Cách thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo quan điểm tích hợp.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (mẫu giáo lớn 5 6 tuổi) (Trang 27 - 30)

trẻ mẫu giáo làm quen với tác phẩm văn học.

2.1. Cách thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học theoquan điểm tích hợp. quan điểm tích hợp.

Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi thấy để tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo quan điểm tích hợp có hiệu quả có thể tiến hành tiết học theo trình tự sau:

Bớc 1: Định hớng.

Giáo viên phải xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt đối với từng tiết học cụ thể.

- Kiến thức: Xác định những kiến thức sẽ truyền đạt cho trẻ và nội dung tích hợp.

- Kỹ năng: Hình thành ở trẻ kỹ năng gì?

- Giáo dục: Thông qua tác phẩm đó giáo dục trẻ cái gì? * Ví dụ: Giáo án: Quả bầu tiên.

Chủ điểm: Thực vật.

- Kiến thức: + Củng cố kiến thức về các loại quả, thế giới thực vật.

+ Trẻ hiểu nội dung câu chuyện nhận ra tính cách đối lập giữa chú bé và tên địa chủ.

- Kỹ năng: + Dạy trẻ kỹ năng kể diễn cảm tác phẩm. + Kỹ năng xé dán, nặn, vẽ.

- Giáo dục: Giáo dục trẻ sống nhân hậu, yêu quý chăm sóc động vật xung quanh chăm sóc cây, tới nớc, không bứt lá bẻ cành.

Bớc 2: Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong tiết học

Trên cơ sở bớc một cần lựu chọn nội dung các môn học khác để hỗ trợ cho

bài học. Phải chú ý khi lựa chọn nội dung sao cho phù hợp tạo cho giờ học thêm sinh động, trẻ hứng thú, hiệu quả giáo dục cao.

*Ví dụ: Giáo án: Quả bầu tiên. Chủ điểm: Thực vật.

ở tiết dạy này tôi đã lựa chọn nội dung các môn học: Âm nhạc, Môi trờng xung quanh, Thể dục, Tạo hình, ca dao tục ngữ để tích hợp vào giờ học. Việc vận dụng tích hợp các môn học khác một phần hỗ trợ cho tiết học trở nên hấp dẫn mặt khác giúp củng cố nội dung các môn học khác. Tóm lại việc vận dụng tích hợp nội dung các môn học khác làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, trẻ hứng thú học tránh tẻ nhạt, nhàm chán. Tuy nhiên cần lu ý khi chọn nội dung tích hợp và cách thức tiến hành tích hợp phải hợp lý thì hiệu quả mới cao.

Cụ thể ở tiết học này tôi đã kết hợp cho trẻ chơi trò chơi vận động "Gieo hạt" để gây hứng thú, cuối tiết học khi cho trẻ về góc để nặn vẽ Quả bầu tiên tôi đã kết hợp âm nhạc tạo cho trẻ hứng thú khi hoạt động.

Bớc 3: Chuẩn bị.

Nh chúng ta biết tuổi mầm non là lứa tuổi mà đặc điểm t duy của trẻ còn mang tính t duy trực quan hành động. Vì vậy đồ dùng đồ chơi phục vụ trong tiết học là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học tốt hơn. Chính vì thế cô giáo mầm non khi tiến hành một tiết học phải chuẩn bị thật chu đáo đầy đủ đồ dùng đồ chơi.

Yêu cầu đồ dùng chuẩn bị của giáo viên phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

- Đồ dùng phải phù hợp với tiết học, phù hợp với độ tuổi. - Đồ dùng phải đảm bảo an toàn, có tính s phạm cao. - Đồ dùng phải đẹp, màu sắc tơi sáng hấp dẫn trẻ.

Với thể loại truyện thơ có thể sử dụng tranh ảnh minh hoạ, dùng mô hình hoặc sử dụng rối, mũ rối hoặc trang phục để trẻ đóng kịch. Chính những đồ dùng đó tạo sự thích thú, cuốn hút, hấp dẫn trẻ. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ đến sự thành công của tiết học.

Riêng đối với thể loại truyện, thơ là thể loại thuộc nghệ thuật. Vì vậy sự chuẩn bị của giáo viên còn yêu cầu cô đọc kỹ, hiểu, thấm nhuần tác phẩm, xác định giọng đọc, giọng kể cho từng đoạn, từng nhân vật phù hợp cuốn hút có hồn, kèm theo những cử chỉ điệu bộ nét mặt. Tất cả những cái đó giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ trớc khi tiến hành giờ dạy.

*Ví dụ: ở giáo án: Kể chuyện: Hai anh em Chủ điểm: Gia đình.

Chuẩn bị: - đọc kỹ tác phẩm, kể diễn cảm câu chuyện, xác định giọng ngời anh, ngời em, ông tiên.

- Tranh minh hoạ câu chuyện cỡ lớn, cỡ nhỏ, mô hình ngời anh, ngời em.

- Trẻ đợc làm quen trớc bài hát "Tổ ấm gia đình", "Năm ngón tay ngoan", thơ "Làm anh".

Bớc 4: Tiến hành tiết dạy.

Đây là khâu quan trọng quyết định tất cả những bớc trên đều chuẩn bị cho bớc này. Đối với các tác phẩm văn học theo chơng trình cải cách dạy trên 2 - 3 tiết học còn theo chơng trình đổi mới chỉ đợc thực hiện trên một tiết học. Vì vậy để đảm bảo nội dung kiến thức truyền đạt cho trẻ thì ở mọi lúc mọi nơi tôi đã cho trẻ làm quen và khi tiến hành tiết dạy hãy để cho trẻ đợcnói lên hiểu biết của mình giáo viên phải lấy trẻ làm trung tâm, phải phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, đặt cho trẻ những câu hỏi để trẻ nói lên suy nghĩ của mình.

* Ví dụ: ở mọi lúc mọi nơi tôi có thể hỏi trẻ: - Các con có biết ở Hà Nội có những cảnh đẹp gì? - Ai đã đi Hà Nội, ra Hà Nội đợc đi chơi những đâu? - ở Hồ Gơm có những gì?

- Các con có biết tại sao có tên gọi là Hồ Gơm không? - Ngoài tên gọi Hồ Gơm còn có những tên gọi gì khác? - Vì sao giữa Hồ Gơm lại có tháp Rùa?

Khi tiến hành tiết dạy, đảm bảo 3 bớc.

* Ví dụ: Giáo án: Kể chuyện: Sự tích Hồ Gơm. Chủ điểm: Quê hơng - Thủ đô - Bác Hồ.

1. ổn định tổ chức: Đàm thoại về Hà Nội, hát bài "Yêu Hà Nội". 2. Trọng tâm: - Cô kể mẫu.

- Đàm thoại trích dẫn làm rõ ý . - Trẻ tập kể bắt chớc lời nhân vật.

3. Nhận xét đánh giá tiết học: Nhận xét chung cả lớp, khen ngợi trẻ tập thể cá nhân.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (mẫu giáo lớn 5 6 tuổi) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w