Ảnh hởng của Nho giáo đối với đời sống chính trị xã hội Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Xã hội nhật bản dưới ảnh hưởng của nho, phật trung quốc thời phong kiến (Trang 38 - 44)

thời phong kiến

1. ảnh hởng của Nho giáo, Phật giáo đối với đời sống chính trị -xã hội Nhật Bản.

1.1.ảnh hởng của Nho giáo đối với đời sống chính trị - xã hội Nhật Bản. Bản.

Sự du nhập và phát triển của Nho giáo vào Nhật Bản đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong đời sống chính trị của quốc gia này. Ngay từ những thế kỷ VI – VII, Nho giáo đã đợc giới lãnh đạo Nhật Bản sử dụng để xây dựng một thiết chế chính trị tập trung thống nhất thay thế cho hình thức liên minh lỏng lẻo giữa các thị tộc trớc đây. Hệ thống những quan điểm của Nho giáo về một trật tự xã hội tỏ ra phù hợp với nhu cầu của giới lãnh đạo Nhật Bản lúc đó. Trớc khi tìm hiểu ảnh hởng của Nho giáo tới đời sống chính trị Nhật Bản, thiết nghĩ chúng ta cũng cần điểm qua một vài nét về mối quan hệ giữa Nho giáo với thiết chế chính trị – xã hội ở Trung Quốc thời phong kiến.

Có thể nói, Nho giáo là ý thức hệ luôn bênh vực và bảo vệ chế độ phong kiến. Là một học thuyết chính trị, nó chủ trơng thống nhất tập trung quyền hành vào tay Thiên tử, bảo vệ Thiên mệnh, bảo vệ chính thống, thực tế là bảo vệ vơng triều, cho nên kể cả trong tình hình nhà nớc coi trọng tam giáo thì "chức năng tổ chức trông nom chính quyền cũng là phần của Nho giáo" [ 5, 87]. Hán Cao Tổ sau khi lên ngôi đã tỏ ý khinh Nho, không dùng Nho, nhng sau đó trớc cảnh võ tớng tranh công làm hỗn loạn cả triều đình, phải nhờ lễ nhạc triều nghi của Thúc Tôn Thông mới đa đợc họ vào trật tự, vẻ uy nghiêm của ngôi vua đợc xác lập, từ đó mới tôn Nho, dùng Nho. Đến thời Vũ Hán Đế, Nho giáo đợc độc tôn và trở thành hệ t tởng chính thống của giai cấp cầm quyền.

T tởng Nho giáo cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng xã hội rối loạn là do: "Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con" và coi một trong những nguồn gốc làm cho xã hội rối loạn chính là sự rối loạn từ trong gia đình. Nho giáo mong ớc một xã hội ổn định, thái bình, đại đồng, mọi ngời đều sống trong hoà mục, thân ái. Xã hội lý tởng theo quan niệm của Nho giáo còn là một xã hội ở đó có vua thánh, tôi hiền, mọi cái đều là của chung và mọi ngời đều đợc chăm sóc. Do đó, các nhà Nho đều cho rằng, muốn cho xã hội có trật tự, kỷ c- ơng thì trớc hết và cơ bản là gia đình phải có trật tự, kỷ cơng. Bởi vậy, việc giáo dục, giáo hoá mọi ngời trong xã hội theo những nguyên lý đạo đức Chính danh, Tam cơng, Ngũ thờng rất đợc chú trọng. Đó chính là biện pháp căn bản nhất để duy trì trật tự, kỷ cơng trong gia đình- tiền đề và điều kiện đảm bảo trật tự, kỷ c- ơng, ổn định xã hội. Song những chủ trơng ấy không phải là nhằm đem lại một gia đình mà trong đó mọi ngời đều bình đẳng hoàn toàn. Trong gia đình ấy, ngời cha luôn có uy quyền cao nhất và gia đình ấy đợc xem là gia đình có kỷ cơng, có trật tự, có giáo dục. Ra đến ngoài xã hội thì quyền gia trởng tuyệt đối của ngời cha trong gia đình trở thành quyền tối cao của Thiên tử với toàn xã hội. Nh vậy, rốt cuộc Nho giáo chủ trơng duy trì một trật tự xã hội có đẳng cấp, duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị tuyệt đối của ông vua, cố định hoá trật tự và cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến. Rõ ràng cái xã hội lý tởng theo quan niệm của Nho giáo là một xã hội mà đứng đầu nhà nớc là Vua (Thiên Tử) và Thiên Tử là ngời có quyền cao nhất, dới Thiên tử là vua ch hầu, dới vua ch hầu là quan đại phu, dới quan đại phu là thần dân trong thiên hạ. Cái xã hội đó phải luôn đặt trong trật tự có lợi cho giai cấp thống trị và vì vậy, kẻ nào phá hoại cái trật tự đó sẽ bị Thiên tử trừng phạt.

