Tuổi thọ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 55 - 58)

Tuổi thọ doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê là âm kết quả này minh chứng thêm cho những nghiên cứu của những nhà nghiên cứu khác ( ví dụ như Hall, Hutchinson và Michaelas, 2000). Vì vậy, nó có thể mở rộng ra rằng những doanh nghiệp lâu năm, có nhiều thời gian hơn để nó tích lũy nguồn tiền, như vậy có thể giảm nhu cầu cần vay nợ.

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

3.2 Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thép Việt Nam nghiệp kinh doanh và sản xuất thép Việt Nam

Áp dụng mô hình từ bài nghiên cứu Ấn Độ, chúng ta đưa số liệu từ các công ty trong ngành thép ở Việt Nam, cũng dùng phương pháp OLS để xác định mô hình. Về phần số liệu, ta lấy số liệu từ 13 công ty thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép có trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sàn chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2007-2011.

Áp dụng mô hình của bài nghiên cứu Ấn Độ cho số liệu các công ty Việt Nam

DE= α + β1 ASSET +β2 COLLATERAL + β3 PROF1 + β4 PROF2+ β5 SIZE + β6AGE + β7 VOLA1 + β8 VOLA2 + β9 NDTS + β10 FLEX + β11 GROWTH1 + β12GROWTH2 + ε

Ta được kết quả mô hình như sau:

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Bảng kết quả chỉ ra : Với mức ý nghĩa 20%, trong 12 biến độc lập , có 5 biến tìm thấy không có mối tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc DE và 7 biến độc lập còn lại tìm thấy có ý nghĩa trong mối tương quan với biến DE. Sau khi phân tích, những biến có mối tương quan thuận với đòn bẩy tài chính đó là quy mô công ty, tấm chắn thuế phi nợ, và tốc độ tăng trưởng ; những biến có mối tương quan nghịch với đòn bẩy đó là tài sản đảm bảo, độ dao động của EBIT, và biến độc lập lợi nhuận vừa thể hiện tương quan thuận lẫn nghịch đối với đòn bẩy tài chính. Các biến còn lại có mối tương quan không ý nghĩa.

Tất cả sẽđược phân tích chi tiết trong phần bên dưới

a) Tài sn hin hu

Cũng tương tự như trường hợp Ấn Độ, hệ số β của tài sản hiện hữu (ASSET) với đòn bẩy tài chính (DE) là dương, mặc dù kiểm định t chỉ ra không có ý nghĩa. Ởđây, ta thấy được 2 điều. Thứ nhất, tài sản cốđịnh hiện hữu của công ty nhiều hay ít không có tính ảnh hưởng đến mức nợ vay của các doanh nghiệp thép Việt Nam. Mức nợ này do các yếu tố khác quyết định. Thứ hai, mặc dù kiểm định t cho ra kết quả không có ý nghĩa nhưng là phù hợp với những nhận định dự đoán trước đó, tài sản cố định hiện hữu càng lớn thì tỉ lệ nợ của doanh nghiệp cũng có xu hướng cao hơn.

b) Tài sn đảm bo

Như một xu hướng tất yếu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây, kết quả thực nghiệm lại chỉ ra có sự giống nhau giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hệ số β của các doanh nghiệp thép Việt Nam trong mối tương quan với đòn bẩy cùng âm và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 2%, chỉ ra đòn bẩy tài chính giảm khi tỉ lệ tài sản đảm bảo tăng lên. Với Việt Nam, ta có thể hiểu điều này là các doanh nghiệp thép với tỉ lệ tài sản đảm bảo (gồm tài sản cố định ròng, hàng tồn kho, khoản phải thu) trong tổng tài sản càng cao chỉ ra lượng hàng tồn kho và khoản phải thu đang tăng cao (tài sản cố định hầu như ít được gia tăng) chứng tỏ doanh nghiệp ngành thép đang không tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

được hàng hóa, do đó ít có nhu cầu gia tăng nguồn vốn và nếu có cũng ít có nhu cầu gia tăng nợ trong giai đoạn này.

c) Quy mô

Kết quả mô hình cũng chỉ ra một mối tương quan thuận chiều giữa quy mô công ty và đòn bẩy tài chính với mức ý nghĩa 20%. Tuy nhiên , ở đây là một mức tương quan yếu, với kiểm định giá trị t là 1.377 chỉ ra các doanh nghiệp thực sự lớn thì mới có khả năng tăng sử dụng nợ cao hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trường hợp của Việt Nam.

d) Li nhun

Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy một sự khác biệt đối với Ấn Độ. Trong khi biến PROF1 (EBIT/ Tổng tài sản) là phù hợp với dự đoán trước đó, cũng như giống với các doanh nghiệp Ấn Độ là β âm và có ý nghĩa ở mức 10% , thì biến PROF2 (EBIT/Doanh thu) cho ra 1 hệ số β dương, có ý nghĩa ở mức 1%. Tỉ lệ EBIT/Tổng tài sản tăng lên thì doanh nghiệp có xu hướng vay nợ ít hơn, trong khi đó, EBIT/Doanh thu tăng lên thì doanh nghiệp gia tăng vay nợ. Điều này chỉ ra 2 ý. Thứ nhất là lợi ích từ tấm chắn thuế của nợ đối với doanh nghiệp Việt Nam là lớn, thứ hai, khi tài trợ thì các doanh nghiêp đều sử dung cả lợi nhuận giữ lại lẫn đi vay nợ.

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 55 - 58)