Về chính sách quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 61 - 62)

- Thủ pháp ẩn dụ

3.1.3.Về chính sách quản lý của nhà nước

Mỗi chính sách, nghị định ra đời luôn cần có ý kiến phản hồi của dân. Bởi vì những chính sách đó quy cho cùng đều là để cải thiện đời sống của nhân dân, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động của xã

định, một dự án quy hoạch của các cơ quan ban hành có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc xã hội, cũng như đời sống của quần chúng. Chính vì thế, chính sách quản lý của nhà nước là rất quan trọng và luôn được xem xét kỹ. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều những tiêu cực cũng như khúc mắc xảy ra. Báo chí đóng vai trò là tai mắt của nhân dân, là tiếng nói thể hiện tâm tư của nguyện vọng, hằng ngày luôn theo dõi quan sát những kế hoạch dự án của nhà nước để góp phần phát hiện ra những sai phạm hay những điều còn chưa tốt của cơ quan, chế độ quản lý nhằm có những kiến nghị kịp thời và chính xác. Lê Thị Liên Hoan đã chỉ ra những căn bệnh của những cơ quan quản lý, trong việc gây ra sự trì trệ cho các dự án. Ví dụ như trong bài “Phỏng vấn một chiếc ô tô”, về việc khởi công dự án xây dựng bãi giữ xe ô tô trì trệ chẳng qua là do căn bệnh quản lý mà ô tô đã nêu ra:

Ôtô: Chẳng nghi ngờ gì nữa, một trong những căn bệnh trầm kha của chúng ta là bệnh... bàn nhiều. Mà từ bàn nhiều trở thành bàn rộng. Sau đó chuyển qua bàn lung tung là gần nhau ghê lắm. Các cụ ngày xưa đã hiểu từ mấy ngàn năm điều đó, nên mới có chuyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường".

Nhìn chung, Lê Thị Liên Hoan đi sâu vào những căn bệnh, những cách thức quản lý tiêu cực chưa tốt của các nhà quản lý là nguyên nhân của những dựa án bị trì trệ, qua đó kêu gọi sự thay đổi từ họ, nhằm làm xã hội trong sạch hơn.

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 61 - 62)