Nhận thức đợc tình hình thực tế của Nhật Bản ở đầu thế kỷ VII, hơn nữa thấy rằng t tởng Nho giáo (Hán nho) về một trật tự xã hội ổn định là phù hợp với yêu cầu đặt ra của đất nớc, Thái tử Shotoku đã từng bớc áp dụng t tởng Nho giáo để xây dựng một bộ máy chính quyền trung ơng tập quyền thống nhất ở Nhật Bản. Năm 603, Thái tử Shotoku đã đặt ra chế độ phẩm hàm 12 cấp và lấy tên 6 đức của Nho giáo để đặt, mỗi đức đợc phân biệt bằng mũ áo với những màu sắc khác nhau.

Bao gồm: Đại Đức, Tiểu Đức,Đại Nhân, Tiểu Nhân, Đại Lễ, Tiểu Lễ, Đại Tín, Tiểu Tín, Đại Nghĩa, Tiểu Nghĩa, Đại Trí , Tiểu Trí.

Việc làm này của Thái tử Shotoku đợc xem là sự thể hiện ảnh hởng của t t- ởng Nho giáo đầu tiên về măt chính trị ở Nhật Bản. Đây là đòn tấn công đầu tiên vào chế độ tập tớc (cha truyền con nối) đang rất thịnh hành ở Nhật Bản lúc đó. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng việc ban hành 12 cấp bậc quan lại của Thái tử Shotoku mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết chứ cha hẳn đợc thực hiện rộng rãi trong xã hội Nhật Bản. Mặc dù vậy, điều này cũng thể hiện sự ảnh hởng bớc đầu của t t- ởng Nho giáo tới quan niệm về một trật tự xã hội khác hẳn với cấu trúc xã hội Nhật Bản trớc đó.

Đến năm 604, Thái tử Shotoku lại đích thân khởi soạn Hiến pháp 17 điều. Nội dung của nó phản ánh đậm nét ảnh hởng của t tởng Phật giáo và Nho giáo, trong đó t tởng Nho giáo thẫm đẫm và chiếm phần lớn nội dung. Hiến pháp 17 điều trớc hết là những điều giáo huấn các quan lại về đạo lý trị nớc, song nó thể hiện một cách sâu sắc t tởng về quốc gia, về chính trị của Thái tử Shotoku. Ngay ở điều thứ nhất, quan niệm về sự hài hoà trong xã hội đã đợc đề cập "trong nớc lấy chữ Hoà làm nền tảng trong đạo c xử để tạo nên sức mạnh chung". Tiếp đó, t tởng về một trật tự xã hội của Nho giáo đợc thể hiện rất rõ: "ra đến ngoài nớc phải tuân lệnh đấng quân vơng (tức Thiên hoàng), ở trong nhà phải thuận mệnh Phụ – Mẫu, không trái ý hàng xóm, mọi ngời giải quyết bằng tơng thoả" [31,118]

Hiến pháp 17 điều của Thái tử Shotoku đợc ban hành đã thể hiện rõ t tởng trung quân và ý đồ tăng cờng việc thiết lập nhà nớc trung ơng tập quyền. Thông qua hiến pháp này, Thái tử đã dùng chế độ quan lại để xây dựng chính quyền trung ơng, để thực hiện chế độ chính trị và tăng cờng uy quyền của triều đình và dựa trên tinh thần Phật giáo để xây dựng một quốc gia lý tởng [16,151]. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên những công việc mà Shotoku tiến hành mới chỉ đặt nền móng cho những cải cách sau này chứ trong thực tế nó cha

có nhiều thành tựu. ảnh hởng của Nho giáo chỉ thực sự có tác động sâu rộng đến Nhật Bản sau cải cách Taika năm 646.

Tháng 1 năm 646, sau khi lật đổ dòng họ Soga, Thiên hoàng Côtôc ban chiếu cải cách – lịch sử Nhật Bản gọi đây là cải cách Taika. Nội dung căn bản của cải cách Taika là xây dựng một thiết chế chính trị quân chủ trung ơng tập quyền từ trung ơng đến địa phơng, trong đó quyền tối cao thuộc về Thiên hoàng. Xoá bỏ quyền sở hữu đất đai của các dòng họ, thị tộc và khẳng định quyền sở hữu tối cao về ruộng đất nằm trong tay Thiên hoàng; thực hiện chế độ đăng ký hộ tịch và ban hành chính sách thuế đồng nhất trên toàn quốc. Đến năm 702, bộ luật Taihôriô (Đại bảo luật lệnh) đợc ban hành và cải cách Taika coi nh hoàn thành. Theo quy định của luật này, một bộ máy nhà nớc trung ơng tập quyền đợc xây dựng. Thiết chế Nhà nớc này phản ánh rõ ảnh hởng của t tởng Nho giáo từ Trung Quốc cũng nh việc học tập mô hình tổ chức bộ máy nhà nớc của nhà Đờng ở Trung Quốc.

