- Thủ pháp ẩn dụ
2.2.4. Phương pháp dẫn chuyện
Bằng hình thức đối thoại, phỏng vấn mang tính chất phiếm chủ, giả tưởng giữa hai nhân vật đại diện cho một tầng lớp, tác giả khéo léo thu hút người đọc đi vào câu chuyện của hai nhân vật. Cách dẫn chuyện thông minh và đầy bất ngờ với phương thức “đi xa về gần”, giăng bẫy, đánh lừa, “nhử”
thắt nút tạo tình huống cao trào cho nhân vật. Phương pháp dẫn chuyện của Lê Thị Liên Hoan có phần ảnh hưởng của cách xử lý tình huống trong kịch bản sân khấu.
Ví dụ như khi đề cập đến thái độ của phụ huynh sinh viên với chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn của nhiều trường đại học, Lê Thị Liên Hoan dẫn dắt người đọc đến cuộc phỏng vấn với chim bồ câu. Cách đưa đẩy dạo đầu không hề động chạm gì về trường đại học, hay phụ huynh mà Lê Thị Liên Hoan đề cập đến một vấn đề khá xa xôi, và tưởng như chẳng hề liên quan đó là đề cập về đức tính nổi bật của chim bồ câu:
Phóng viên: Chào chị Bồ Câu. Xin hỏi chị một điều, cái gì là đặc tính
nổi bật nhất của chị?
Bồ Câu: Đặc tính nổi bật ư? Để suy nghĩ xem: Tôi không hát hay, tôi
không múa giỏi, tôi cũng chả có tài đá bóng hay giỏi ngoại ngữ gì.
Phóng viên: Nhưng chị có mắt bồ câu.
Bồ Câu: Mắt Bồ Câu thì hôm nay nhiều cô gái có, và khéo còn Bồ Câu
tha thiết hơn tôi.
Phóng viên: Khó nhỉ?
Bồ Câu: Quả là khó. Câu hỏi của nhà báo khiến tôi chợt nhận ra là
mình tồn tại trên đời mà không có đức tính nào nổi bật.
Phóng viên: Có đấy. Để tôi nhắc cho chị nhé: Phẩm chất lớn nhất của
bồ câu là hiền lành.
Bồ Câu: Hiền lành như thế nào?
Phóng viên: Như chim Bồ Câu. Chưa từng ai thấy chim Bồ Câu đánh ai, nói xấu ai, phản đối ai và làm hại ai bao giờ. Chả thế mà thiên hạ gọi chị là chim hòa bình.
Bồ Câu: Vậy xin hỏi nhà báo một câu này. Tính hòa bình có phải là
Phóng viên: Không. Mặc dù đôi khi cũng rất giống chịu đựng. Bởi nhiều khi không thể có hòa bình nếu không trừng phạt.
Bồ Câu: Nếu vậy Bồ Câu còn thua người. Con người hôm nay còn
chịu đựng hơn, ít trừng phạt hơn, giỏi chịu phạt hơn tôi nữa.
Phóng viên: Vô lý.
Bồ Câu: Có gì đâu vô lý. Tôi có bằng chứng rõ ràng mà.
Từ mệnh đề “đức tính hiền lành”, Lê Thị Liên Hoan đã khéo léo xoay chuyển sang vấn đề về thái độ “chịu đựng” và đưa ra “cái bằng chứng rõ ràng” là đề cập về thái độ quá “hiền lành, chịu đựng” của phụ huynh học sinh trước việc các trường đại học không đạt tiêu chuẩn. Cách dẫn dắt rất nhẹ nhàng, uyển chuyển không hề gượng đưa độc giả đi từ thú vị này sang thú vị khác, từ việc quan tâm đến chuyện không đâu vào đâu về đức tính bồ câu dần dần được nhà báo đưa đến đứng trước vấn đề trọng đại về tiêu chuẩn các trường đại học từ lúc nào.
Vào đầu cuộc phỏng vấn, hay trò chuyện của nhân vật, tác giả chưa đi ngay vào vấn đề mà “cài bẫy”, tung hứng những câu chữ khiến người đọc tò mò. Những câu mở đầu cuộc phỏng vấn trò chuyện đều mang tính chất “tưng tửng”, chưa đâu vào đâu nhưng thực chất dần dần nó đang khéo léo xoay hướng đi vào trọng tâm vấn đề mà đặt ra. Cách thức đi vào vấn đề rất có duyên, không hề gượng ép. Công chúng bị lôi kéo những mẩu hội thoại ngắn mà đầy ẩn ý, đầy tính biện luận, luận giải của nhân vật.
Hình thức đối thoại khiến cho việc đề cập đến vấn đề, cũng như cách chỉ ra sự việc trở nên nhuần nhụy, dễ đi vào lòng người đọc, bởi công chúng là người được chứng kiến sự đấu khẩu giữa hai nhân vật trong đó có một nhân vật luôn lắm lời và thích tranh luận nhưng luôn có những biện giải rất thông minh. Cách dẫn chuyện này tạo ra không khí khách quan, sinh động đa dạng sát thực tế và tạo cho công chúng cảm giác an toàn khi họ đang nghe nhân vật
thảo luận trình bày rất khách quan, chứ không phải một ai đó đang thuyết trình bắt ép công chúng theo một luồng quan điểm của họ.
