Một số điểm lu ý khi sử dụng các phơng pháp kiểm tra kết quả học tập môn GDCD ở trờng THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kiểm tra kết quả học tập trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 62)

học tập môn GDCD ở trờng THPT

Nhằm vận dụng tốt các phơng pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong thiết kế các đề kiểm tra thì giáo viên cần phải thực hiện tốt các yếu cầu sau:

Thứ nhất, mỗi phơng pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh đều có những đặc điểm riêng, nên trong quá trình vận dụng để thiết kế đề kiểm tra giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm của học sinh, mục đích của việc kiểm tra, nhằm… tránh việc giáo viên ra đề quá sức đối với học sinh hoặc đề kiểm tra không có điều kiện đợc thực hiện.

Thứ hai, mỗi phơng pháp kiểm tra đều có những u và nhợc điểm khác nhau nên mỗi phơng pháp kiểm tra không phảI là chìa khóa vạn năng để có thể kiểm tra tất cả năng lực học tập của học sinh, Ví dụ: Phơng pháp tự luận có u điểm là kiểm tra đợc năng lực khái quát hoá, trừu tợng hoá nhng lại hạn chế về nội dung, nội dung kiểm tra hẹp không khái quát đợc hết chơng trình nên học sinh có thể học tủ. Đối với phơng pháp trắc nghiệm khách quan, tuy khắc phục đợc hạn chế của phơng pháp tự luận, song hạn chế của phơng pháp này là học

sinh có thể đoán mò, câu trả lời không có sự suy luận. Còn đối với phơng pháp dự án, u thế của phơng pháp này là kiểm tra đợc năng lực liên hệ thực tế của học sinh, song phần kiểm tra lý luận lại giảm vì học sinh chỉ có thể nêu qua chứ không có sự phân tích, suy luận…

Do vậy khi thiết kế đề kiểm tra giáo viên không nên phủ nhận vai trò của phơng pháp này, tuyệt đối hoá vai trò của phơng pháp khác mà giáo viên cần phải biết kết hợp chúng với nhau tạo nhằm phát huy u điểm của các phơng pháp.

Thứ ba, thời lợng cho các tiết kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT: đối với kiểm tra 1 tiết thời lợng kiểm tra là 45 phút, đối với kiểm tra 15 phút thời lợng cho kiểm tra là 15 phút, đối với kiểm tra học kỳ, thời lựng cho kiểm tra là 45 phút. Do vậy khi thiết kế các đề kiểm tra cho học sinh giáo viên cần phải căn cứ vào thời gian để ra đề.

Kết luận chơng 2.

Cùng với việc đổi mới phơng pháp giáo dục, việc đổi mới phơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đang đợc quan tâm đúng mức nhằm đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình dạy học. Trong giai đoạn hiên nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của mạng Iternet, kỹ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đang có nhiều đổi mới để theo kịp với sự phát triển đó của thời đại. Nh phơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan (test), học sinh có thể tự kiểm tra kết quả học tập của mình mọi nơi mọi lúc, hoặc có thể kiểm tra so sánh kết quả học tập của mình với mọi ngời trên thế giới... Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, giúp thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập vào nền tri thức thế giới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trớc khi bớc vào cuộc sống.

Trớc sự phát triển mạnh mẽ đó của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh. ở nớc ta, trong những năm

gần đây công tác kiểm tra đánh gía kết quả học tập của học sinh cũng đang đợc quan tâm đúng mức, đã có các buổi thảo luận và các cuộc nghiên cứu khác nhau về việc đổi mới phơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đợc diễn ra nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong khâu này.

