Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 68 - 78)

- Thủ pháp ẩn dụ

3.3. Đặc trưng phong cách của nhà báo Lê Thị Liên Hoan

Lê Thị Liên Hoan đã thành công khi xây dựng nên một thương hiệu riêng, một phong cách viết báo có cá tính và nổi trội trong số rất nhiều cây bút viết tiểu phẩm nói riêng, và những người cầm bút viết báo nói chung. Nhà báo Lê Thị Liên Hoan đã tạo cho mình một lối thể hiện rất riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ ai khác trong cách lựa chọn đề tài cũng như “công nghệ” tổ chức tác phẩm của mình.

Trước hết là về đặc trưng trong nội dung thể hiện của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Người làm báo cần phải có một nhãn quan thật tinh tường, nhìn xa trông rộng, nhìn xoáy sâu vào đời sống để mà tìm được cái sự thật đang bị bỏ rơi bên trong. Để có năng lực này thì người cầm bút phải được tôi luyện trong trường đời, là người có vốn sống dồi dào, một cảm quan thật nhạy bén. Lê Thị Liên Hoan có một bút lực khá dồi dào và đặc biệt cây bút này có

khả năng linh hoạt, khám phá ra những góc nhìn độc đáo và có giá trị ở nhiều mảng đề tài.Với một nhân sinh quan sâu sắc, và đầy thông minh, cùng

trước một hiện tượng nhà báo nhìn ra những điều mà nhiều người đã vô tình đi lướt qua, bước lơ đãng nào ngờ đang để mất một đề tài hay. Lê Thị Liên Hoan đã nhìn ra những điều mà người khác không có khả năng nhìn ra hoặc đào sâu vào những góc cạnh, những tầng vỉa mà trước đó chưa ai chạm tới.

Cách tiếp cận những đề tài đã cũ, tưởng như “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng lại khám phá và nhìn nhận dưới góc nhìn mới của Lê Thị Liên Hoan tạo ra cho độc giả một sự lý thú và không khỏi khâm phục. Đồng thời, cũng phải nhận thấy cách xử lý và thể hiện vấn đề rất khéo léo và thông minh. Như vậy, về cách chọn đề tài và chủ đề, chúng ta có thể thấy rằng Lê Thị Liên Hoan không đi vào cụ thể từng vụ việc, mổ xẻ mà nhà báo truy ra cái nguyên nhân, từ con người (tất cả đều xuất phát từ con người), như về vấn đề về cơ chế quản lý thì nhà báo cho rằng cái nguyên nhân cốt lõi và chủ yếu nhất đó là ý thức của những người làm trong những cơ quan đầu não, trong vị trí có ảnh hưởng đến bao nhiêu người dân. Lê Thị Liên Hoan rất nhẹ nhàng (nhẹ nhàng một cách tinh quái), chỉ ra những điều mà đôi khi những nhà cầm cân nảy mực lãng quên (có thể là cố tình lãng quên), hoặc chưa nhìn ra (hay là không muốn nhìn ra). Lê Thị Liên Hoan đã có những bài khá ấn tượng đi vào chỉ ra những tiêu cực của xã hội khá gay gắt và thẳng thắn (tất nhiên vẫn giữ giọng điệu chua ngoa đanh đá), góp phần vào việc vạch trần những góc khuất, những mảng đen của xã hội của những lĩnh vực trong cuộc sống.

Bên cạnh việc thể hiện khéo léo đầy sắc bén những nội dung của mình, mỗi nhà báo cũng cần phải có cái “duyên” trong việc chọn đề tài. Lê Thị Liên Hoan quả là có cái “duyên” trong việc phát hiện những đề tài mà đồng nghiệp và mọi người xung quanh không để ý hoặc chưa phát hiện ra, để rồi khi đọc thì phải thốt lên “sao mình lại không để ý đến vấn đề này nhỉ” trong khi vấn đề ấy đang hiển hiện sừng sững giữa ban ngày. Thậm chí có những vấn đề đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của nhiều người. Ví dụ như sự hy sinh của phụ nữ. Dường như hàng vạn thế kỷ nay, hoặc có lẽ từ lâu lắm rồi, có một mệnh đề mà ai cũng thấy bình thường “Làm phụ nữ thì nhất định phải hy sinh”, và sự hy sinh ấy vẫn ngày ngày được biểu dương trên báo chí. Nhưng Lê Thị Liên Hoan nhận ra một điều hoàn toàn khác đó là quan niệm về sự hy sinh của phụ nữ là sự bất công bằng trong khi ai cũng có một cuộc đời, vì sao phụ nữ không đáng được hưởng những điều kiện giống như đàn ông? Đó là cách nhìn đầy nhân ái, công bằng và hiểu rõ trân trọng phụ nữ. Hay như về vấn đề Đại lễ 1000 năm Thăng Long, khắp nơi mọi người náo nức chuẩn bị với những chương trình ca nhac, văn nghệ, sân khấu, phim truyền hình, Lê Thị Liên Hoan lại có cách nhìn tinh tường trong việc chỉ ra về việc thiếu đi một vị trí chủ chốt, cầm cân nảy mực cho một đại lễ có quy mô lớn như thế.