Như khi đề cập đến căn bệnh “khoe” của một nhà thơ nữ khi vận động cuộc thi xe đạp, nhân vật bác sỹ đã có những chẩn bệnh và tìm ra nguyên nhân của căn bệnh khoe thơ rất thấu đáo, chặt chẽ với lý lẽ rất sâu sắc về tâm lý tự ti vì sợ không ai biết đến mình, thích phóng đại mọi sự việc để được chú ý dẫn đến hệ quả là chương trình vận động của nhà đài sụp đổ vì sự khoe thái quá ấy.
Bác sĩ: Toàn thế giới đều biết, dù cảm xúc có thật, thì việc thể hiện nó
một cách tùy tiện, một cách "phô" cũng khiến thứ "nguyên liệu" cao quý ấy bị thấp đi, hoặc tệ hơn, gây dị ứng.
Phóng viên: Nguyên nhân của bệnh "khoe" này?
Bác sĩ: Thường xuất phát từ việc cứ tưởng khoe thế là sang. Và xuất
phát từ tâm lý tự ti, sợ rằng nếu không nói ra không ai biết.
Phóng viên: Khổ thật.
Bác sĩ: Thêm một nguyên nhân nữa: Đấy có khả năng là cảm xúc giả.
Vì giả nên người ta không trân trọng, không giữ gìn. Cảm xúc thật bao giờ cũng chân thành. Sự chân thành bao giờ cũng ít bộc lộ.
Phóng viên: Bác sĩ chả nên khắt khe quá. Như trên đã nói, tiếng mưa rõ
ràng có thực.
Bác sĩ: Đúng vậy! Nhưng chả cần đi xe đạp, đi bộ hay đi xe hơi, nếu
muốn, cũng nghe được tiếng mưa. Có hàng triệu bài thơ và bản nhạc về mưa hay trên trái đất này, mà tác giả của chúng không cần đi xe đạp. Đừng mang nó ra làm cái cớ để khoe.
Phóng viên: Thế này, bác sĩ ạ. Căn bệnh của cô ấy nói cho cùng, không
thường đi xe đạp do không mua được xe máy thì vĩ nhân cưỡi xe đạp để nghe mưa.
Bác sĩ: Tuy nhiên, theo lối tư duy thông thường, tôi tin chắc nghe mưa
không phải là lý do chính vì cứ ngồi im trong vườn thì cũng được nghe. Sự buồn cười của nữ thi sĩ ở đây là đã phóng đại sự nghe, biến nó thành lý do quan trọng nhất, và do đó, khiến chương trình tivi sụp đổ, bởi nhà đài rõ ràng chỉ muốn tuyên truyền cho việc đạp xe theo lối thông thường. Nhà đài chắc chắn không muốn gây hoang mang cho tâm hồn người xem hay gây lãng mạn cho chuyện đạp xe qua phố. Không có nhiều chỗ cho thơ ở đây.
Đồng thời, những bài viết của Lê Thị Liên Hoan luôn gây bất ngờ. Bất ngờ ngay khi đang đọc, bởi phỏng vấn hay trả lời cũng chỉ là một, mà hỏi và trả lời không đi thẳng luôn vào vấn đề mà loanh quanh, đi đường vòng nhưng cuối cùng cũng nhằm dẫn đến chỉ ra một ý gì đó rất bất ngờ và thấu đáo của tác giả, mang đậm tính châm chích mà có giá trị đóng góp sâu rộng nên rất … mang tính công dân. Suy ra thì cũng là để phê phán cái sự học giả dối, cái sự vô trách nhiệm, bệnh hình thức, thói đạo đức giả….nhưng nói đàng hoàng nghiêm túc đôi khi không ép phê bằng việc châm chích, cười đấy nhưng mà không ít người thấy đau đớn trong lòng, bởi thấy sao mà giống như khơi cái xấu của họ một cách tường minh như thế, khối kẻ đọc mỉm cười mà thực chất thấy ức chế, cay đắng trong lòng như cách giễu cợt về khẩu hiệu. Như khi đề cập đến sự sáo rỗng thiếu kiến thức của nhiều người dẫn chương trình hiện nay, từ câu chuyện bánh dẻo với bánh nướng ban đầu, có vẻ dài dòng, những câu hỏi đáp ban đầu có vẻ xa xôi, chỉ đả động đến việc bánh nướng được ưa chuộng hơn bánh dẻo. Nhưng sau đó, Lê Thị Liên Hoan đã khéo nắm thóp cái từ “dẻo” để từ đó triển khai vấn đề, nhanh chóng đưa ra cái sự dẻo của nghề dẫn chương trình, dẻo miệng nhưng thực chất là sáo rỗng về kiến thức. Cách thức dẫn chuyện rất bất ngờ, và khó ai có thể đoán ra được dụng ý sâu xa của nhà báo chỉ trừ khi phải theo dõi từ câu hỏi đầu tiên đến câu đáp cuối cùng,
Phương pháp dẫn chuyện này rất cần sự vững tay ở tác giả. Bởi nếu không giữ được nhịp có thể khiến cho bị lệch hướng hoặc tạo nên sự gượng gạo khi đề cập vấn đề. Bên cạnh đó, có thể gây nhàm chán cho công chúng nếu không vững vàng và không có tố chất cuốn hút trong việc đặt câu hỏi và trả lời, tạo được nhịp độ tiến triển cho cuộc đối thoại. Có thể nói, ở đây cần ở tác giả khả năng hóa thân vào nhân vật, chú ý vào những tình tiết quan trọng, và phải biết cách nói giọng của nhân vật, thể hiện đúng phong thái tâm lý cũng như đặc điểm của nhân vật.