Triển vọng quan hệ Kinh tế Thương mạiViệt nam Thái lan trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 43 - 48)

trong những năm tới

1. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại song phương

Hiện nay kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam - Thái Lan chưa đạt tới 1 tỷ USD/ năm. Kết quả này chưa phản ánh hết tiềm năng thương mại

của hai nước, dù rằng hai nước đã có hiệp định thương mại từ năm 1978 và thực sự có hiệu quả từ năm 1990. Trên thực tế hai nước chưa thực sự khai thác được những lợi thế vốn có của mình, chưa khai thác triệt để lợi thế của hiệp định thương mại song phương - đây là điều kiện tiên quyết để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh về giá cả trên thị trường Thái Lan và ngược lại.

Trong những năm tới Việt Nam - Thái Lan sẽ khai thác tích cực hiệp định thương mại song phương, cùng với việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do (2006) hai nước sẽ được hưởng những mức thuế ưu đãi đối với những hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Trong vòng 5 năm tới Việt Nam vẫn có lợi thế về chi phí lao động trong khi các nước ASEAN khác hay các nước NICS đang mất dần về lợi thế sản xuất hàng hoá có độ thông dụng lao động cao vì giá nhân công ngày càng tăng. Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Thái Lan những loại hàng nông sản nhiệt đới như: chè, cà phê, gạo, rau, quả....và hàng hoá có tỷ trọng chi phí lao động cao như: hàng dệt may, gia công.... ngoài ra Việt Nam còn khai thác được lợi thế so sánh ở loại hàng thuỷ sản, dầu khô mặc dù đây là những loại hàng chủ yếu của Thái Lan.

Các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu của người Thái Lan mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác một loại nhu cầu khác mang phong cách Việt Nam của gần một triệu Việt kiều đang làm việc và sinh sống tại Thái Lan, họ vẫn có nhu cầu những loại hàng hoá mang phong cách Việt Nam từ các loại lương thực phẩm đến các loại thủ công mỹ nghệ. Theo tính toán của các chuyên gia thì một Việt kiều ở Thái Lan có nhu cầu về hàng hoá Việt Nam trị giá khoảng 400USD/ năm. Do vậy, nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam biết khai thác tốt thị trường này thì hàng năm có thể thu về từ hàng hoá xuất khẩu cho đối tượng này khoảng 400 triệu USD.

Về nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam có nhu cầu rất lớn các loại ôtô, xe máy nguyên chiếc, các loại vật liệu xây dựng có chất lượng cao để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước. Đây là loại hàng có lợi thế của Thái Lan trong thương mại quốc tế. Vì vậy trong tương lai Việt Nam sẽ

nhập khẩu khối lượng lớn hàng hoá này, các công ty Thái Lan sẽ hoạt động tốt hơn khi Việt Nam được xem xét đưa từ nhóm nước Y (là những nước hạn chế về nhập khẩu công nghệ thiết bị hiện đại) lên nhóm nước V (là nhóm các quốc gia không bị kiểm soát nhập khẩu công nghệ).

Như vậy, trong vòng 5 năm tới kim ngạch nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan sẽ có mức tăng trung bình 50% - 60% năm. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ phản ánh đúng lợi thế so sánh của mỗi nước mà không bị bóp méo bởi các thủ tục hải quan và công cụ thuế quan khác.

2. Triển vọng đầu tư của Thái Lan vào Việt nam

Hiện tại, giữa Việt Nam và Thái Lan chưa có hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư song phương. Các nhà đầu tư Thái Lan chưa dám đầu tư mạnh vào Việt Nam vì chưa có khung pháp lý bảo vệ quyền lợi cuả họ khi hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hơn nữa họ chưa nhận được sự hỗ trợ giúp của chính phủ Thái Lan. Khi những hạn chế này được xoá bỏ, Chính phủ Thái Lan có một kế hoạch tổng quát để hỗ trợ các nhà đầu tư Thái Lan tại Việt Nam thì khối lượng vốn đầu tư của các công ty Thái Lan vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng vì các doanh nghiệp Thái Lan có ưu thế và cũng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, được Việt Nam khuyến khích như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, lắp ráp xe máy và xây dựng khách sạn....

Thái Lan là một trong những nước hiểu rõ thị trường tiêu dùng của người Việt Nam và cách ứng xử trong kinh doanh của các doanh nhân Việt Nam. Việt Nam không chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư Thái Lan vì có một thị trường tiêu dùng rộng lớn với gần 80 triệu dân mà đối với các nhà đầu tư Thái Lan, Việt Nam còn là địa điểm lý tưởng để phát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, nhằm tận dụng giá nhân công rẻ sau đó lại xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường tiêu thụ trong khu vực cũng như trên thế giới.

