Một số lĩnh vực đầu tư khác

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 33 - 37)

II. Quan hệ Kinh tế Thương mạiViệt nam Thái lan từ năm 1990 đến nay

3. Một số lĩnh vực đầu tư khác

Ngành công nghiệp chế biến.

Các nhà đầu tư của Thái Lan đã đầu tư 43 dự án thuộc ngành này vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 487,3 triệu USD, chiếm 46,7% trong tổng số vốn đầu tư của Thái Lan (1,043 tỷ USD) vào Việt Nam. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Thái Lan đã biết tận dụng điểm mạnh của ngành công nghiệp chế biến non trẻ của Việt Nam.

Dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến là đầu tư chế biến nông hải sản với 21 dự án và số vốn đầu tư là 287 triệu USD chiếm 58,8% trong tổng số vốn đầu tư của ngành này. Trong đó có dự án của Công ty CHAROEN POKIHAND VIETNAM (sản xuất thức ăn gia súc) với số vốn là 30 triệu USD công ty này được cấp giấy phép hoạt động 10/6/1996, công ty PROSER MASTER GROUP-DANANG với số vốn 17,9 triệu USD.... Đây là những dự án lớn trong ngành này.

Tiếp đến là sản xuất nguyên vật liệu xây dựng với 17 dự án và vốn đầu tư là 170 triệu USD, chiếm 34,9% trong tổng vốn của ngành. Cuối cùng là khai thác đá quý với 5 dự án chiếm 6,2% trong tổng vốn của ngành và đạt 30,3 triệu USD.

(Đơn vị: Triệu USD) Lĩnh vực đầu tư Số dự án Vốn đầu tư 1. Chế biến nông, hải sản 21 287 2. Sản xuất nguyên vật liệu xây dựng 17 170 3. Khai thác đá quý 5 30,3

Tổng: 43 487,3

Nguồn: Bộ Thương mại

Ngành khách sạn và du lịch.

Đây là ngành có số dự án cũng như vốn đầu tư lớn thứ hai của các nhà đầu tư Thái Lan vào Việt Nam. Số dự án của ngành này là 17 với số vốn là 256,2 triệu USD. Đây là ngành có tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh, nhất là tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn, trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của ngành du lịch lại chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế do đó tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành này. Tuy nhiên, số vốn đầu tư của Thái Lan vào ngành này còn hơi thấp so với tiềm năng vốn của Thái Lan.Dự án đầu tư lớn nhất của Thái Lan trong lĩnh vực này là dự án xây dựng khách sạn S.A.S CTAMAD- Hà Nội với số vốn đầu tư 42,775 triệu USD, vốn pháp định là 22,629 triệu USD được cấp giấy phép ngày 25/10/1994. Dự án sân golf Đồng Mô với số vốn 21,875 triệu USD với số vốn pháp định 21,875 triệu USD được cấp giấy phép năm 1993 v.v...

Ngành ngân hàng.

Có hai dự án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với tổng vốn là 30 triệu USD. Các ngân hàng này hoạt động dưới hình thức cho vay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và các hoạt động thanh toán quốc tế khác.

Từ sự phân tích trên, thì cơ cấu đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã phản ánh đúng cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn hướng đầu tư của các nhà kinh doanh Thái Lan đối với Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam được đặc trưng bằng những dự án nhỏ và chủ yếu tập trung vào: chế biến nông, hải sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, khai thác đá quý; khách sạn và du lịch; dịch vụ ngân hàng... Không có những dự án về sản xuất công nghiệp hoặc nâng cấp hạ tầng cơ sở. Hầu hết các cạnh tranh của Thái Lan đầu tư vốn vào Việt Nam đều là những công ty nhỏ với số vốn đầu tư nhỏ.

Đa số dự án đầu tư của Thái Lan có xu hướng tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ của Việt Nam (chế biến và dịch vụ khách sạn, du lịch). Một số dự án hướng vào việc tạo địa bàn cho hoạt động kinh doanh lâu dài và có hiệu quả (tài chính, ngân hàng). Về cơ bản, cơ cấu các dự án đầu tư của Thái Lan cũng phù hợp với định hướng gọi vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam có tác động tạo công ăn việc làm cho người lao động và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.

