Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 61 - 69)

III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ Kinh tế Thương mại Việt Nam Thái Lan trong những năm tớ

2.Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Thái Lan:

Cần tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp thông qua khảo sát thị trường trực tiếp hoặc qua các hình thức Marketing khác nhau. Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các đồng doanh nghiệp của hai nước là một yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy buôn bán giữa hai nước.

Thái Lan là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với chúng ta.Thế nhưng, cho đến nay hàng Việt Nam vào Thái Lan mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường này. Ngoài nguyên nhân là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam chưa cao, còn phải kể tới một nguyên nhân quan trọng là công tác xúc tiến xuất khẩu của ta còn yếu chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Thái Lan.

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hoá VN tại Thái Lan là rất lớn, thế nhưng tại thời điểm này do có những hạn chế nhất định (chất lượng còn kém, chủng loại và kiểu dáng đơn điệu,...) nên hàng của ta chỉ có thể thâm nhập được vào thị trường này một cách suôn sẻ nếu như chúng ta có

hoạt động xúc tiến xuất khẩu mạnh. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do nhiều doanh nghiệp còn chưa coi trọng công tác xúc tiến xuất khẩu. Một số doanh nghiệp chú trọng tới công tác này, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế do khả năng tài chính hạn hẹp. Một số doanh nghiệp khác thì đầu tư khá lớn cho hoạt động này, nhưng hiệu quả thu được còn thấp, nguyên nhân là do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Do vậy, Nhà nước cần tài trợ một phần kinh phí và hỗ trợ trong công tác xúc tiến xuất khẩu để giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận, xâm nhập dễ dàng và đứng vững trên thị trường Thái Lan.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Thái Lan, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp sau:

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường Thái Lan thông qua việc đàm phán, ký kết các Hiệp định, thoả thuận thương mại nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường, trước hết là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Thành lập tổ tư vấn cấp cao của Bộ Thương mại hai Chính phủ nhằm tìm hiểu những vấn đề pháp lý còn thiếu cho doanh nghiệp hai bên. Cập nhật thường xuyên thông tin về thị trường để thông báo cho doanh nghiệp. Điều chỉnh hoặc khắc phục những vướng mắc cho các doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ kinh doanh. Giúp các doanh nghiệp tìm những đối tác trực tiếp, tin cậy lâu dài.

- Nhà nước Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trường Thái Lan.

- Cho phép thành lập một Trung tâm xúc tiến thương mại VN tại Thái Lan để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Việc làm này có thể thu hút được các doanh nghiệp và cộng đồng người Việt thuê diện tích tại trung tâm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng, giao dịch mua hàng của Thái Lan, tạo đầu mối, xúc tiến cho các doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các bạn hàng Thái Lan.

- Mở rộng hình thức chợ xúc tiến xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện nay ở Việt Nam mới có chợ xúc tiến nông sản xuất khẩu. Chợ có sự tham gia của các nhà kinh doanh, các nhà sản xuất, các ngân hàng, các công ty giao nhận, các hãng bảo hiểm, các cơ quan giám định. Hàng ngày chợ cung cấp thông tin miễn phí về giá cả, sản lượng nông sản trên thế giới. Tại đây còn được xem truyền hình trực tiếp thị trường mua bán nông sản hạn ngạch ở London và New York. Chợ còn cung cấp các thông tin bằng fax và email theo yêu cầu. Nếu các mặt hàng khác như rau quả, thuỷ hải sản,v.v... cũng có chợ xúc tiến xuất khẩu như mặt hàng nông sản thì triển vọng xuất khẩu những năm tới sẽ rất khả quan.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu, tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu, hoặc gián tiếp dùng ngân sách Nhà nước tuyên truyền xúc tiến thương mại. Mở rộng trợ cấp đối với nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, không nên chỉ bó gọn dành cho các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:

Con người là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng

hoá: chất lượng hàng kém, không đồng đều và kiểu dáng còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá rất thấp. Do vậy, để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải chú trọng tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất, chế biến. Đồng thời, chúng ta nên phối hợp với các nước và các tổ chức quốc tế để gửi các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ có triển vọng của ta ra nước ngoài đào tạo. Nếu chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thì chưa đủ mà phải có một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi nữa thì mới có thể đưa những sản phẩm có chất lượng cao tới được người tiêu dùng Thái Lan. Như thế cũng vẫn chưa đủ mà phải có cả một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thì mới đưa doanh nghiệp phát triển lên được.

Về phía Nhà nước:

- Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn lại cán bộ thương mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

- Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật.

- Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU. Về phía doanh nghiệp:

cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Các doanh nghiệp phải luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động, nhậy bén, học hỏi,v.v. Từng doanh nghiệp phải dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Đối với cán bộ thương mại, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà phải nâng cao cả ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ khó thành công trong đàm phán và thường bị ở thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.

Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh:

Các doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử vì thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn. Các Website của doanh nghiệp được ví như là những Trung tâm thông tin, văn phòng đại diện và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp đó ở mọi nơi, mọi lúc trên mọi phương diện.

