Để đáp ứng yêu cầu bôi trơn nhiều loại máy móc khác nhau, các chất bôi trơn cần
phải không những có một phổ rộng về các thuộc tính vật lí và hóa học, mà còn phải trải
qua các phép thử tính năng. Nhóm thử nghiệm đóng vai trò quan trọng, giúp cho việc sản
Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Công nghệ kĩ thuật hóa học Khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm 10
a. Tính chống mài mòn và chịu áp cao
Một trong những tính năng chính của dầu bôi trơn là giảm độ mài mòn cơ học của các
bộ phận máy tiếp xúc cọ sát vào nhau. Khả năng này liên quan đến sức chịu tải của dầu bôi trơn, nó ngăn cách các chi tiết máy cọ sát vào nhau, nên giảm được mài mòn và tránh hiện tượng kẹt máy. Mặt khác, sức chịu tải liên quan đến khả năng bôi trơn và có thể coi
là áp suất hay tải trọng mà chất bôi trơn có thể chịu được trong những điều kiện đã cho mà không làm hỏng các chi tiết máy.
Thuộc tính chống mài mòn của dầu bôi trơn được thử nghiệm bằng máy bốn bi theo
ASTM D1472, tính chịu áp theo ASTM D1783
b. Độ ăn mòn tấm đồng
Nhiều loại dầu nhờn tiếp xúc với đồng hoặc hợp kim đồng trong suốt thời gian làm việc của chúng. Vì vậy điều cần thiết là sản phẩm dầu đó phải không được ăn mòn đồng.
Ăn mòn đồng được xác định theo ASTM D130 ở những nhiệt độ khác nhau trên 1000C và trong khoảng thời gian khác nhau, tùy thuộc vào từng loại dầu sao cho thích hợp với điều kiện làm việc của dầu đó.
c. Độ tạo bọt
Bọt được tạo thành do dầu bị khuấy trộn cơ học và không khí đã đi vào dòng chảy của
dầu. Bọt có thể dẫn đến hỏng hóc các hệ thống cơ học. Ngoài ra, bọt trong dầu sẽ làm giảm hiệu suất bôi trơn của dầu ( bôi trơn không đều). Nếu bọt hình thành một lượng lớn,
bọt sẽ tràn ra ngoài bình chứa dầu
Độ tạo bọt được xác định theo ASTM D892. Kết quả này không tương ứng nếu dầu lẫn
các chất khác như: hơi nước, các cặn gỉ rất mịn vì các chất đó có khả năng tạo bọt cho
dầu.