Cùng với đó, chúng ta cũng thấy hiện lên một con người rất cá tính, thông minh tài tình trong việc chỉ huy những đội quân ngôn ngữ sắc bén của mình để thể hiện ý tưởng khi tổ chức tác phẩm của mình. Nét riêng hơn cả là một giọng điệu đặc biệt: đanh đá chanh chua, rất ghê gớm, không e dè bất kỳ một ai và ẩn sâu cái vẻ tưng tửng là sự triết lý sâu sắc, thâm trầm đầy chất nhân ái cần có của một người cầm bút.

Lê Thị Liên Hoan khá giàu có trong vốn ngôn ngữ của mình và đặc

biệt rất nhuần nhuyễn khi sử dụng chúng tạo nên một lối chệch chuẩn ấn tượng. Đó là thứ ngôn ngữ rất triết lý, thông minh nhưng không hề khô cứng,

khó hấp thụ, bởi nó được hòa quyện bới tính chất giàu hình tượng, không hề lên gân mà rất đời thường, với cách đưa đẩy rất có duyên của ngôn ngữ đối

thoại. Tính triết lý, biện giải khá sâu sắc và gây bất ngờ thú vị, cách nhìn sự vật cũng như cách mô tả khá sắc bén và thâm thúy. Có thể thấy, Lê Thị Liên Hoan khá hoạt ngôn, cách dùng ngôn ngữ thông minh và tạo ra nhiều điều thú vị. Cái nhìn sắc sảo, ngôn từ sắc lẹm nhưng cũng hài hước, ngòi bút sâu cay chuyên phê phán người khác. Đó là một giọng điệu có cái tâm thế rất thích tranh luận, thích cắt ngang, nhưng đã nói thì luôn đưa ra những lý lẽ rất có lý và hài hước. Ưu điểm của Lê Thị Liên Hoan là sự thông minh, tài tung tẩy với chữ nghĩa rất đặc sắc, rất đáng chú ý và ấn tượng.

Bên cạnh đó, không thể không nói đến sự trợ giúp việc dùng hình thức phỏng vấn phiếm chủ - lối đi riêng của Lê Thị Liên Hoan trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm. Với cách thức độc đáo này, Lê Thị Liên Hoan đã tận dụng và khai thác triệt để nhằm thể hiện được năng khiếu nghề nghiệp của mình (khả năng xử lý kịch bản, sáng tạo nhân vật xuất sắc). Hình thức phỏng vấn phiếm chủ đã giúp Lê Thị Liên Hoan tung hoành ngang dọc với việc tạo ra nhiều tuyến nhân vật, nhiều cuộc hỏi đáp đa dạng, nhiều màu sắc và có điều kiện thể hiện ngôn ngữ phong phú, dồi dào và hình tượng của mình. Dùng hình thức phiếm chủ - không nhằm đích danh một ai thì những tưởng sẽ không ai ngán vì “cả làng Vũ Đại, chắc nó trừ mình ra”. Nhưng thực chất nó có sức công phá to lớn bởi không chỉ đích danh ai nhưng lại bóc trần bản chất nguyên nhân của sự việc khiến cho những kẻ liên đới, những kẻ đã làm việc xấu phải ngậm đắng nuốt cay bởi sợ há miệng mắc quai. Bởi Lê Thị Liên Hoan thích truy đến cùng cái nguyên nhân của những cái xấu, cái đỏng đảnh của cuộc sống xã hội, bóc đi cái vỏ ngoài đẹp đẽ để cái xấu lộ nguyên hình và bằng vũ khí là ngôn từ chỉ ra ngọn ngành của nguyên nhân gốc rễ, để công chúng cùng suy ngẫm. Ngôn từ ở đây chính là ngôn ngữ hỏi đáp, có khả năng truy vấn đến tận gốc, cũng như nhà báo có thể dễ dàng lật lại vấn đề để phản biện, để thỏa mãn tính tò mò. Lê Thị Liên Hoan đã thành công trên lối đi riêng với hình thức phỏng vấn phiếm chủ của mình. Hình thức ấy là một mảnh ghép đặc biệt và có giá trị quan trọng góp phần làm nên một phong cách, một

thương hiệu Lê Thị Liên Hoan. Bởi khi nhắc đến hiện tượng Lê Thị Liên Hoan thì một mệnh đề luôn đi kèm như một chân lý đó là hình thức phỏng vấn phiếm chủ.