Xuất phát từ thực trạng của việc kiểm tra kết quả học tâp của học sinh và sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc thiết kế đề kiểm tra vừa đảm bảo đợc nội dung yêu cầu của khâu đánh giá kết quả học tập vừa đảm bảo phát huy tính tích cực và tâm thế thoải mái là một điều cấn thiết. Các dạng bài về kiểm tra bằng phơng pháp trắc nghiệm khách quan, dự án, trò chơi sẽ giúp học sinh đảm bảo các yêu cầu trên của khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

C. kết luận

Con ngời là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, vì vậy chính sách phát triển con ngời luôn đợc các nớc quan tâm và đặt lên vị trí hàng đầu. ở nớc ta, để phát triển con ngời một cách toàn diện thì giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng và đợc Đảng và Nhà nớc xem đó là quốc sách hàng đầu.

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với cuộc vận động bốn không trong ngành giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức của thầy cô giáo và nói không với việc học sinh “ngồi nhầm lớp”. Cuộc vận động đổi mới phơng pháp dạy học cũng rất đợc Đảng và Nhà nớc quan tâm. Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 9/12/2006 của Quốc hội khoá X về đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chơng trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chơng trình, phơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nớc phát triển trong khu vực và trên thế giới” [5;207].

Thực hiện sự chỉ đạo của Quốc Hội khoá X, Bộ GD-ĐT đặt ra yêu cầu đối với đổi mới phơng pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh phải chuyển biến theo hớng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trớc các vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Trong những năm qua việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh THPT đang dần đợc sử dụng các phơng pháp dạy học tích cực trong khâu ra đề và chấm bài, từ đó hớng tới đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra công bằng, khách

quan và giảm sức ép tâm lý cho học sinh, nâng cao chất lợng giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế về đổi mới phơng pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh, qua quá trình nghiên cứu của đề tài đã rút ra một số kết luận:

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học nói chung và đối với môn GDCD nói riêng.

- việc sử dụng phù hợp các phơng pháp kiểm tra là điểm có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nó thể hiện nghệ thuật giảng dạy và sự tâm huyết đối với học sinh của ngời giáo viên.

- Bên cạnh việc sử dụng hợp lý các phơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc thiết kế các đề kiểm tra cũng rất quan trọng, nó phải đảm bảo đợc những yêu cầu của một đề kiểm tra đó là: Tính khách quan, tính toàn diện, tính thờng xuyên và tính hệ thống, và tính công khai, thì đề kiểm tra cũng phải đảm bảo đợc tính vừa sức của học sinh.

- trong nhà trờng hiện nay việc sử dụng các phơng pháp mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tuy đợc quan tâm song vẫn còn nhiều hạn chế nh: Giáo viên cha mạnh dạn sử dụng các phơng pháp mới trong khâu kiểm tra, hoặc việc sử dụng chỉ là qua loa. Nguyên nhân của thực tế này đó là do khâu thiết kế đề kiểm tra phức tạp, mất nhiều thời gian. Do vậy, thiết nghĩ để có thể thực sự đổi mới đợc phơng pháp kiểm tra kết quả học sinh thì nhà trờng nên xem đây là một tiêu chí để đánh việc đổi mới phơng pháp dạy học của giáo viên.

1. Phùng Văn Bộ (1999), Lý luận dạy học môn GDCD, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

2. Mai Văn Bích (chủ biên), (2007), Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục. 3. Mai Văn Bích (chủ biên), (2007), Giáo dục công dân 11, Nxb Giáo dục. 4. Mai Văn Bích (chủ biên), (2007), Giáo dục công dân 12, Nxb Giáo dục. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Vơng Tất Đạt (1994), Phơng pháp giảng dạy GDCD, Nxb Đại học s phạm, Hà Nội.

7. Gs. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục

8. Lê Văn Hồng (1998) , Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học s phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Luật dân sự (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Hội

11. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Luật hình sự (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13. Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đã Nẵng.

14. Trần Văn Thành (chủ biên) (2009), Bài tập thực hành môn GDCD 10, Nxb Giáo dục, Việt Nam

15. Trần Văn Thành (chủ biên) (2009), Bài tập thực hành môn GDCD 11, Nxb Giáo dục, Việt Nam

16. Trần Văn Thành (chủ biên) (2009), Bài tập thực hành môn GDCD 12, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp kiểm tra kết quả học tập trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w