Để áp dụng thương mại điện tử, mỗi doanh nghiệp cần tiến hành theo ba bước: soạn thảo, thiết kế, triển khai. ở giai đoạn soạn thảo chiến lược, vấn đề quan trọng là làm thế nào để khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình chứ không phải của các đối thủ và xác định khách hàng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định cụ thể sản phẩm gì, thị trường nào, đối tượng khách hàng, mục tiêu... để sẽ bán trên mạng. Bước tiếp theo là thiết kế trang web. Phải thiết kế làm sao trang web có sức hấp dẫn, tiện dụng. Muốn vậy, doanh nghiệp nên tìm đến các nhà thiết kế trang web chuyên nghiệp. Bước cuối cùng là phải lưu ký trang web. Về nguyên tắc, nếu doanh nghiệp đã có mạng riêng, có đường kết nối tốc độ, thì có thể lưu ký trên máy chủ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải nắm vững được các nguyên tắc thâm nhập thị trường Thái Lan, đó là:

Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng

Tính đa dạng của thị trường (mùa, lứa tuổi, khu vực,v.v.) Sản xuất càng gần với thị trường càng tốt (market - in). Điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hướng của người tiêu dùng. Khi tung ra mặt hàng mới phải chú ý đến phản ứng của người tiêu dùng để xem có nên tiếp tục hay không việc sản xuất mặt hàng dó.

Chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng. Người tiêu dùng muốn chọn loại nào cũng có (ví dụ: to, nhỏ, nhiều chức năng, hình thái, v.v.). Hàng hoá phải đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

2 Hạ giá thành sản phẩm

Đối thủ cạnh tranh của ta về các hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là Trung Quốc và các nước ASEAN. Nên khi xuất khẩu phải tính đến cước phí vận chuyển làm sao cước phí này là nhỏ nhất.Vì cho dù giá sản xuất rẻ hơn so với các nước khác nhưng giá vận chuyển, lưu kho...mà lớn thì cũng không cạnh tranh được.

Đảm bảo thời gian giao hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tối quan trọng là phải bảo đảm thời hạn mà bên mua yêu cầu. Nếu giao hàng chậm không bảo đảm được thời hạn giao hàng sẽ làm mất đi uy tín kinh doanh và cơ hội bán hàng, vì hàng thông thường tiêu thụ theo mùa vụ. Không đảm bảo thời hạn giao hàng khiến cho bên mua sẽ không đặt hàng lần sau.

Duy trì chất lượng sản phẩm

Không nhất thiết phải là hàng hoá có chất lượng cao. Điều quan trọng là chất lượng hàng phải ổn định mà thị trường chấp nhận.

Tránh những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu không cần thiết. Những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu của người sử dụng sẽ khiến cho giá thành cao lên và người tiêu dùng sẽ không mua nữa.

Trên đây là những biện pháp mà Nhà nước và doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu tiến lên thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

- Trước hết cả hai bên phải có kế hoạch toàn diện và đồng bộ về buôn bán hai chiều trong bối cảnh mới của tự do hoá thương mại khu vực và những biến đổi trong nền kinh tế của mỗi nước. Những thoả thuận ở cấp Chính phủ cả đối với các mặt hàng cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp của cả hai bên mở rộng các hoạt động kinh doanh buôn bán.

- Cần gắn thương mại với đầu tư nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào phong phú của Việt Nam, nếu được kết hợp với vốn và công nghệ của Thái lan sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là hàng nông sản. Theo quy chế của ASEAN các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến chưa được đưa vào danh mục của CEPT, trong khi chế biến nông sản của Việt Nam rất hạn chế. Vì vậy, hợp tác đầu tư trong việc chế biến nông sản góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường khu vực. Đối chiếu nhiều ngành hàng như các ngành công nghiệp lắp ráp, công nghiệp dệt và may mặc cũng cần được hợp tác theo hướng đó.

- Có thể thành lập các hội xuất khẩu của hai nước về những ngành mà cả hai nước có thế mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm những bất lợi do cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu của hai nước gây ra, đồng thời tăng khả

năng thâm nhập thị trường thế giới về những mặt hàng này, như mặt hàng gạo.

- Tổ chức xúc tiến thương mại hai nước nối nạng trang Web để phục vụ cho doanh nghiệp hai bên. Định kỳ hàng năm tổ chức xúc tiến thương mại của hai nước gặp nhau luân phiên tại thủ đô hai nước để trao đổi chương trình hợp tác.

- Việt Nam nên tranh thủ sự giúp đỡ của Thái Lan trong những lĩnh vực mà Thái Lan rất có kinh nghiệm như tiếp thị các nghiệp vụ thương mại quốc tế, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu. Việc này không chỉ giúp cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trình độ quốc tế mà còn giúp cho chính các nhà doanh nghiệp Thái Lan đang có quan hệ buôn bán với Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nhìn nhận lại thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Thái Lan ta thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ đầu tư của Thái Lan, rõ ràng là thông qua việc buôn bán với Thái Lan, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công phù hợp với đường lối mở cửa mà chính phủ Việt Nam đã đề xướng. Tuy nhiên, thị trưòng Thái Lan là thị trường mới. Do vậy, để có thể thâm nhập thành công vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng và các quy định về hàng hoá trên thị trường này để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy, việc xúc tiến thâm nhập hàng hoá vào thị trường này không chỉ đòi hỏi những nỗ lực không ngừng từ phía doanh nghiệp mà còn cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước cũng như của các thành phần kinh tế. Về phía các nhà làm luật nên xây dựng luật thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, phải sửa đổi bổ sung luật sao cho phù hợp . Có như vậy mới tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này và thu hút được các nhà đầu tư nhiều hơn.

liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế còn nhiều hạn chế. Cho nên, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trường Đại học ngoại thương, các bạn quan tâm đến đề tài này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 61 - 69)