Thái Lan hiện chưa có dự án đầu tư vào những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại và có khối lượng vốn lớn. Có thể giải thích điều này bằng các lý do sau đây:

Thứ nhất, bản thân nền kinh tế Thái Lan cũng đang có nhu cầu đầu tư phát triển lớn, đặc biệt là cho các ngành công nghiệp hiện đại.

Thứ hai, trình độ công nghệ kỹ thuật, khả năng quản lý... giữa Việt Nam và Thái Lan không cách biệt nhau nhiều.

Thứ ba, môi trường đầu tư của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế (cơ sơ hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh...).

Như vậy, ta nhận thấy rằng kỹ thuật bậc cao là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế. Do đó, cho đến lúc này đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam chỉ có tác dụng đối với sự tăng trưởng kinh tế mà không có tác động đối với việc tăng cường hiệu quả kinh tế và cạnh tranh kinh tế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì việc sử dụng những công nghệ thích hợp để ngày càng tăng nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy sự chuyển giao công nghệ theo kiểu “đàn sếu bay” từ Thái Lan (và các nước ASEAN nói chung) sang Việt Nam cũng có tác dụng tích cực và cần được khuyến khích. Tất nhiên đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam còn nhiều vấn đề cần tiếp tục tính toán cho phù hợp với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đang ngày càng tăng trưởng.

Nhìn chung, hiện nay cả Việt Nam và Thái Lan đang tích cực tham gia vào AFTA, Thái Lan sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2003 còn Việt Nam sẽ hoàn thành lộ trình tham gia AFTA vào năm 2005. Cả hai nước đều có những điểm mạnh trong quan hệ thương mại. Chẳng hạn Việt Nam là một thị trường hấp dẫn bởi sự ổn định chính trị, sự phong phú về tài nguyên và lao động, vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư và kinh doanh tương đối cởi mở, thị trường nội địa gần 80 triệu dân với sức mua ngày càng gia tăng theo đà tăng trưởng kinh tế. Còn Thái Lan đang được tự do hoá nhiều hơn so với trước đây.Thái Lan đang tiếp tục cải cách thuế bắt đầu từ năm 1995. Các biện pháp tiến hành từ đầu năm 1995 cho phép giảm mức thuế tối đa từ 100% xuống còn 30% đối với phần lớn các mặt hàng. Từ tháng 1/1996, Bộ tài chính Thái Lan đã công bố thực hiện giảm thuế cho 5524 mặt hàng nông phẩm chưa chế biến với mức giảm tối đa là 25%. Thái Lan cũng sẽ giảm bớt các thủ tục thu thuế và áp dụng một hệ thống nhập khẩu đặc biệt cho các sản phẩm của các nước ASEAN. Những biện pháp này sẽ làm cho thị trường mở cửa hơn đối với hàng hoá nước ngoài, đặc biệt đối với những mặt hàng xuất khẩu chưa qua chế biến của Việt Nam.

Mặc dù hai nước có chung một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực song về cơ bản hai nền kinh tế có những khả năng bổ sung cho nhau. Nền kinh tế Thái

Lan ở một trình độ phát triển cao hơn và một số mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan đang mất dần lợi thế so sánh do giá lao động tăng, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, trong khi đó Việt Nam lại đang có những lợi thế này.

Như vậy, Thái Lan có thể là thị trường cho nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam và trong tương lai những mặt hàng chế tạo củaThái Lan với một trình độ không quá cao thì chúng ta cũng sẽ sản xuất được.

Đối với các mặt hàng mà hai nước cùng xuất khẩu ra thị trường thế giới cũng có thể góp phần làm tăng kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Thái Lan thông qua những hình thức hợp tác thương mại gia công, chiếm lĩnh thị trường. Hàng xuất khẩu của Thái Lan đã có chỗ đứng vững trên thị trường như Mỹ, Tây Âu, Nhật. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thông qua các bạn hàng Thái Lan để xuất khẩu sang thị trường đó.

Cùng với quá trình tự do thương mại là quá trình đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam với các hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất giữa hai nước sẽ phát triển, buôn bán nội bộ ngành sẽ tăng lên.

Tóm lại quan hệ thương mại Việt Nam - Thái Lan trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực mới, doanh nghiệp hai nước ngày càng hiểu biết lẫn nhau hơn, đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nên quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN, trong đó có Thái Lan ngày càng gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w