Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 27 - 30)

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Trong năm 2010, nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và do tác động của các biện pháp kích cầu của chính phủ trong năm 2009, giá trị sản lượng ngành xây dựng tăng trưởng 23% yoy. Sự tăng trưởng ngành xây dựng làm tăng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và các sản phẩm thép khác, đã giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ thép các loại đạt 4,9 triệu tấn, tăng 20% yoy.

Sang năm 2011, kinh tế vĩ mô của Việt Nam xấu hơn so với năm 2010. Những vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam trong năm 2011 bao gồm lạm phát tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá USD/VND biến động mạnh làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp do lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi suất cho vay ở mức cao làm tăng chi phí vốn vay và làm giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp… Chính sách vĩ mô chủ đạo trong năm 2011 là thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, đặc biệt là siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất. Ngoài ra, để chống lạm phát, chính phủ cũng đã áp dụng chính sách cắt giảm đầu tư công. Trong bối cảnh đó, ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép, rơi vào trạng thái trầm lắng trong năm 2011.

Do chịu tác động của ngành bất động sản bị trầm lắng và chính sách cắt giảm đầu tư công của chính phủ, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong 6 tháng cuối năm 2011 giảm mạnh. Cụ thể, sản lượng thép tiêu thụ trong tháng 10 ở mức 326.000 tấn, giảm 29% yoy, tháng 11 ở mức 330.000 tấn, giảm 37% yoy, tháng 12 được dự báo chỉ ở mức tương đương tháng 11 là 330.000 tấn, giảm 25% yoy. Như vậy, sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2011 chỉ ở mức 2,2 triệu tấn, giảm 13% yoy, và sản lượng thép xây dựng tiêu thụ cả năm 2011 chỉở mức 4,6 triệu tấn, giảm 5,5% yoy.

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ đã tạo ra cách biệt lớn giữa các doanh nghiệp hoạt động tốt và những doanh nghiệp hoạt động yếu kém. Trong nhóm doanh nghiệp niêm yết, chỉ có một số ít doanh nghiệp như HMC, VIS, KKC hoàn thành kế hoạch năm thì khả năng hoàn thành kế hoạch của các doanh nghiệp khác tương đối thấp, như BVG đang lỗ lũy kế hay HLA mới chỉ hoàn thành chưa đầy 10% kế hoạch.

Lượng hàng tồn kho lớn, tính đến hết Qúy 2 năm 2011 chiếm 36,03% tổng tài sản, lớn hơn 6 điểm % so với 2010 và tỷ lệ nợ cao (tỷ số D/E hiện đang ở mức 1,46 lần và D/A là 0,45 lần) sẽ là gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp trong tình hình tiêu thụ chậm. Theo kết quả các doanh nghiệp công bố, hầu hết các doanh nghiệp hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu, trung bình hoàn thành 77% kế hoạch năm nhưng chỉ tiêu lợi nhuận đạt được ở mức thấp do chi phí vốn tăng cao. Mức trung bình hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đến hết Qúy 3 năm 2011 là 58,6% trong khi cùng kỳ 2010 là 70%. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đã hoàn thành trên 75% kế hoạch, còn lại các doanh nghiệp khác mới chỉ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận ở mức thấp. Trong khi một số doanh nghiệp như HMC, KKC, VIS đã hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu cũng như lợi nhuận thì BVG đang lỗ lũy kế 3 quý, HLA chỉ hoàn thành chưa đến 10% kế hoạch lợi nhuận trong khi đã vượt mức kế hoạch doanh thu. Kết quả này cũng thể hiện rõ hơn sự phân hóa giữa các doanh nghiệp về việc quản lý chi phí vốn, chi phí sản xuất. Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại còn nhiều khó khăn, đặc biệt vấn đề vốn ở các doanh nghiệp và các biện

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

pháp của Chính phủ nhằm tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, chúng tôi cho rằng ngành bất động sản sẽ tiếp tục trong tình trạng trầm lắng. Và hệ quả kéo theo là ngành vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục khó khăn. Do đó, khó có khả năng có sự đột biến doanh thu – lợi nhuận của các doanh nghiệp thép, cũng như việc tăng trưởng đột biến để hoàn thành kế hoạch của một số doanh nghiệp niêm yết.

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)