Ảnh hởng của Nho giáo đối với đời sống kinh tế xã hội Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xã hội nhật bản dưới ảnh hưởng của nho, phật trung quốc thời phong kiến (Trang 48 - 51)

2. ảnh hởng của Nho giáo, Phật giáo đối với đời sống kinh tế xã hội Nhật Bản.

2.1 ảnh hởng của Nho giáo đối với đời sống kinh tế xã hội Nhật Bản

Cải cách Taika thế kỷ VII không những thể hiện ảnh hởng sâu sắc của t t- ởng Nho giáo đến việc thiết lập bộ máy nhà nớc ở Nhật Bản mà thông qua những chính sách về ruộng đất, t tởng Nho giáo cũng tác động không nhỏ, làm thay đổi tính chất của chế độ sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế đất nớc này.

Nếu nh t tởng Nho giáo ủng hộ cho một trật tự xã hội trong đó quyền hành tối cao nằm trong tay Thiên hoàng thì đồng thời nó cũng xác định một nguyên tắc: Thiên hoàng là ngời có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Điều này là một tất yếu đối với xã hội phong kiến tập quyền mà kinh tế nông nghiệp là nền tảng. T tởng Nho giáo Trung Quốc luôn đề cao nguyên tắc "Không có ruộng đất nào không phải của vua". Do đó, việc ban hành những chính sách nhằm xác lập quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc về ngời đứng đầu nhà nớc là một nguyên tắc bắt buộc đối với các thiết chế chính trị chịu ảnh hởng của Nho giáo và Phật giáo cũng không phải là một ngoại lệ. Thậm chí trong những thế kỷ VII – VIII ngời Nhật đã tỏ ra rất say sa với mô hình thiết chế chính trị của Trung Quốc và không ngần ngại áp dụng gần nh nguyên xi chế độ ruộng đất và thuế khoá cực kì phức tạp của họ với mong muốn tạo ra một bản sao thu nhỏ của nhà Đờng đang hng thịnh.

Trớc khi cải cách Taika đợc tiến hành, nhìn chung Nhật Bản còn đang trong tình trạng hết sức lạc hậu cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hoá, xã hội. Thiên hoàng lúc này tuy có quyền lực nhng không phải là tuyệt đối và ruộng đất- cơ sở kinh tế chủ yếu của xã hội nằm trong tay các hào tộc có thế lực. Bởi vậy để có thể thống nhất đất nớc, tập trung quyền hành vào tay mình thì đòi hỏi Thiên hoàng phải xoá bỏ đợc quyền sở hữu ruộng đất của các hào tộc. Xuất phát từ ý đồ chính trị đó cũng nh thực tiễn nớc Nhật thế kỉ VII, cuộc cải cách Taika đã đợc tiến hành với nhiều nội dung, trong đó ngoài việc xoá bỏ chế độ bộ dân thì cuộc cải cách này phải giải quyết một vấn đề hết sức hệ trọng là ban hành chính sách ruộng đất mới- chính sách ban điền.

Trớc hết cuộc cải cách đã tiến hành bãi bỏ chế độ t hữu ruộng đất và chuyển tất cả đất canh tác nông nghiệp thành đất công của nhà nớc dới quyền sở hữu tối cao của Thiên hoàng. Tiếp đó, chính sách ban điền cũng đợc thực hiện, trong đó quy định cụ thể số lợng ruộng đợc nhận cũng nh mức tô thuế phải nộp đối với nông dân cũng nh ruộng đất u đãi đối với quý tộc, quan lại trong triều. Cụ thể việc chia ruộng đợc thực hiện nh sau:

Nông dân từ 6 tuổi trở lên đều đợc cấp ruộng khẩu phần. Việc mua bán, lấn chiếm ruộng đất bị nghiêm cấm. Đất nhà ở và đất vờn đợc công nhận là sở hữu t nhân và có thể truyền cho con cháu. Những ngời đợc cấp ruộng đất không có quyền rời khỏi mảnh ruộng đợc chia và phải thực hiện nghĩa vụ tô (thuế ruộng), dung (phu dịch), điệu (thuế nộp bằng sản phẩm) đối với nhà nớc.

Bên cạnh việc thực hiện chính sách chia ruộng đất đối với nông dân, để xây dựng cơ sở xã hội cho nhà nớc, chính quyền cũng tiến hành ban cấp ruộng đất cho các quý tộc cao cấp và các dòng họ có thế lực ở triều đình. Ngoài ruộng đất đợc ban, tầng lớp quý tộc phong kiến còn đợc "phong hộ" nh một hình thức trả lơng. Ngời đợc phong hộ có quyền thu một nửa số thuế lơng thực của nông dân trong vùng cùng với sản phẩm thủ công và lao dịch .

