Đầu tư trực tiếp củaThái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 31 - 33)

II. Quan hệ Kinh tế Thương mạiViệt nam Thái lan từ năm 1990 đến nay

2.Đầu tư trực tiếp củaThái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 đến nay

nay

Về số dự án đầu tư : Năm 1987, Việt Nam ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam -luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là hết sức cởi mở của Việt Nam và liên tiếp các điều chỉnh và sửa đổi từ đó đến nay theo hướng ngày càng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ sau đó 4 năm, năm 1991 những công ty liên doanh đầu tiên giữa Thái Lan và Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động và tính đến 15/7/2002, Thái Lan có 105 dự án ở Việt Nam với vốn đầu tư là 1,052 tỷ USD đứng thứ 11 trong tổng số của 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của các nhà đầu tư Thái Lan.

Về hình thức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam: Phổ biến nhất là hình thức liên doanh với 60 dự án, tiếp đến là hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với 30 dự án và cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ 60 dự án dưới hình thức xí nghiệp liên doanh có tổng số vốn đăng ký là 850 triệu chiếm 81,5% tổng số vốn đầu tư là 1,15 tỷ USD. Trong số này có một số dự án với mức vốn cam kết cao so với các dự án khác của Thái Lan, trên 40 triệu USD như: Công ty phát triển KCN Long Bình (46,072 triệu USD) Công ty TNHH S.A.S - CTAMD (42,775 triệu USD), Công ty Liên doanh sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy (40,235 triệu USD)....

+ Khoảng 30 dự án thuộc hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, với 192.3 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 18,4% tổng số vốn đầu tư. Trong đó, có

hai dự án trong lĩnh vực ngân hàng tài chính (30 triệu USD ), 11 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm (78.725 triệuUSD) còn lại là các dự án trong lĩnh vực khác (83,575 triệu USD). Đầu tư Thái Lan tập trung đầu tư với hình thức liên doanh, các dự án dưới hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 18,4% tổng số vốn đăng ký. Như vậy, các nhà đầu tư Thái Lan quá thận trọng, chưa mạnh dạn đầu tư vào các dự án lớn với hình thức 100% vốn nước ngoài tại Việt nam (trừ dự án khách sạn Mellia ở phố Lý Thường Kiệt- Hà nội).

Về quy mô vốn đầu tư của từng dự án: Tính bình quân các dự án này khoảng 13,3 triệu USD/1 dự án, so với các nước đầu tư trong khu vực vào Việt Nam thì mức đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam cũng ở mức tương đối cao. Thái Lan hiện có 6 dự án trên 40 triệu USD, 23 dự án trên 15 triệu USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư của Thái Lan đã và đang có xu hướng làm ăn lâu dài trên thị trường Việt Nam.

Về cơ cấu đầu tư theo địa phương: Hầu hết các nhà đầu tư của Thái đầu tư tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra còn có một số tỉnh khác như Quảng ninh, Vũng tàu, Hà tây, Đà nẵng.

Về lĩnh vực đầu tư: Các dự án đầu tư của Thái Lan tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

+Công nghiệp chế biến ( chế biến nông, hải sản, sản xuất thức ăn gia súc, khai thác đá quý, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng ).

+ Khách sạn, du lịch. + Dịch vụ ngân hàng.

3 lĩnh vực này chiếm phần lớn vốn đầu tư vào Việt Nam với 67 dự án với số vốn là 838,5 triệu USD.

Bảng II- 16: Đầu tư trực tiếp của Thái Lan phân theo lĩnh vực. (Đơn vị:Triệu USD)

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Quan hệ Kinh tế - Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong giai đoạn hiện nay " pptx (Trang 31 - 33)