Thủ pháp ví von, so sánh

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 39 - 41)

Đây là một thủ pháp khá phổ biến và đạt được hiệu quả cao trong tiểu phẩm. Đó là sự so sánh các yếu tố không cùng trường nghĩa, qua đó tạo ra các nghịch cảnh trớ trêu, những mâu thuẫn vô lý hết sức oái oăm. Thủ pháp này có thể thấy nhiều trong những tiểu phẩm báo chí của Lê Thị Liên Hoan, trong các cách thức nhìn nhận vấn đề hay hình tượng hóa các sự kiện lên. Thủ pháp dùng hình ảnh này để đối chiếu hay ví von với hình ảnh khác làm sự vật, sự việc trở nên sinh động hơn, dễ liên tưởng hơn và đặc biệt thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến những độc giả của mình có thể được truyền tải cụ thể, chi tiết và mang nhiều hàm nghĩa sâu xa hơn.

Trong bài “Phỏng vấn một khán giả”, đề cập đến việc tiêu tốn hàng tỷ đồng vào việc dàn dựng đầu tư những vở kịch kém chất lượng, không có người xem, lãng phí tiền của của nhà nước. Lê Thị Liên Hoan đã rất sắc bén và thâm thúy khi đặt lên bàn cân so sánh, một tỷ đồng đổ vào sân khấu với những thứ giá trị…vô giá trị - một tỷ đồng đã ném vào những giá trị nghệ thuật không nhìn thấy (thực chất là vô nghĩa) có ý nghĩa như thế nào với những người nghèo, làm công ăn lương.

Phóng viên: Khoan đã, một tỷ đồng là bao nhiêu?

Khán giả: Là xây được hàng trăm căn nhà cho người nghèo, là nấu

được hàng ngàn bữa cơm cho trẻ mồ côi, là thêm được bao nhiêu viên thuốc cho người bệnh…

Phóng viên: Gớm, sao anh lại nói thế?

Khán giả: Sao tôi không nói thế? Mặc cho ai đó nói về GDP, về GGG,

về PGG, hoặc về SIS… tóm lại là về những mỹ từ rắc rối trừu tượng, tôi chỉ biết một tỷ đồng là của nhân dân, của đất nước, của chị bán rau, của anh thợ hồ, một tỷ đó lớn vô cùng.

Khán giả: Thế mà họ ném vào một vở kịch không diễn nổi lấy mười

suất, không vượt quá vài trăm người xem, đã thế phần lớn còn xem bằng vé mời. Rồi sau đó cất kho hay nói thẳng ra là dẹp bỏ.

Phóng viên: Dẹp bỏ?

Khán giả: Vâng, bởi một vở kịch không phải là cục sắt, cứ cất đi là vẫn

y nguyên. Bất cứ ai làm sân khấu đều thừa hiểu nếu chỉ diễn vài suất thì diễn viên chưa nhuần nhuyễn, vở diễn chưa định hình cất đi coi như đã chết từ trong trứng.

Phóng viên: Anh có khắt khe quá không? Kịch lịch sử rất khó có khách. Khán giả: Khó ư? Vậy thì vở "Ngàn năm tình sử" của sân khấu tư nhân

có hàng chục ngàn người xem, dàn dựng tuyệt đẹp, không hề có một chút câu khách rẻ tiền nào, kinh phí chỉ tốn vài trăm triệu, các vị giải thích ra sao?

Phóng viên: Ừ nhỉ.

Hay như hai tình trạng đối nghịch giữa sân khấu kịch ở Hà Nội và sân khấu kịch ở Hồ Chí Minh, hai bức tranh hoàn toàn đối lập nhau trong “Phỏng vấn Chí Phèo”

Chí Phèo: Đúng thế! Không biết bao nhiêu tỷ ném ra nhưng sân khấu

không đỏ đèn, khán giả Thủ đô có rất nhiều người mấy chục năm không hề xem kịch tại rạp.

Phóng viên: Trong khi tại TP Hồ Chí Minh kịch nói đang ào ào phát

triển.

Một nghịch lý xảy ra ở cùng một mãng lĩnh vực nghệ thuật mà nguyên nhân của nó, chính là do tư tưởng của những nhà quản lý sân khấu kịch, làm nghệ thuật nhưng có tư tưởng của Chí Phèo, thậm chí còn hơn cả Chí Phèo: tư tưởng ăn vạ.

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w