II. Quan hệ Kinh tế Thương mạiViệt nam Thái lan từ năm 1990 đến nay
1. Quan hệ mậu dịch song phương giữa Việt nam Thái lan từ năm 1990 đến nay
1.1 Xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan:
Từ năm 1990-1994, Việt Nam xuất chủ yếu là nguyên nhiên liệu, khoáng sản, trong đó gỗ và gỗ sơ chế, song mây chiếm trên 70% kim ngạch; da sống và thuộc da chiếm 5,4%; phế liệu chiếm 5,7%; hải sản đông lạnh 4%, còn lại các sản phẩm khác như sản phẩm nhựa, hoá chất, giầy dép, tơ sợi và dệt may . (chủ yếu là nguyên liệu)
Bảng II-14: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan
(Đơn vị : Triệu USD) Tên hàng 1999 2000 2001 2002 (5th đầu) 1 Thiết bị điện và phụ tùng 168,5 165,1 168,4 43,2 2 Dầu thô 44,76 73 38,8 28,6 3 Cà phê 31 10,75 0,115 0,045 4 Thuỷ hải sản 18,4 34,53 26,87 7,6 5 Than đá 11,3 13,3 16,96 4,4 6 Hàng dệt may 1,78 3,8 5,97 2,1 7 Các hàng hoá khác 45,96 31,62 68,685 32,055 Tổng kim ngạch XK: 321,7 332,1 325,8 118
Nguồn : Vụ CA-TBD Bộ thương mại
Từ năm 1995 đến nay hàng xuất của Việt Nam sang Thái Lan đã có sự thay đổi về cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. Ngoài nhóm nguyên liệu sơ chế, Việt Nam đã bắt đầu xuất sang Thái Lan thiết bị điện, linh kiện điện tử, quần áo, tơ sợi, giầy thể thao, hoá chất.
Thi t b i n v ph tùng:ế ị đ ệ à ụ
1999 2000 2001 2002(5th đầu) Kim ngạch (Tr.USD) 168,5 165,1 168,4 25,9 Tỷ trọng(%) 52,37 49,71 51,69 36,61
Kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện và phụ tùng chiếm khoảng trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan, trong đó máy vi tính và linh kiện đạt 147 triệu USD năm 1999, 181 triệu USD năm 2000, năm 2001 đạt 151 triệu, 5 tháng đầu 2002 đạt 64 triệu USD. Xuất khẩu nhóm hàng này tương đối ổn định trong 3 năm qua.
Dầu thô :
Từ năm 1998 đến nay dầu thô đã trở thành mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch lớn trong thương mại với Thái Lan. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng nhanh chủ yếu do giá dầu thế giới tăng cao.
Cà phê: 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 (5thđầu) Kim ngạch (TrUSD) 32,54 54,03 53,9 31 10,75 0,115 0,045
Thái Lan được coi là thị trường mới và tiềm năng, trước 1995 mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan. Năm 1996,1997 cà phê xuất khẩu sang Thái Lan đã tăng mạnh nhưng kể từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm mạnh, chủ yếu do giá xuất khẩu giảm. Do cung mặt hàng nông sản trên thế giới vượt cầu nên tạo sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả. Ngoài ra, trên thực tế kế hoạch giữ lại
20% lượng cà phê xuất khẩu của các nước trong và ngoài Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) vẫ chưa phát huy tác dụng.
Thuỷ hải sản: 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 (5th đầu) Kimngạch (TrUSD) 14,958 16,362 20,976 18,4 34,53 26,87 7,6
Hàng hải sản chủ yếu là tôm đông lạnh, mực tươi, cá chế biến...Do điều kiện máy móc chế biến còn lạc hậu nên hàng thuỷ sản xuất đi dưới dạng nguyên liệu thô cung cấp cho các nhà máy chế biến của Thái Lan. Vì vậy, Việt nam đang có nhu cầu trang bị công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao giá trị xuất khẩu. Thái Lan đang coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới về mặt hàng tôm. Hiện nay hàng thuỷ sản Thái Lan không còn được hưởng GSP vào thị trường EU, thậm chí gần đây EU và Nhật Bản đang cấm tôm Thái Lan xuất khẩu vào hai nước này vì có dư lượng kháng sinh cao. Hàng dệt may: 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 (5 th đầu) Kim ngạch (Tr USD) 1,52 2,44 0,98 1,78 3,8 5,97 2,1
Tuy kim ngạch hàng dệt may có tăng trong vài năm gần đây, song tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu không lớn. Mặc dù theo các chuyên gia kinh tế, các mặt hàng dệt may của Việt Nam có sức cạnh tranh mạnh nhất là T- shirt, Polo – shirt nhưng chất lượng và giá cả không cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là với Trung Quốc.
Đạt giá trị xuất khẩu tăng là 1,13 triệu USD năm 1996 và tăng vào năm 1997 đạt 2,32 triệu USD; 2,20 triệu USD năm 1998 và 11,30 triệu USD năm 1999, năm 2000 đạt 13,3 triệu USD và năm 2001 đạt 16,96 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2000. 5 tháng đầu năm 2002 đạt 4,4 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ 2001 (7,6 triệu USD).