Hệ thống sản xuất dầu nhờn chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn bằng phương pháp chiết tách và hấp phụ (Trang 39 - 41)

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 20

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 21

Từ sơ đồ trên ta thấy chưng cất chân không là quá trình đầu tiên của hệ thống sản xuất

dầu nhờn, việc phân chia phân đoạn có triệt để hay không đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của các quá trình cơ bản sản xuất dầu nhờn.

Cặn Gudron (có nhiệt độ sôi 4800C hay 5000C) là phần cặn của quá trình chưng cất

chân không, qua quá trình khử asphanten (phổ biến nhất là dùng propan lỏng) ta thu được phân đoạn dầu nhờn cặn. Tất cả các phân đoạn dầu nhờn qua phân chia ở quá trình chưng

cất chân không: Phân đoạn dầu nhờn nhẹ ( 3000C -4000C), phân đoạn dầu nhờn trung

bình (400-4500C), phân đoạn dầu nhờn nặng (450-5000C) và phân đoạn dầu nhờn cặn

(>5000C) đều phải qua quá trình trích ly (hay làm sạch) bằng dung môi chọn lọc. Tiếp

theo là quá trình kết tinh (hay khử) parafin để giảm nhiệt độ đông đặc của dầu nhờn và cuối cùng là làm sạch lần cuối dầu nhờn bằng cách hấp thụ trên đất sét để tách các chất

nhựa còn lại, tách hết các chất dung môi có lẫn từ quá trình trên xuống và tách hết các

hợp chất axit. Về sau người ta thay thế quá trình này bằng phương pháp hydro hóa. Kiểm

nghiệm cho thấy chất lượng dầu nhờn tốt hơn như giảm được độ cốc, làm mầu dầu sáng hơn, giảm hàm lượng lưu huỳnh trong sản phẩm, chỉ số độ nhớt tăng lên được 1-2 đơn vị,

nhiệt độ đông đặc tăng lên 1-30C. Ngoài ra giá thành sản phẩm cũng rẻ hơn và hiệu suất

sản phẩm cao hơn. Kết thúc hệ thống là giai đoạn pha trộn các cấu tử dầu nhờn và các phụ

gia có chức năng khác nhau với các tỷ lệ khác nhau nhằm đáp ứng với nhu cầu từng loại

dầu nhờn cho từng mục đích sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tái sinh dầu nhờn bằng phương pháp chiết tách và hấp phụ (Trang 39 - 41)