Đã có nhiều sự tranh cãi về việc khả năng sinh lợi của công ty tác động như thế nào đến cấu trúc vốn. Hai lý thuyết cơ bản là thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và thuyết trật tự phân hạng đưa ra những lời giải thích khác nhau về mối tương quan này. Trong đó, thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có nhu cầu giữ lại lợi nhuận cao hơn và do dó có xu hướng sử dụng đòn bẩy nhiều hơn. Ngược lại, thuyết trật tự phân hạng lại lập luận rằng những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có xu hướng sử dụng lợi nhuận giữ lại trước tiên rồi sau đó mới sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài.
Vậy thì đối với doanh nghiệp thép Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm sẽ cho thấy liệu lý thuyết nào được ủng hộ hơn.
Ta có thể xem qua kết quả hoạt động kinh của các doanh nghiệp thép Việt Nam qua bảng sau
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Trong 9 tháng đầu của năm 2011, doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2010, trung bình tăng 27% yoy do giá thép nguyên liệu tăng, trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng rất ít, mức tăng trung bình chỉ là 7% yoy do sản lượng thép tiêu thụ giảm mạnh. Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp niêm yết cũng có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp tăng trưởng tốt so với phần còn lại. Trong đó, có 4 doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận như HMC, HPG, HSG, VIS và 7 doanh nghiệp khác có sự giảm mạn về lợi nhuận như DNY, NKG, NVC, POM, SHI, TLH, VGS.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
ROE của các doanh nghiệp trong ngành thép khá cao, trung bình khoảng 20%. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thì doanh thu tương đối cao. Do đó, ROA và ROE của các doanh nghiệp trong ngành tương đối tốt.
Tuy nhiên khi xét khả năng sinh lời thật sự, ta sẽ dùng chỉ tiêu ROA như là thước đo chính bởi chi tiêu ROE có thể được phóng đại bởi việc sử dụng nhiều nợ. Ta có thể thấy rõ những doanh nghiệp có mức chênh lệch phần trăm lớn giữa chỉ tiêu ROA và ROE như NVC, NKG đêu có mức sử dụng nợ cao.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
So sánh các doanh nghiệp trong ngành (2011)
Theo đó ta sẽ xét 5 doanh nghiệp có chỉ tiêu ROA cao nhất là DTL, VIS, HPG, KKC và HMC. Dựa vào bảng tình hình sử dụng nợ của các doanh nghiệp thép Việt Nam bên dưới, nhận thấy ngoại trừ HMC, còn lại 4 doanh nghiệp kia đều có tỷ lệ Nợ ngắn hạn/tổng tài sản thấp hơn mức 50%. Điều này có vẻ như chứng minh cho kết luận của lý thuyết trật tự phân hạng khi cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có xu hướng vay nợ thấp hơn. Như vậy có thể thấy lý thuyết trật tự phân hạng đúng với các doanh nghiệp thép Việt Nam.