2. ảnh hởng của Nho giáo, Phật giáo đối với đời sống kinh tế xã hội Nhật Bản.
2.2. ảnh hởng của Phật giáo đối với đời sống kinh tế xã hội Nhật Bản.
Nếu t tởng Nho giáo là nhân tố dẫn tới cuộc cải cách Taika, từ đó tác động đến kinh tế thông qua việc làm biến đổi tính chất của sở hữu ruộng đất và các quan niệm về kinh tế thì Phật giáo lại tác động đến lĩnh vực này dới những góc độ khác nhau. Du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ VI, Phật giáo nhanh chóng tạo dựng đợc sức mạnh, trở thành một thế lực phong kiến lớn. Những chính sách của chính quyền đối với Phật giáo là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thế lực kinh tế của tôn giáo này.
Ngay từ khi truyền vào Nhật Bản, xuất phát từ ý đồ chính trị, nhà nớc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của Phật giáo. Theo đó, hàng loạt các chùa lớn nhỏ đã đợc xây dựng và cùng với nó, nhà nớc đã ban hành chính sách cấp ruộng đất miễn thuế cho các chùa chiền Phật giáo. Điều này đã biến các tăng lữ Phật giáo trở thành những chủ đất và đơng nhiên họ trở thành một thế lực phong kiến không khác gì quý tộc, quan lại của triều đình.
Trong thời kỳ Nara, khi Phật giáo gần tiến đến địa vị Quốc giáo thì uy thế kinh tế của nó ngày càng tăng. Năm 684, để thể hiện sự ủng hộ đối với Phật giáo, triều đình đã ra sắc lệnh quy định về việc xây dựng điện thờ Phật trong dinh thự
của các tỉnh. Ngoài ra để các chùa có thể hoạt động đợc thì "Mỗi chùa đợc thu tô của 50 hộ và đợc cấp 60 mẫu ruộng miễn thuế" [82,143]. Vậy là các chùa chẳng những đợc cấp ruộng miễn thuế mà còn đợc "phong hộ" để thu tô. Chùa thực sự trở thành một thế lực phong kiến. Chính sách của nhà nớc với Phật giáo dẫn đến một hiện tợng là các chủ điền trang đợc miễn thuế chủ yếu là các chùa Phật giáo. Trong suốt thế kỷ VIII, cùng với sự phát triển của Phật giáo, số lợng ruộng đất của chùa chiền cũng tiếp tục tăng nhanh. Không thoả mãn với số lợng đất đã có, các chùa còn tìm đủ mọi cách mở rộng diện tích đất đai để thu lợi. Lợi dụng tình hình sa sút của nông dân, các chùa cũng đứng ra nhận ruộng uỷ thác của các hộ này và biến nó trở thành ruộng t hữu của chùa.
Cuối thế kỷ VIII, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chính quyền thi hành chính sách khuyến khích khai hoang. Lợi dụng cơ hội này, các quý tộc, quan lại cùng với các chùa chiền đã thi nhau cớp đoạt ruộng đất công của nhà nớc thông qua việc khai man ruộng đất đã đợc ban cấp thành ruộng đất khai hoang. Bằng thủ đoạn này, năm 749 ngôi đền thờ Phật lớn nhất nớc là Todaiji đợc phép có trên 12.000 acres đất vỡ hoang [19,137] (1 acres = 500m2). Cuối thời Nara, do nắm trong tay nhiều ruộng đất mà thế lực Phật giáo lớn mạnh đến mức lấn át cả Hoàng gia và trở thành mối đe doạ đối với quyền lực của triều đình.
Sang thời Heian, trên khắp cả nớc chùa chiền bung ra và tràn ngập, đồng thời hiện tợng núp dới danh nghĩa chùa chiền để trốn thuế ngày càng tăng. Tình hình đó buộc triều đình phải có những phản ứng để bảo vệ ruộng đất công đang bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, do Phật giáo đợc xem là quốc giáo nên trong thực tế thời Heian, đền chùa vẫn đợc xây dựng khắp vùng kinh đô và xung quanh. Đồng nghĩa với sự phát triển của các chùa chiền Phật giáo là sự mở rộng đất đai thuộc quyền sở hữu của nó và tất nhiên ruộng đất của nhà nớc ngày càng giảm sút. Quá trình này kéo dài tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về tài chính của chính quyền trung ơng và là một nguyên nhân quan trọng đa đến sự thất bại của chính sách ban điền cũng nh sự sụp đổ của bộ máy nhà nớc đợc xây trên cơ sở kinh tế ấy. Rõ ràng, sự u đãi của chính quyền đối với giới tăng lữ Phật giáo trong trờng hợp này đã trở thành một thảm hoạ cho chính quyền.
