Nước nóng 85- 1000C Hơi nước

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 55

Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp axit và bazơ

 Những điều lưu ý khi dùng phương pháp axit và bazơ:

Muốn được dầu nhờn tái sinh có đầy đủ những tính chất cần thiết, tốt nhất nên tiến

hành xử lý dầu nhờn bằng axit H2SO4 với điều kiện nhiệt độ thấp. Vì nhiệt độ cao sẽ làm

tăng thêm độ hòa tan của cặn bẩn trong dầu nhờn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dầu

nhờn. Nhưng trái lại khi nhiệt độ thấp độ dính của dầu nhờn tăng lên làm cho cặn bẩn khó

lắng xuống. Nhiệt độ của dầu nhờn sau khi pha axit H2SO4 nên từ 20-300C là thích hợp

nhất.

Nồng độ axit H2SO4 cũng rất quan trọng, nếu nồng độ axit H2SO4 thấp thì chỉ khử được chất hóa hợp hydrocacbua không bão hòa, khử được ít asphan và nhựa cho nên dùng axit H2SO4 nồng độ 96% là thích hợp.

Nếu lượng axit H2SO4 dùng không đủ, thành phần có hại trong dầu không khử được

hết, trái lại lượng axit H2SO4 dùng quá nhiều cũng không có lợi vì chẳng những nó khử được chất có hại mà còn khử luôn cả những chất có lợi trong dầu nhờn nữa. Cho nên tùy

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 56

theo từng loại dầu bẩn nhiều hay ít mà quyết định sử dụng lượng axit H2SO4 cho thích hợp.

Sau khi cho axit vào dầu nhờn cần khuấy đều và cần phải có thời gian để dầu nhờn

tiếp xúc với axit được tốt. Nếu thời gian để quá dài một bộ phận cặn bẩn sẽ hòa tan trong dầu, nếu thời gian để quá ngắn cặn bẩn sẽ lắng xuống không hết.

Sau khi đã xử lý dầu nhờn bằng axit H2SO4 trong dầu nhờn sẽ tồn tại axit đối với máy

vô cùng bất lợi vì nó sẽ phá hủy máy, cho nên sau đó phải trung hòa axit còn lại trong

dầu.

Muốn biết trong dầu còn lẫn axit hay không ta phải dùng chất chỉ thị methyl orange (methyl da cam) thử bằng cách: Lấy một ống thủy tinh cho nước cất vào rồi đổ dầu vào (dầu nên cho nhiều hơn nước một chút), lắc mạnh trong 3 phút. Sau đó đổ dầu ở trên đi, nước bên dưới còn lại, nước bên dưới còn lại nhỏ vài giọt chất chỉ thị màu vào, nếu nước đó là màu da cam thì hiển thị rằng axit đã hết, nếu nước biến thành màu hồng thì biểu thị

axit còn tồn tại phải tiến hành trung hòa một lần nữa.

Muốn khử axit trong dầu, cần phải xử lý bằng dung dich kiềm. Khi dùng kiềm nên cẩn thận để tránh sự nhũ hóa (biến thành những giọt dầu có màu trắng như sữa do dầu kết

hợp chặt chẽ với phân tử nước) trong dầu nhờn. Đó là hiện tượng cực kỳ bất lợi. Để tránh

hiện tượng đó ta dùng kiềm yếu và nhiệt độ của dầu tương đối cao. Khi cho kiềm vào dầu

cần phải khuấy đều và để thời gian cho phản ứng trung hòa.

Dùng nước để khử bazơ thừa sau khi trung hòa, muốn biết trong dầu còn bazơ không

ta dùng chất chỉ thị màu phenolphthalein thử bằng cách: Lấy một ống thủy tinh cho nước

cất vào rồi đổ dầu sau khi tẩy bazơ vào (dầu nên cho nhiều hơn nước một chút), lắc mạnh trong 3 phút. Sau đó đổ dầu ở trên đi, nhỏ vài giọt phenolphthalein vào, nếu nước không

có màu thì biểu thị không còn bazơ, nếu nước biến thành màu hồng thì biểu thị còn bazơ,

phải tẩy bằng nước tiếp tục cho hết bazơ mới thôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn bằng phương pháp chiết tách và hấp phụ (Trang 73 - 76)