Đó là thủ pháp sử dụng những mệnh đề trái ngược với thực tế, những chân lý sẵn có trong cuộc sống. Tác giả lại đưa ra cái giả thiết ngược lại. Thực chất là thủ pháp này “cài bẫy” độc giả khiến, khiến độc giả thấy thích thú bởi sự trái khoáy sau đó dần vỡ lẽ ra cái điều mà tác giả chủ tâm muốn đề cập đến. Đây là thủ pháp được Lê Thị Liên Hoan sử dụng khá thành công. Tác giả dẫn dắt người đọc theo một hướng khác hoàn toàn không ai dự đoán trước được. Cách gài bẫy này thường có tác dụng gây được tiếng cười sảng khoái và tạo được sự tò mò của công chúng, cuốn hút theo giai điệu của cuộc hỏi đáp cho đến khi nhân vật chốt hạ câu cuối cùng.
Như khi “Phỏng vấn một con mèo”, mệnh đề đầu tiên tác giả tuyên ngôn đều làm độc giải phải giật mình vì thấy lạ đời là “Mèo rất yêu chuột”:
PV: Thưa anh, với tư cách là một con mèo, anh phát biểu gì về chuột? Mèo: Chuột, đó là bạn thân thiết của tôi, nếu không muốn nói rằng thân thiết nhất.
PV: Ơ kìa, nghe nhầm không? Cả thế giới đều biết mèo ăn thịt chuột
mà?
Mèo: Đúng vậy.
Mèo: Tại sao không? Thử hỏi nếu chẳng có chuột thì tôi sống bằng gì? (…)
Mèo: Tôi hoàn toàn có một ý thức sâu xa: phải vừa bắt chuột, nhưng lại không bao giờ bắt hết để bảo vệ nguồn sống của mình.
Đưa ra việc trái khoáy, mèo lại yêu chuột, khiến công chúng tò mò hấp dẫn bị lôi kéo theo biện giải của nhà báo Lê Thị Liên Hoan, từ đó tác giả đi vào vấn đề chuyên nghiệp trong cách làm việc và lòng tin của con người trong xã hội.
Hay như việc lời cảm ơn chân thành đến ông vua gây ô nhiễm môi trường Vedan của một chú cá:
PV: Anh Cá ơi, anh tới để làm gì?
Cá: Để nhờ đăng lời cám ơn Công ty Vedan.
PV: Cái gì? Công ty Vedan à? Anh có nhầm không? Cá: Sao lại nhầm?
PV: Vì Vedan là Công ty tai tiếng đã gây ô nhiễm trầm trọng một dòng
sông kia mà.
Cá: Tôi quyết không nhầm. PV: Vậy anh có giễu cợt không?
Cá: Tôi cũng quyết không giễu cợt. Lời cám ơn Vedan này của tôi là lời cám ơn chân thành.
PV: Chân thành? Vì đâu?
Cá: Vì tuy Vedan gây ô nhiễm một dòng sông. Nhưng nhờ Vedan tôi lại phát hiện ra sự ô nhiễm của một giải thưởng.