Ngoài ra, việc xây dựng các chùa chiền Phật giáo cũng ảnh hởng không nhỏ đến ngân khố của quốc gia. Để xây dựng đợc các chùa ở khắp nơi, nhà nớc phải huy động rất nhiều nhân công, thợ kỹ thuật cùng với một khối lợng vật liệu khổng lồ và tiến hành công việc xây dựng trong nhiều năm, nhất là những công trình có quy mô lớn. Số lợng hàng trăm đền chùa cùng các tợng đợc xây dựng ở Nhật Bản chỉ trong một hời gian ngắn đủ thấy nhà nớc đã phải tốn hao tiền của nh thế nào vào việc này.
Một khía cạnh khác hết sức đặc biệt có lẽ chỉ thấy ở Phật giáo Nhật Bản, đó là việc các nhà chùa cũng tham gia vào việc buôn bán. Điều này đã xảy ra ở Nhật Bản, nhất là trong thời Muromachi. Vào thời điểm lúc bấy giờ, sau khi nối lại mối quan hệ với Trung Quốc thì việc buôn bán với nhà Minh đợc phía Nhật Bản đẩy mạnh. Điều kỳ cục là các Thiền s lại là những ngời nắm bắt mọi công việc trong tay "từ việc quản lý các cơ sở kinh doanh đến việc gửi và công nhận hàng" [23,96]. Họ không những là cố vấn của các tớng quân trên lĩnh vực tinh thần mà chính họ còn là ngời thảo ra các bức th để gửi cho nhà Minh và giám sát quan hệ trao đổi thơng mại với Trung Quốc.
Trong thời Muromachi, các tàu buôn của Nhật thờng mang tên hay danh nghĩa của một đền thờ lớn nào đó và đền thờ này đợc hởng một phần số tiền lãi kiếm đợc. Những mặt hàng đem từ Nhật Bản đi bán thờng là đồng, quạt, đồ sơn mài và một số kiếm, kích. Nhật Bản cũng nhập từ Trung Quốc tiền đồng, sắt, hàng dệt, hàng thêu, tranh, sách, thuốc. Việc buôn bán với Trung Quốc theo đánh giá là rất có lãi vì giá thờng đắt gấp 4 - 5 lần, thậm chí 10 lần giá bán trong nớc. Công cuộc kinh doanh béo bở này đã thúc đẩy sự phát triển của một số hải cảng lúc này đã trở nên quan trọng đối với nền nội thơng Nhật Bản (ví dụ nh cảng Sakai thuộc tu viện Kufukuji).
Ngoài ra, trong thời kỳ Muromachi còn có một hiện tợng khá đặc biệt là các đền chùa, tu viện trở thành tổ chức bảo trợ cho các hội buôn. Ngời ta thấy "ở Kyoto những ngời buôn quần áo vải bông đều là dân trong vùng Gion, còn những ngời nấu rợu thì thuộc về đền Kitano " [23,99]. Thậm chí, để bảo vệ cho khách…
hàng, nhiều lần các tu sĩ có vũ trang đã xông vào tận kinh đô. Các tổ chức Phật giáo cùng với các đại danh, các viên đại diện, các nhà cầm đầu quân sự thi nhau… thiết lập các hàng rào hải quan và do đó lại có thêm một nguồn thu nhập thông qua thuế quan đánh vào hành khách và hàng quá cảnh. Sự bóp nặn của nhà nớc và nhà chùa đã gây ra sự bất mãn của thơng nhân, nông dân, và không ít lần nông dân đã nổi dậy tấn công các tu viện, đập phá các hàng rào chắn đờng và buộc chính quyền phải nhợng bộ (giảm thuế, xoá nợ ).…
Tóm lại: với sự u đãi của chính quyền, Phật giáo đã trở thành một thế lực phong kiến. Các nhà chùa cũng tiến hành phát canh thu tô, bóc lột nông dân, thậm chí còn tham gia vào việc buôn bán kiếm lời. Hoạt động kinh tế của các chùa chiền Phật giáo đã có ảnh hởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của đất nớc. Thông qua thế lực kinh tế, Phật giáo cũng có tác động không nhỏ đến đời sống chính trị, văn hoá xã hội và trở thành một nhân tố hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản.