Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ Thái lan

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 59 - 61)

III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ Kinh tế Thương mại Việt Nam Thái Lan trong những năm tớ

1. Các giải pháp từ phía nhà nước Đổi mới chính sách thương mạ

1.2. Các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ Thái lan

Cải cách thủ tục hành chính:

Về lâu dài, việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam cũng cần thực hiện một cách khẩn trương để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước và tham gia có hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế. Hệ thống thủ tục giấy tờ trong giao dịch càng được thay đổi theo hướng tinh giảm, giảm bớt tình trạng nhiều cửa trong giao dịch và có quá nhiều giấy tờ trong xử lý các vụ việc tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cũng cần có sự chấn chỉnh hợp lý nhất là chuyển từ cơ chế “Xin - cho” sang cơ chế “đăng ký trong môi trường hoạt động kinh doanh ”. Phấn đấu ổn tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là cho chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh. Giảm dần, tiến tới ngừng áp dụng các lệnh cấm, lệnh ngừng nhập khẩu tạm thời. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách; áp dụng thí điểm mô hình liên kết 4 bên trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu (doanh nghiệp liên kết với các trường, viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước).

Nâng cấp cơ sở hạ tầng:

Cùng với các thủ tục hành chính rườm rà, hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ thì tình trạng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được những yêu cầu của

môi trường kinh doanh hiện đại cũng gây nhiều khó khăn cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển quan hệ kinh tế quốc tế như: nâng cấp hải cảng, sân bay, hoàn thiện hệ thống thông tin, liên lạc nhất là việc nối mạng Internet.

Phát triển hệ thống ngân hàng:

Ngoài ra, Việt Nam cần phát triển hệ thống ngân hàng, áp dụng các phương pháp thanh toán quốc tế với nhiều đồng tiền khác nhau tạo thuận lợi cho các thương vụ được thực hiện nhanh chóng. Việt Nam cần đào tạo cán bộ kinh doanh quốc tế có đạo đức và tinh thông nghiệp vụ để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả .

Do tính chất của công việc phát triển cơ sở hạ tầng là cần khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên không thu hút đầu tư của tư nhân và các công ty có tiềm lực nhỏ. Nhà nước phải đứng ra xây dựng,cải tạo cơ sở hạ tầng thông qua nguồn vốn đầu tư từ ngân sách. Có thể khai thác các khoản vay ưu đãi của ngân hàng thế giới (WB, ADB, IMF và các khoản viện trợ ODA song phương của các chính phủ nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Các công trình xây dựng lớn có thể thiết lập các dự án để kêu gọi đầu tư nước ngoài dưới hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT).

Quản lý và điều hành tỷ giá hối đoái

Những năm tháng gần đây đồng nội tệ đã dần dần khẳng định sự ổn định trong sức mua đối nội, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam hiện đang có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên việc tỷ giá tăng là do cầu ngoại tệ của ta lớn hơn thực tế một cách giả tạo trong khi chúng ta vẫn duy trì khá lâu lãi suất ngoại tệ tương đối cao và giảm mạnh lãi suất nội tệ cùng với rất nhiều kênh tín dụng ưu đãi bằng đồng nội tệ để kích cầu. Vấn đề tỷ giá bây giờ không còn là vấn đề sách lược mà là vấn đề chiến lược cấp bách. Vì vậy, về phía các ngân hàng, cần có những chính sách quản lý tiền tệ hợp lý hơn như:

- Kiểm soát chặt chẽ tiến tới triệt tiêu hoàn toàn chức năng làm phương tiện lưu thông của ngoại tệ trên lãnh thổ đất nước góp phần xác định “cầu” thực về ngoại tệ trên lãnh thổ qua từng thời điểm vận động của nền kinh tế.

- Vận dụng quy luật tiền tệ để tác động trực tiếp vào mối quan hệ giữa lãi suất đồng nội tệ với lãi suất đồng ngoại tệ theo hướng ưu tiên sự tôn trọng tính ổn định giá trị của đồng nội tệ.

- Cơ chế xác định và công bố tỷ giá của Ngân hàng Trung ương được thực hiện theo phương pháp gắn với thị trường ngoại tệ như hiện nay nói chung là tốt. Tuy nhiên cần bổ sung thêm các thành viên tham gia vào thị trường ngoại tệ voà việc tính tỷ giá bình quân cuối giờ ngày hôm trước và mở rộng biên độ cho phép từ 0,1 lên 0,3%.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w