Một khía cạnh cần được đề cập đến là trong phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan, chúng ta có thể thấy chất hài được thể hiện qua các tác

phẩm (chất hài vốn là đặc điểm nổi bật và cái đích cần hướng đến của các

nhà viết tiểu phẩm).

Trong thể loại tiểu phẩm, tính hài, việc tạo ra tiếng cười đóng vai trò quan trọng, tiếng cười là yêu cầu của cuộc sống đang vươn lên. Vì thế con người đưa đám một hình thức xã hội tiêu cực không phải bằng những điệu kèn lâm khốc bi ai mà bằng tiếng cười vui vẻ. Tiếng cười được tạo ra từ chất hài hước trong cuộc sống. Những tiếng cười vui vẻ ấy có sức công phá vào những cái xấu, và sẽ nhanh chóng đưa tiễn những hình thức xã hội xấu xí đi vào nấm mồ của dĩ vãng, làm cho xã hội trong sạch hơn. Tiếng cười là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công thức tạo nên những tiểu phẩm hay từ xưa đến nay. Đặc biệt mỗi nhà báo khi viết tiểu phẩm đều phải chớp được khoảnh khắc lột tả chân thực nhất bản chất của vấn đề mà chọn được cách thể hiện dí dỏm, gây cười nhất thì lúc đó nhà báo ấy sẽ có một thế đứng ở thể loại tiểu phẩm. Bởi vì nhà báo đó đã nắm được cái thần, cái cốt lõi của thể loại tiểu phẩm.

Lê Thị Liên Hoan tung tẩy với những con chữ qua những đối thoại hết sức thông minh và của nhân vật. Các nhân vật bới móc, vặn vẹo từng câu chữ, đả động đến những phẩm chất tính cách riêng của nhau để mà khơi gợi vấn đề, mà giễu cợt. Chất hài trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tính xã hội sâu sắc, gây cười bằng những vấn đề có thực, những mâu thuẫn nghịch lý trớ trêu trong cuộc sống. Ông đã dùng cái cười tâm lý tác động vào nhân thức người đọc. Đó là cái cười triết lý, cười mỉa, cười gằn, cười gay gắt được thể hiện bằng lối tư duy hài hước thông minh. Các tác phẩm của ông là sản phẩm của một nhà báo và một nhà làm điện ảnh phản ánh xã hội bằng ngòi bút giải trí lành mạnh có tính luận lý chặt chẽ.

Bản sắc riêng của Lê Thị Liên Hoan trong việc tạo ra chất hài hước trước hết là giọng điệu châm biếm hài hước sắc sảo. Viết tiểu phẩm muốn hay thì phải sử dụng ngôn ngữ châm biếm hài hước. Mà đã châm biếm hài hước rất dễ dẫn đến chọc ngoáy, khó nghe. Cho nên người viết tiểu phẩm dễ bị va chạm, chỉ sơ hở một tý là bị “tuýt còi”, bị trả thù vặt bằng nhiều cách. Nhưng điều quan trọng chính là cái tâm sáng và cái tài tung hứng của tác giả thì những trở ngại ấy dường như chỉ là chuyện cỏn con. Quan trọng là hoàn thành được sứ mệnh của người cầm bút. Đó là sứ mệnh vừa vinh quang mà vừa nhọc nhằn như Lý Sinh Sự đã từng nói trong “Hãy viết tiểu phẩm đi” [10] rằng sứ mệnh giống như người công nhân công ty môi trường đô thị, chịu hứng bụi để quét rác, chịu mùi hôi để vét cống, thông tắc bể phốt, đôi khi chịu cả tiếng thị phi ở đời, chịu những búa rìu dư luận để quét đi những rác rưởi, những ung nhọt vấy bẩn xã hội. Và họ thực hiện sứ mệnh cao cả đó của mình bằng tiếng cười. Tiếng cười không đơn giản chỉ là để mua vui, để cười xong mà để đấy. Mà cái chất hài trong một tác phẩm báo chí phải là chất hài đầy sâu sắc, đầy thấm thía. Cười vào cái xấu, những cái nghịch lý, mâu thuẫn và đầy trớ trêu, chỉ cho công chúng những điều đầy tính hài hước, lạ kỳ, trái với đạo đời, lẽ thường, đem đến cho công chúng những giây phút sảng khoái, và quan trọng là đem đến những tư tưởng tầng nghĩa bên trong đằng sau tiếng cười đó.

