0
Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Những vấn đề chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1 Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ, HIỆU SUẤT PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM “LÀM ĐÚNG VIỆC CHO DÙ CHƯA PHẢI BẰNG CÁCH TỐT NHẤT VẪN HƠN LÀ LÀM KHÔNG ĐÚNG VIỆC CHO DÙ BẰNG CÁCH TỐT NHẤT” (Trang 29 -33 )

1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Khái niệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953. Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm này là chủ đề gây tranh luận giữa hai trường phái quản trị: đại diện và đa bên.

Một số người xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi). Một số người khác hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lịng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Archie. B Carroll, 1979), v.v..

Theo Hội đồng thương mại thế giới định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết trong ứng xử một cách hợp đạo lý và đĩng gĩp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của của cộng đồng địa phương và của tồn xã hội nĩi chung”.

Ngân hàng Thế giới thì cho rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đĩ là sự cam kết của doanh nghiệp đĩng gĩp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thơng qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương cơng bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng….theo cách cĩ lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.

Ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân cho rằng: “CSR là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.

2. Các khía cạnh của CSR.

a. Khía cạnh nhân văn.

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ cơi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đĩ là

đúng nhưng hồn tồn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một cơng ty.

Một doanh nghiệp phải dự đốn được và đo lường được những tác động về xã hội và mơi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cịn là cam kết của doanh nghiệp đĩng gĩp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nĩi chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính tốn được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nĩ. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nĩ...

b. Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hĩa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá cĩ thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư

Là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ cơng nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hố và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội

Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo cơng ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên mơn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng mơi trường lao động an tồn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hố và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp cịn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an tồn sản phẩm, định giá, thơng tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh.

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hố thành các nghĩa vụ pháp lý

c. Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ mơi trường, thúc đẩy sự cơng bằng và an tồn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

(1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ mơi trường (4) An tồn và bình đẳng

(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Thơng qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức khơng thể tồn tại lâu dài nếu họ khơng thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình

d. Khía cạnh đạo đức

Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng khơng được quy định trong hệ thống luật pháp, khơng được thể chế hĩa thành luật.

Khía cạnh này liên quan tới những gì các cơng ty quyết định là đúng, cơng bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nĩ chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng khơng được viết thành luật.

Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thơng qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của cơng ty. Thơng qua các cơng bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong cơng ty và với các bên hữu quan.

3. Giá trị đích thực của CSR

- Động lực khai sáng (Enlighten Self-Interest): CSR là một hệ thống tạo nên sự đồng nhất về mặt đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, tâm điểm gắn kết giá trị doanh nghiệp vào giá trị đạo đức xã hội. Hệ thống này bao gồm:

 Chuẩn mực đạo đức (Code of conduct)  Qui tắc hành xử (Behavior Principals)  Tinh thần nhân viên (Employee moral)

 Danh tiếng của cơng ty trong xã hội (Company reputation within sosical context)

- Lợi ích đầu tư xã hội (Social investment): Qũy phúc lợi hay hoạt động hỗ trợ xây dụng cơ sở hạ tầng vật chất hay tinh thần cho xã hội. Hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hoạt động đầu tư xã hội này cũng nên gắn liền với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhằm mang lại lợi ích đầu tư cho doanh nghiệp

- Hành xử minh bạch và tạo niềm tin (Transparency and building trust): Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cởi mở, kinh doanh hợp pháp, minh bạch thơng tin và tạo dựng niềm tin về doanh nghiệp và các thương hiệu của doanh nghiệp trong xã hội

- Phát triển theo mong đợi của xã hội (Meet increased Public expectations): Khơng chỉ làm trịn trách nhiệm của doanh nghiệp về thuế và tạo cơng ăn việc làm mà cịn phải hỗ trợ và bảo vệ mơi trường kinh doanh, thúc đây sự phát triển của xã hội và cộng đồng

4. Tầm quan trọng của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệpa. Giảm chi phí và tăng năng suất a. Giảm chi phí và tăng năng suất

Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp cĩ thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, xưởng may 1 – Tổng cơng ty may Sơng Hồng nhờ lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện (thiết bị giảm sự phát thải của khí cacbon) đã tiết kiệm được 30% chi phí tiêu thụ điện hàng tháng, đơng thời thiết bị cịn giữ cho nhiệt độ của bĩng đèn luơn ổn định nên tuổi thọ của bĩng đèn cũng tăng lên, giảm chi phí bảo trì hệ thống điện.

Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, mơi trường lao động sạch sẽ và an tồn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều gĩp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

b. Tăng doanh thu

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương cĩ thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đĩ tăng doanh thu.

Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đồn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% cơng suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bị từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, cơng ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nơng dân tăng sản lượng sữa bị. Chương trình này bao gồm đào tạo nơng dân cách chăn nuơi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bị đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho cơng ty hoạt động hết cơng suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đồn.

c. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của cơng ty

CSR cĩ thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Ví dụ: cơng ty Unilever khơng chỉ nổi tiếng với sản phẩm chất lượng mà cịn nổi tiếng là DN cĩ trách nhiệm đối với xã hội, thơng qua các chương trình : “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, “Lifeboy phịng chống bệnh phong”,…

d. Thu hút nguồn lao động giỏi

Những doanh nghiệp tạo mơi trường làm việc chuyên nghiệp, trả lương thỏa đáng và cơng bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và mơi trường làm việc sạch sẽ cĩ khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

Grupo M, một cơng ty dệt cỡ lớn ở Cộng hồ Domenica, đã tổ chức đưa đĩn cơng nhân, cĩ trung tâm y tế chăm sĩc sức khoẻ cho cơng nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo cơng nhân và trả lương gấp đơi mức lương tối thiểu do quốc gia này qui định. Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của cơng ty, khơng lo lắng nhiều về những chi phí này mà cho rằng đĩ là khoản đầu tư sáng suốt. Ơng nĩi "tất cả những gì chúng tơi dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho cơng ty - đĩ là hiệu quả cơng việc, chất lượng sản phẩm, lịng trung thành và sự sáng tạo."

Một phần của tài liệu PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ, HIỆU SUẤT PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM “LÀM ĐÚNG VIỆC CHO DÙ CHƯA PHẢI BẰNG CÁCH TỐT NHẤT VẪN HƠN LÀ LÀM KHÔNG ĐÚNG VIỆC CHO DÙ BẰNG CÁCH TỐT NHẤT” (Trang 29 -33 )

×