ở Trung ơng: Thiên hoàng trở thành ngời có quyền lực cao nhất, đợc thần thánh hoá và coi nh một vị thần sống. Guồng máy ở cấp trung ơng bao gồm 8 bộ: Bộ trung ơng, Bộ lễ, Bộ lại, Bộ hộ, Bộ binh, Bộ hình, Bộ ngân khố, Bộ hoàng cung. Bao trùm lên hoạt động của 8 bộ đó là Thái chính quan điều hành chung và Thần kỳ quan tổ chức việc tế lễ Thần đạo. Nh vậy, tuy học theo mô hình nhà Đờng, nh- ng Nhật Bản có nét khác (thêm bộ Hoàng cung và Bộ trung ơng) và một điểm khác biệt nữa là quyền lực to lớn của Thần kỳ quan, điều này cho thấy vai trò to lớn của Shinto ở Nhật Bản.

ở địa phơng: Cả nớc đợc chia thành 66 tỉnh đợc gọi là Kuni (tiểu quốc), dới tỉnh là quận, dới quận là làng. Toàn bộ quan lại trong hệ thống chính quyền trên đây đợc đặt dới sự điều hành trực tiếp của triều đình do Thiên hoàng đứng đầu. Những ngời đảm đơng chức vị từ cấp tỉnh trở lên do triều đình bổ nhiệm, còn những ngừơi cấp dới thì đợc chọn trong số các thủ lĩnh, hào tộc địa phơng [7,48].

Có thể nói, dới ảnh hởng của t tởng Nho giáo Trung Hoa, Nhật Bản đã xây dựng đợc một số bộ máy hành chính hoàn chỉnh theo kiểu nhà nớc chuyên chế trung ơng tập quyền. Lần đầu tiên xã hội đợc quản lý bằng luật lệ thông qua một số tổ chức đợc điều hành từ trung ơng đến địa phơng. Thiết chế chính trị Trung Quốc đã thay thế cho kiểu nhà nớc liên minh của các thị tộc lỏng lẻo trớc đây và Nhật Bản sau cải cách Taika đã bớc vào một thời đại mới - thời đại phong kiến. Tuy nhiên, một điều nằm ngoài dự kiến của các nhà cải cách là mô hình chính trị này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Đến cuối thế kỉ IX, chính quyền ở cấp tỉnh và huyện của Nhật đều nằm trong tình trạng rối loạn, mục nát. Bộ máy chính quyền do các nhà cải cách Taika sắp đặp tỏ ra bất lực và uy tín của chính phủ trung ơng giảm sút nghiêm trọng. Sự thiết lập của chế độ Mạc phủ Kamakura đã đánh dấu chấm hết cho mô hình nhà nớc tập quyền ở Nhật Bản bắt chớc theo kiểu nhà Đờng (Trung Quốc). ảnh hởng của t tởng Nho giáo ở góc độ thiết chế chính trị cũng coi nh chấm dứt khi Mạc phủ lên cầm quyền. Với việc xây dựng một bộ máy quản lý hữu hiệu, các cơ quan của Mạc phủ mới đợc thành lập đã thay thế hoàn toàn chức năng của chính quyền Thiên hoàng trớc đây. Mặc dù chính quyền của Thiên hoàng vẫn tồn tại nhng chỉ là hữu danh vô thực. Đây là một hình thái hai chính quyền song song tồn tại hết sức đặc biệt trong lịch sử chỉ có ở một vài nớc.

Trong thời Mạc phủ cầm quyền , t tởng Nho giáo tiếp tục có nhiều ảnh h- ởng và đợc sử dụng làm hệ t tởng chính thống của xã hội nhằm duy trì vĩnh viễn một trật tự xã hội đẳng cấp dới sự chỉ huy của Tớng quân và tầng lớp võ sĩ. Đồng thời, Nho giáo cũng đợc chính quyền lợi dụng triệt để để xây dụng một thứ đạo đức cho tầng lớp võ sĩ – cơ sở xã hội của chính quyền Mạc phủ Tokugawa.

Sau một thời kỳ dài chiến tranh, sang thời Tokugawa, hoà bình đợc lập lại. Đối với Tớng quân, chính phủ của ông ta và cả số đông các nhà quý tộc đều muốn đợc yên bình để phát triển thái ấp của mình. Thể chế chính quyền Mạc phủ cần phải đợc ủng hộ và bảo đảm bởi một hình thái đạo lý nào đó. Trớc yêu cầu ấy, ngời ta đã lựa chọn hệ thống triết học Nho giáo nói chung và học thuyết Chu Hi nói riêng. Học thuyết Chu Hi nhấn mạnh đến lòng trung thành và nó là sợi chỉ

đỏ xuyên suốt toàn bộ học thuyết này. Việc thành lập các trờng học giảng dạy về Tống nho cũng nh sử dụng những học giả Nho giáo chính là thể hiện sự ủng hộ của chính quyền Mạc phủ đối với học thuyết Chu Hi vì mục đích chính trị của nó .

