Chính sách kinh tế đối ngoại củaThái lan và Việt nam hiện nay 1 1 Chính sách kinh tế đối ngoại của Thái lan

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 40 - 43)

2 Chính phủ Thái lan luôn xác định: hướng ra bên ngoài là một yêu cầu không thể thiếu để phát triển kinh tế quốc gia. Mục tiêu kinh tế đối ngoại Thái lan có những nội dung sau:

Về chính sách đầu tư: Mở rộng hơn phạm vi đầu tư cho các nhà đầu tư quốc tế. Những lĩnh vực "bị cấm", chẳng hạn như lĩnh vực tài chính trước kia, nay các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư.

3 Tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực kỹ thuật cao và khuyến khích đầu tư gián tiếp qua việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán.

4 Hướng dẫn tạo thêm điều kiện cho các nhà đầu tư Thái lan đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt đầu tư sang các nước láng giềng. Triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, giao thông.

5 Về chính sách cơ cấu:

6 Tiếp tục thực hiện chủ trương chiến lược là thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển, xây dựng một cơ cấu nghành hiện đại. Mục tiêu phấn đấu của Thái lan là làm sao để khách nước ngoài coi Thái lan là đất nước du lịch thực sự chứ không chỉ đơn thuần là thị trường du lịch giá rẻ hơn các nước khác. Thái lan còn có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc để phát triển du lịch khu vực và tiểu vùng, tăng cường hợp tác du lịch với các nước ASEAN. Chính phủ Thái lan còn quan tâm đến dịch vụ vận tải quốc tế, nhất là vận tải đường bộ.

7 Về chính sách thị trường:

Để tăng cường hoạt động xuất khẩu, giữ vững thị trường tong nước, Chính phủ Thái lan đã có một số biện pháp như: tập trung thiết kế và đổi mới sản phẩm xuất khẩu, tìm nguồn nguyên liệu thay thế để hạ giá thành sản phẩm, tạo dựng uy tín cho thương hiệu xuất khẩu của Thái lan. Với những thị trường có khả năng, Thái lan chủ trương khai thác tối đa để đẩy mạnh xuất khẩu.

Về chính sách cạnh tranh:

Thái lan luôn có chủ trương tạo ra môi trường cạnh tranh cho nền kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Thái lan. Chính sách cạnh tranh của Thái lan là chủ trương tăng cường tính quốc tế trong nghành tài chính - ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, thực hiện tư nhân hoá nhiều hơn, làm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của

các ngân hàng nhằm làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn, có năng lực cạnh tranh cũng như có uy tín cao hơn trong thời gian tới.

8 2. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt nam

Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra mục tiêu kinh tế đối ngoại như sau:

Về xuất khẩu:Tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho một số loại mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở mạnh các thị trường mới.

Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, hàng thuỷ sản, dệt may,da giầy, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính...

Bảng III - 18: Cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2001- 2005. Lĩnh vực xuất khẩu Kim ngạch

(Tỷ USD)

Tỷ trọng(%)

Tốc độ tăng bình quân hàng năm Hàng nông lâm thuỷ sản 34,2 30 16

Hàng công nghiệp và tiểu thủ công 79,8 70 16,2 Tổng giá trị: 114 100 15,9

Về nhập khẩu: Mục tiêu chủ yếu của thời kỳ 2000 –2005 là nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ nguồn, giảm tối đa nhập khẩu công nghệ trung gian và thiết bị đã qua sử dụng.

Nhập khẩu đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống trong nước, cần ưu tiên nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Nhập khẩu khuyến khích sản xuất trong nước đồng thời cần có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước ta một cách hợp lý.

Kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng bình quân hàng năm(%) Nguyên vật liệu 74,93 63,5 13,9 Máy móc thiết bị phụ tùng 38,46 32,6 17,2 Hàng tiêu dùng 4,61 3,9 Tổng giá trị 118 100

Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài:

Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điên tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và việc làm.

Tập trung thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, tiếp tục xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Định hướng 5 năm tới dành khoảng 15% vốn vào các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo; khoảng 25% cho ngành công nghiệp và năng lượng; khoảng 25% cho các ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và đô thị. Coi trọng sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư ra nước ngoài; phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ ; du lịch và các dịch vụ khác .

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 40 - 43)