VOLA1 và VOLA2đo lường mức độ biến động trong kinh doanh của doanh nghiệp thấy rằng tỷ lệ nợ DE1 và DE2 là tương quan dương với VOLA1 tương quan âm với VOLA2 mặc dù kiểm định t là không có ý nghĩa.
Cả VOLA1 và VOLA2 đo lường rủi ro kinh doanh. VOLA1 là lấy logarit cơ số e của độ lêch chuẩn EBIT, tương ứng với sự biến động của thu nhập. Đòn bẩy tài chính với rủi ro (VOLA1) là dương có thể bởi vì doanh nghiệp sắt có thể đương đầu với rủi ro kinh doanh ởẤn Độ vì họ có thể tìm được nhà đầu tư mới để vay nợ và có thể đảm bảo khoản nợ này. Sự biến động trong thu nhập có thể tương quan với công ty hoặc tái
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
cấu trúc ngành công nghiệp và vì thế nợ có thể rẻ hơn bằng cách tìm nguồn tài chính dài hạn mới.
Tương quan giữa rủi ro kinh doanh/ mức độ biến động (VOLA2) và tổng nợ và tỷ lệ nợ dài hạn là âm trong tất cả các kết quả hồi quy của ngành công nghiệp sắt Ấn Độ phù hợp với nghiên cứu trước đó nhưng mối tương quan này là không cao. Mặc dù vậy, là dấu (-) , VOLA2 , hệ số phương sai cho thấy những doanh nghiệp với dự án có rủi ro thích dùng nợ vay hơn dẫn đến một tỷ lệ nợ vay cao. Đòn bẩy tài chính và rủi ro là tương quan âm cho công ty sắt và thép suy ra những doanh nghiệp này thường phát hành vốn cổ phần hơn là nợ, bởi vì sự không chắc chắn của nền kinh tế trong tương lai nói chung và tình hình tài chính trong ngành công nghiệp nói riêng.
h) Tính thanh khoản
Kết quả là tương quan dương giữa tỷ lệ nợ và tính thanh khoản (FLEX). Hệ số hồi quy là 2.01 và 1.84 cho DE1 và DE2 . Kết quả này mâu thuẫn với lý thuyết trật tự phân hạng của Myer (1977). Myer cho rằng các doanh nghiệp với nguồn tài chính dồi dào ( được định nghĩa là doanh nghiệp có tài sản thanh khoản cao và thị trường được đảm bảo sẽ không cần dùng đến nợ) sẽ có thể tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong nội bộ và không phải phát hành nợ hoặc cổ phần đảm bảo, có nghĩa là tính thanh khoản và tỷ lệ nợ có tương quan trái ngược.