Chính sách ban điền đợc thực hiện đã có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế- xã hội Nhật Bản, nó làm xáo trộn các quan hệ vốn có giữa các thị tộc và các tầng lớp trong xã hội. Bằng việc chia ruộng đất cho nông dân, chính quyền không

những đem lại ruộng đất cho ngời sản xuất trực tiếp mà còn buộc chặt họ vào ruộng đất và biến họ thành những thần dân đóng thuế cho nhà nớc. Về mặt lý thuyết, chính sách ban điền đã xác định quyền sở hữu nhà nớc về ruộng đất và những tàn d của xã hội cũng bị xoá bỏ đến tận gốc. Chính sách ban cấp ruộng đất và phong hộ cho quý tộc quan lại đã biến những ngời này trở thành giai cấp địa chủ có điều kiện tiến hành phát canh thu tô đối với nông dân. Những tác động sâu sắc kể trên của cải cách Taika đã đa đến sự xác lập chế độ phong kiến ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ VII.

Dới ảnh hởng của quan niệm Nho giáo, cải cách Taika (mà quan trọng nhất là chính sách ban điền) đã đợc thực hiện trong thời gian đầu lý thuyết về chế độ ruộng đất cũng nh thiết kế chính trị mà Nho giáo xây dựng. Tuy nhiên, thực tế lịch sử Nhật Bản đã cho thấy chính sách ruộng đất trong cải cách Taika chỉ có hiệu quả ở kinh đô và một số vùng lân cận và chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Còn ở những nơi mà triều đình khó với tới thì ngay từ đầu chính sách này tỏ ra không có hiệu quả. Trong các thế kỷ IX - X sở hữu ruộng đất t ngày càng phát triển, lấn át sở hữu ruộng đất của nhà nớc. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang viên phong kiến đã đẩy hệ thống ban điền từ cải cách Taika đến chỗ tan rã. Thất bại của việc thực hiện chế độ ruộng đất mới cũng đã kéo theo sự sụp đổ của thiết chế chính trị xây dựng trên nền tảng của chế độ kinh tế ấy.

Trong khi chế độ sở hữu ruộng đất học tập từ mô hình Trung Quốc nhanh chóng bị biến dạng rồi sụp đổ, thì những quan niệm Nho giáo về vai trò của nông nghiệp và vị trí của nông dân trong xã hội vẫn tiếp tục có ảnh hởng mạnh mẽ và lâu dài ở Nhật Bản. Nhìn chung vị trí, vai trò của nông nghiệp và nông dân ở Nhật đợc thể hiện trong trật tự: sĩ - nông - công - thơng giống nh Trung Quốc. Song, điểm khác nổi bật ở đây: sĩ là võ sĩ chứ không phải là các Nho sĩ. Nh vậy, trong hệ thống thang bậc xã hội thì nông dân có vị trí khá cao (thứ 2) trên giai cấp công, thơng. Điều này chứng tỏ: trong suốt thời kỳ phong kiến, nông nghiệp luôn đợc xem là nghành kinh tế cơ bản nhất của xã hôi Nhật Bản. Thời kì Edo đợc coi là thời kì phát triển cao nhất của chế độ phong kiến thì chính quyền Tokugawa "vẫn rất chú trọng đến vấn đề ruộng đất và vẫn coi kinh tế nông nghiệp là nghành kinh

tế quan trọng nhất" [7,167]. Ruộng đất vẫn đợc Edo sử dụng để ràng buộc các lãnh chúa phong kiến và lấy đó làm cơ sở để thực hiện quyền lực của mình.

Mặc dù t tởng trọng nông, ức thơng của Nho giáo có kìm hãm sự phát triển của kinh tế công thơng, nhng cùng với thời gian, với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, kinh tế thủ công và thơng nghiệp cũng dần tách ra khỏi nông nghiệp và trở thành nền kinh tế độc lập vào cuối thế kỷ XVII. Sự phát triển của các thành thị và kinh tế công thơng thời Edo đã từng bứôc làm đảo lộn trật tự xã hội nông nghiệp truyền thống. Sự xuất hiện của các nhân tố kinh tế mới đã tạo ra những biến chuyển trong cơ cấu kinh tế và quan hệ xã hội trong thời Mạc phủ Tokugawa. T t- ởng kinh tế Nho giáo bảo thủ và lạc hậu đã bị tấn công mạnh mẽ bởi những lực l- ợng ,những quan điểm kinh tế mới và đây là cơ sở quan trọng để Nhật Bản chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội sau này - một cuộc cách mạng đã đa Nhật Bản sang thời kỳ lịch sử mới - thời cận đại

Một phần của tài liệu Xã hội nhật bản dưới ảnh hưởng của nho, phật trung quốc thời phong kiến (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w