Để ổn định chính trị, chính quyền Tokugawa dựa trên quan niệm xã hội của Nho giáo, chia xã hội thành 4 giai cấp (Sĩ, nông, công, thơng). Sĩ tức là võ sĩ (Samurai) chiếm 6-10% dân số, có quyền chém tại chỗ thờng dân nào vô lễ. Nông dân chiếm khoảng 80% dân số, tuy đợc coi trọng hơn công, thơng nhng thực tế lại có số phận hẩm hiu hơn cả.Thợ thủ công và thơng nhân chiếm 6-7% dân số, có địa vị thấp trong xã hội , nhng lại nắm trong tay thế lực kinh tế. Theo thời gian, sự lớn mạnh về kinh tế của công, thơng đã dần đa tới sự đảo lộn trật tự giai cấp ở Nhật Bản cuối thời Mạc phủ.

Cả một thời kì dài, Tống Nho đợc sử dụng để duy trì trật tự xã hội đẳng cấp đã làm cho ngời dân Nhật thấm nhuần nhiều mẫu luân lý và đạo đức của triết học Trung Hoa. Tống Nho dần trở thành một sức mạnh lý tởng, đạo đức lớn nhất tại nhật Bản và là cội nguồn chính yếu của những phép tắc luân lý bất thành văn của giai cấp Samurai, xuất hiện trong bối cảnh liên tục có các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến. Chủ thuyết trung thành với chủ đợc chính quyền Mạc phủ ra sức nhồi nhét vào đầu giai cấp võ sĩ và có thể nói, Mạc phủ đã thành công khi đa đợc các nghĩa vụ phục vụ lên đỉnh điểm của bậc thang đạo đức đến nỗi "lòng hiểu đễ con cái đối với cha mẹ một thời là tuyệt đối của đạo đức nay biến thành chỉ còn là một dạng của lòng trung thành đối với chủ hoặc ngời ban ân" [23,233].

Hơn 2 thế kỉ , dới con mắt canh chừng và trong bàn tay vững chắc của chính quyền Edo, nền hoà bình của Nhật Bản đã đợc duy trì thông qua những biện pháp cứng rắn. Dấu ấn của những chính sách mà Mạc phủ Tokugawa đã thực thi ở Nhật Bản hết sức rõ nét. Một dân tộc mạnh mẽ và mạo hiểm của thế kỉ XVI đã trở thành một dân tộc hiền lành, hoàn toàn chờ đợi sự chỉ đạo của ngời cai trị và tuân theo không một chút thắc mắc mọi mệnh lệnh từ trên xuống ở thế kỷ XIX… Những chính sách ấy đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế và xã hội Nhật Bản. Do

đó , khi phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh trong nớc và trớc áp lực của t bản phơng Tây cuối thế kỷ XIX , chính quyền Tokugawa đã thể hiện sự lúng túng và bất lực của nó .

Một điều đáng nói là: Nếu nh Tống Nho đã từng là công cụ hữu hiệu để chính quyền Mạc phủ Tokugawa duy trì một trật tự xã hội đẳng cấp và việc học tập những nội dung của Tống Nho là bắt buộc trong các trờng học Nhật Bản thì cũng chính thông qua việc nghiên cứu ấy, ngời ta ngày càng đi đến một nhận thức mà chắc chắn một ngời đa mu túc trí nh Tokugawa Ieyasu cũng không nghĩ đến rằng: Thiên hoàng ở Tokyo mới là đối tợng cao nhất của chữ "trung" mà thần dân Nhật Bản phải tôn thờ. Trong khi đó, những công trình biên soạn sử ngày càng gợi lại lịch sử của một thời kì xa xa khi Thiên hoàng chứ không phải Shogun đã trị vì đất nớc Nhật Bản [25,70]. Việc gạt bỏ Mạc Phủ và trả lại quyền lực cho Thiên hoàng, đồng thời tiến hành những biện pháp cải cách đã đặt ra cấp thiết vào cuối thế kỷ XIX. T tởng "trung quân" của Nho giáo đã từng tạo điều kiện để Shogun cai trị thần dân một cách dễ dàng thì nay biến thành thứ vũ khí quay lại

Một phần của tài liệu Xã hội nhật bản dưới ảnh hưởng của nho, phật trung quốc thời phong kiến (Trang 38 - 44)