Có thể nói, Lê Thị Liên Hoan – nhà báo cũng như Lê Hoàng – đạo diễn là một hiện tượng nổi trội, nhận được khá nhiều sự “chăm sóc” của nhà báo cũng như dư luận. Cũng không thể phủ nhận rằng Lê Thị Liên Hoan là một người hoạt khẩu, và có tài trong việc tung hứng ngôn ngữ một cách rất thông minh. Đọc những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan thực sự rất cuốn hút bởi những định nghĩa ngược, những lý giải sắc bén, những tình tiết thú vị, cái tung tẩy đầy văn hóa, cái nhếch mép đầy khinh khỉnh. Ở cả những tiểu phẩm khác bên cạnh những bài sử dụng hình thức phỏng vấn phiếm chủ mang tính báo chí, ta còn thấy rõ nét hơn sự thông minh, tấu hài rất đặc sắc của Lê Hoàng. Một đạo diễn xử lý kịch bản khá xuất sắc, người tạo ra những cuộc phỏng vấn đưa đẩy dẫn dắt phải nói là cực khéo và rất duyên dáng. Bên

báo hằng ngày, đọc được những tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có tình tiết thú vị, ý nghĩa, những cách tạo hình tượng đầy cá tính quả là một điều ấn tượng và khó quên

Tất cả những điều này để nói rằng Lê Thị Liên Hoan cũng như đạo diễn Lê Hoàng là người thông minh khi thể hiện vấn đề, làm sống dậy những cái tưởng chừng như tẻ nhạt, vô nghĩa, biết cách miêu tả, biết cách gây ấn tượng và cuốn hút cũng như cách mà đạo diễn Lê Hoàng đã từng thể hiện ngoài đời. Chúng ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của một đạo diễn tâm huyết với nghệ thuật nước nhà trong sự ưu ái với mảng văn hóa nghệ thuật. Đó là những trăn trở với những hội diễn, vở diễn, kém giá trị làm tổn thất ngân sách nước nhà, hay cái nhìn sắc bén khi khám phá ra một người “nhạc trưởng”, tổng chỉ huy cho Đại lễ 1000 năm Thăng long. Những trăn trở của người làm nghệ thuật – làm nghệ thuật vì nhân dân đã được. Đồng thời qua những tác phẩm báo chí, ta cũng bắt gặp một Lê Hoàng, một nhà xử lý kịch bản xuất sắc qua những cuộc phỏng vấn phiếm chủ rất cuốn hút và duyên dáng với những tình huống đối thoại thông minh, đầy bất ngờ. Ông đã vận dụng và chuyển thể thành công những nguồn lợi từ kinh nghiệm lĩnh vực làm đạo diễn giúp ích cho công việc cầm bút, phản ánh thực trạng xã hội.

Đó là một con người với một cá tính, một giọng điệu đanh đá, chua cay nhưng sâu sắc, triết lý với cách dùng ngôn ngữ thông minh và lôi cuốn, giàu hình tượng. Và ở góc độ đạo diễn Lê Hoàng, hay ở đây là với “vai diễn” nhà báo Lê Thị Liên Hoan, thì những cá tính ấy vẫn thể hiện lên rất rõ nét trong mỗi tác phẩm với những cuộc phỏng vấn mang tính chất giả tưởng nhưng có giá trị xã hội thật sự. Sự giao thoa của thể loại, giữa thể loại phỏng vấn và thể loại tiểu phẩm, đã làm nên những yếu tố thành công trong phong cách của Lê Thị Liên Hoan, tạo nên một diện mạo, lối đi mới rất ấn tượng.

Qua việc đi vào phân tích nội dung phản ánh trong những bài báo của Lê Thị Liên Hoan, chương ba muốn làm nổi bật lên hiệu quả tác động vào xã hội của nhà báo Lê Thị Liên Hoan. Một bài báo mà không tạo ra được dư luận, thì là một bài báo vô giá trị, chỉ dùng để “làm cảnh” trên mặt báo mà thôi. Hình thức thể hiện khéo léo, sắc sảo cuốn hút suy cho cùng cũng là để làm tôn lên nội dung phản ánh của bài báo mà thôi. Đồng thời, phong cách nhà báo Lê Thị Liên Hoan được hình thành, một thương hiệu Lê Thị Liên Hoan tồn tại trong lòng công chúng phần chính là bởi nội dung phản ánh, bởi tính hiệu quả trong phản biện xã hội, tạo ra được dư luận (tất nhiên là cả đồng tình lẫn phản đối). Và có duy trì được thương hiệu đó hay không thì còn tùy

Một phần của tài liệu Nội dung phản ánh, hiệu quả xã hội và đặc trưng phong cách nhà báo lê thị liên hoan (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w