Hiện nay một số doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động rất có hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của mình vào thị trường Thái Lan và khu vực, cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp các nước khác thông qua giá cả. Do vậy, khi được sự hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan thì các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam sẽ hoạt động tốt hơn, hàng hoá sản xuất ra sẽ tiêu thụ tốt hơn.

Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam không những khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà còn quan tâm đến tiềm năng của lực lượng Việt kiều ở nước ngoài. Việt kiều ở Thái Lan không những mạnh về tiềm lực tài chính mà đây còn là một nguồn “chất xám” quan trọng. Lực lượng này có thể sử dụng kiến thức của mình góp phần phát triển quê hương. Ngoài ra họ có thể giới thiệu những tiềm năng của môi trường đầu tư Việt Nam với các công ty nơi họ đang làm việc, qua các công ty này sẽ mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều ưu thế để chinh phục thị trường Việt Nam, trong tương lai với sự giúp đỡ của chính phủ Thái Lan chắc rằng các công ty Thái Lan đầu tư vào Việt Nam càng nhiều và có hiệu quả hơn.

3. Triển vọng hợp tác du lịch, dịch vụ và các lĩnh vực khác

Khách sạn du lịch: Đây cũng là một lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư Thái Lan quan tâm vì Thái Lan là một nước có nghành du lịch và khách sạn rất phát triển. Thời gian vừa qua lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối cao (25%).

Đã có nhiều khách sạn Thái Lan mọc lên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây sẽ hoàn thành công trình khách sạn 5 sao ở Hà Nội và trung tâm thương mại cuả SAS.

Ngoài ra, Thái Lan đang chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương:

- Tăng cường trao đổi các đoàn thương mại và tham gia các hội chợ của mỗi bên tổ chức, tăng cường trao đổi thông tin qua văn phòng Tham tán thương mại.

- Gia hạn thời gian sử dụng nốt 50 triệu Baht trong số 150 triệu Baht Thái Lan cho vay từ năm 1992 và ghi nhận ý định của ngân hàng EXIM Thái Lan cho Việt Nam vay 120 triệu USD để thúc đẩy thương mại, đầu tư;

- ODA là một phần không thể thiếu trong nguồn vốn phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Quy định cung cấp ODA của Thái Lan gắn liền với ổn định kinh tế và chính trị. Trong thời gian qua với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan đang làm cho ODA dành cho Việt Nam từ Thái Lan bị cắt giảm rất nhiều, viện trợ song phương của Thái Lan là không lớn trong thời gian tới. Nhưng có một ý nghĩa to lớn hơn đó là Thái Lan “bật đèn xanh” cho các tổ chức tài chính của mình, các ngân hàng của Thái Lan đang hoạt động tại Việt Nam tổ chức cho vay ưu đãi và tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Để tiếp nhận một cách có hiệu quả nguồn viện trợ, phía Việt Nam cần có những dự án hấp dẫn và thúc đẩy hơn nữa công tác giải ngân, nhưng cũng cần chú trọng là không phải vì cố gắng thu hút khối lượng vốn lớn mà không tính đến hiệu quả của dự án, đây là điều nguy hiểm cho tương lai.

- Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản hai nước cũng có một sự thống nhất về giá cả, chất lượng từng loại hàng khi xuất khẩu những loại hàng này sang thị trường khác. Bởi lẽ hai nước đều là những nước xuất khẩu mạnh mặt hàng này, nếu không có sự thống nhất thì cả hai nước dễ bị thua thiệt khi bán hàng. Trong lĩnh vực giáo dục và y tế cũng được Chính phủ hai nước chú trọng hợp tác đầu tư cùng phát triển. Thái Lan cũng đã tài trợ tương đối cho Việt Nam trong hai lĩnh vực này, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của một thế hệ mới ở Việt Nam.

Hợp tác phát triển hệ thống giao thông tiểu vùng để tăng hàng quá cảnh qua các nước Việt Nam - Lào - Thái Lan - Campuchia;

Hợp tác trong vấn đề sở hữu trí tuệ...

Hợp tác trong khuôn khổ quốc tế

Thúc đẩy việc hợp tác trong xuất khẩu gạo;

Cam kết hợp tác trong xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường thế giới;

Hai bên cùng nhau thực hiện những biện pháp đâỷ mạnh xuất khẩu như: Vấn đề sở hữu trí tuệ; vấn đề hàng đổi hàng; Hỗ trợ của phía Thái Lan để các công ty nhập khẩu hàng Việt Nam nhằm tăng kim ngạch buôn bán hai bên, giảm siêu của phía Việt Nam. Phía Thái Lan thực hiện dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ cho ngành thương mại Việt Nam.

III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong những năm tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 43 - 48)