Chúng ta chọn mô hình nghiên cứu để áp dụng tại Việt Nam vì các nguyên nhân sau. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn, từ năm 1991 cả 2 nước đều có những tiến hành cải cách kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa và mở cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; tỉ lệ tăng trưởng của Ấn Độ và Việt Nam trong khoảng hơn 1 thập kỷ vừa qua là trên 6%/năm. Thứ hai, ngành thép Ấn Độ là một trong những “đại gia” thép của thế giới, thuộc top 5 những nước sản xuất cung cấp thép toàn cầu.
Do đó với việc kinh tế Ấn Độ và Việt Nam có nhiều tương đồng, ngành thép Ấn Độ lại là một nhà cung thép hàng đầu, chúng ta sẽ áp dụng mô hình các nhân tố của Ấn Độ cho các công ty thép Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
3.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY THÉP Ở ẤN ĐỘ CÔNG TY THÉP Ở ẤN ĐỘ
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty thép Ấn Độ, Ray (2011) đã đưa ra một nghiên cứu để kiểm định các nhân tố tác động. Ta biết rằng cấu trúc vốn một công ty bị tác động bởi nhiều nhân tố. Cả nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Các nhân tố bên ngoài là những thay đổi mang tầm vĩ mô của một quốc gia có thể kể đến như chính sách thuế của chính phủ, lạm phát , điều kiện của thị trường vốn là những nhân tố chính tác động đến cấu trúc vốn một công ty. Những đặc điểm của một công ty, được xem là những yếu tố bên trong (vi mô) , cũng tác động đến cấu trúc vốn của chính nó. Bài nghiên cứu chỉ xem xét kiểm định các nhân tố bên trong tác động đến cấu trúc vốn. Có thể giải thích như sau, bởi vì cấu trúc vốn là yếu tố động, những nhân tố bên ngoài mang tầm vĩ mô như chính sách thuế của chính phủ, lạm phát , điều kiện của thị trường vốn gần như chắc chắn sẽ tác động đến cấu trúc vốn. Do vậy chỉ kiểm định những nhân tố bên trong xem mức độ tương tác của chúng đối với cấu trúc vốn.
Các nhân tốđược tác giảđưa ra xem xét trong bài nghiên cứu bao gồm
Tài sản cố định Tài sản đảm bảo Lợi nhuận
Quy mô của công ty Tuổi thọ công ty Rủi ro kinh doanh Tính thanh khoản Tốc độ tăng trưởng
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Mô hình tác giả đưa ra
DE= α + β1 ASSET +β2 COLLATERAL + β3 PROF1 + β4 PROF2+ β5 SIZE + β6AGE + β7 VOLA1 + β8 VOLA2 + β9 NDTS + β10 FLEX + β11 GROWTH1 + β12GROWTH2 + ε
Về phương pháp ước lượng và số liệu
• Ước lượng mô hình theo phương pháp ước lượng OLS
• Về số liệu: được lấy từ dữ liệu của 43 công ty sản xuất và kinh doanh thép trên sàn giao dịch chứng khoán Bombay, Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 1991-92 đến năm 2009-2010
Xác định định lượng các biến
Biến phụ thuộc DE= Tổng nợ dài hạn/ Giá trị tài sản ròng( Tổng tài sản - Tổng Nợ) Tài sản hiện hữu (ASSET)= Tài sản cố định ròng/ Tổng tài sản
Tính đảm bảo (COLLATERAL) = (Tài sản cố định ròng + Hàng tồn kho+ Khoản phải thu)/ Tổng tài sản
Lợi nhuận PROFIT
• Lợi nhuận1 (PROF1)= EBIT/ Tổng tài sản • Lợi nhuận2 (PROF2)= EBIT/ Doanh thu Độ lớn doanh nghiệp SIZE = ln(Doanh thu) Tuổi AGE = tuổi thọ Doanh nghiệp
Mức rủi ro (Độ biến động của thu nhập) (VOLA): • VOLA1= ln( độ lệch chuẩn EBIT)
• VOLA2= Độ lệch chuẩn/ Giá trị trung bình của EBIT • Tấm chắn thuế phi nợ(NDTS) = Khấu hao/ Tổng tài sản
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Tính thanh khoản (FLEX) = (Tiền mặt+chứng khoán ngắn hạn)/ Tài sản ngắn hạn Tăng trưởng:
GROWTH1 ,TAn: Tổng tài sản năm n; n: số năm quan sát
GROWTH2 , Sn: Doanh thu năm n; n: số năm quan sát
Kết quả của kiểm định
Mô hình kiểm định 12 biến, 8 biến tìm thấy có mối tương quan có ý nghĩa đến cấu trúc vốn của các công ty trong ngành thép Ấn Độ. Ta tìm thấy các biến độc lập tính đảm bảo, lợi nhuận, tuổi thọ và khả năng tăng trưởng có mối tương quan âm với đòn
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
bẩy, trong khi đó, các yếu tố tài sản , quy mô và tấm chắn thuế phi nợ của công ty có mối tương quan thuận với đòn bẩy.