Đặc điểm tri thức môn GDCD ở trờng THPT.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kiểm tra kết quả học tập trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 32 - 35)

Đặc điểm tri thức của môn GDCD

Chơng trình môn GDCD cấp THPT đợc tính từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là cấp cuối cùng của chơng trình giáo dục phổ thông.

Đối với môn GDCD, đây là một môn học trong chơng trình giáo dục phổ thông, cũng nh đối với các môn học tự nhiên và xã hội khác, môn GDCD cũng đã đợc các em làm quen ở cấp I và cấp II nh môn: Đạo đức, môn giáo dục công dân THCS và nối tiếp ở cấp THPT các em tiếp tục tìm hiểu kiến thức sâu hơn về nội dung của môn học.

Chơng trình GDCD ở trờng THPT là một môn khoa học xã hội, quy ớc là môn GDCD. Nó phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các tri thức môn GDCD là tri thức về triết học, kinh tế – chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học.

Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản sau đây của môn GDCD ở trờng THPT:

Thứ nhất, tri thức môn GDCD có tính lý luận, khái quát cao về những thuộc tính cơ bản của hiện thực. Điều này đợc chứng minh ở chỗ các khái niệm quy luật phạm trù của môn GDCD có khả năng bao quát một phạm vi rộng lớn đời sống hiện thực.

Ví dụ: Quy luật mâu thuẫn đợc khái quát từ những mâu thuẫn của các sự vật hiện tợng trong giới tự nhiên và xã hội:

- điện tích âm và điện tích dơng trong vật lý học - đồng hoá và dị hoá trong cá thể sinh học.

Thứ hai, tri thức của môn GDCD có mối liên hệ hữu cơ với đời sống kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức.

Ví dụ: kiến thức về đạo đức có liên quan đến các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kiến thức pháp luật có liên quan đến các hoạt động pháp luật trong đời sống xã hội.

Thứ ba, các tri thức khoa học của môn GDCD đặc biệt là triết học có quan hệ hữu cơ với các tri thức của khoa học liên môn.

Ví dụ: khái niệm vật chất, ý thức có liên quan đến kiến thức của các môn học nh: Vật lí học, tâm lí học, hoá học...

Các quy luật lợng – chất, mâu thuẫn, phủ định của phủ định có liên quan đến kiến thức của các môn học nh: Toán học - quan hệ số lợng đại lợng; hoá học - biến đổi chất; sinh học - tiến hoá của sự vật...

Những đặc điểm trên của môn GDCD cho thấy cần phải vận dụng phơng pháp dạy học và phơng pháp kiểm tra kết quả học tập phù hợp với đặc điểm môn học.

Về nội dung và cấu trúc chơng trình của môn GDCD ở trờng THPT

Theo quy định của Bộ GD - ĐT nội dung và cấu trúc chơng trình môn GDCD ở trờng THPT đợc chia làm 5 phần với thời lợng phân phối nh sau:

1) Lớp 10 đợc cấu trúc gồm hai phần:

- Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phơng pháp luận khoa học (16 tiết lý thuyết).

- Phần II: Công dân với đạo đức (11 tiết lý thuyết). 2) Lớp 11 đợc cấu trúc gồm hai phần tiếp theo:

- Phần III: Công dân với kinh tế (14 tiết lý thuyết).

- Phần IV: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội (13 tiết lý thuyết). 3) Lớp 12 đợc cấu trúc gồm:

- Phần V: Công dân với pháp luật (27 tiết lý thuyết).

Mục tiêu của chơng trình môn GDCD đợc đánh giá trên ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, đợc đặt ra cho chơng trình môn GDCD ở trung học phổ thông là:

a. về kiến thức:

- có hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phơng pháp biện chứng. - Biết đợc một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; hiểu biết một số yêu cầu đạo đức đối với ngời công dân hiện nay.

- Biết đợc một số phạm trù và quy luật kinh tế cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của nhà nớc.

- Biết đợc Nhà nớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiểu đờng lối quan điểm của Đảng; Các chính sách quan trọng của Nhà nớc về xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay.

- Hiểu bản chất vầ vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nớc, nhân loại. Hiểu quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Hiểu trách nhiệm công dân trong việc thực hiện đờng lối, quan điểm của Đảng; pháp luật; chính sách của nhà nớc; hiểu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm khi tham gia phát triển kinh tế của công dân.

b. Về kỹ năng

- Vận dụng đợc kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các hiện tợng, các sự kiện, các vấn đề trong cuộc sống phù hợp với lừa tuổi.

- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội. Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh phê phán đối với các hành vi, hiện tợng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân.

- Yêu cái tốt cái đúng, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi, việc làm tiêu cực.

- Yêu quê hơng đất nớc. Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.

- tin tởng vào đờng lối, chủ trơng của Đảng; tôn trọng pháp luật chính sách của Nhà nớc và các quy định chung của cộng đồng, của tập thể.

- có hoài bão và mục đích sống cao đẹp.

Nội dung kiểm tra của môn GDCD phải căn cứ vào nội dung cấu trúc ch- ơng trình, yêu cầu mục tiêu của môn học nhằm đảm bảo tính khách quan, tính vừa sức đối với việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kiểm tra kết quả học tập trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w