Biến động của thu nhập

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 45 - 47)

Biến động của thu nhập hay còn gọi là rủi ro kinh doanh là đại diện cho xác suất kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có biến động thu nhập càng cao thì càng có rủi ro đối mặt với việc mất khả năng chi trả. Do đó, nếu doanh nghiệp đang ở trong tình trạng gặp nhiều rủi ro về thu nhập sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng vốn cổ phần hơn là việc lựa chọn nguồn tài trợ bên ngoài.

Điều này có thể thấy rõ qua phần “Hệ số nợ và khả năng hoạt động của các doanh nghiệp thép Việt Nam” được trình bày trong bài này. Qua đó, năm 2011, trước những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường thép nói riêng, các doanh nghiệp thép Việt Nam đều đồng loạt cắt giảm nợ vay của mình nhằm đảm bảo an toàn tài chính. Do đó, có thể khẳng định biến động thu nhập là một yếu tố quan trọng có thể tác động mạnh mẽđến cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành thép Việt Nam.

Ngoài tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô nói trên, vẫn còn một số các yếu tố khác có thể gây ra sự biến động thu nhập của các doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam:

g) Giá cả

Giá thép biến động khá mạnh trong 3 năm vừa qua đã tạo ra rủi ro cao cho hoạt đông doanh nghiệp trong ngành. Sự biến động của giá thép trong nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động giá thép thế giới, bởi lẽ phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều nhập một lượng lớn thép phế liệu và phôi thép.

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Sản xuất thép là ngành thâm dụng vốn rất lớn, bao gồm vốn vay đểđầu tư tài sản cố định và vốn vay ngắn hạn tài trợ vốn lưu động. Vì thế, lãi suất có tác động nhiều lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến giá thép. Cụ thể trong trường hợp lãi suất tăng và cầu giảm, doanh nghiệp nắm giữ hàng tồn kho nhiều sẽ chịu áp lực tài chính lớn từ chi phí lãi vay cao hơn và cũng như dòng tiền hoàn trả nợ vay. Do đó, các công ty sẽ tìm cách đẩy hàng nhanh để thu hồi vốn làm cung tăng đột ngột và gây áp lực giảm lên giá bán. Đây cũng là yếu tố làm cho giá thép dễ biến động hơn.

Lạm phát cũng là một yếu tố tác động đến giá thép. Khi giá nguyên vât liệu tăng do lạm phát, giá thép sẽ chịu tác động dây chuyền và tăng theo. Biến động tỷ giá tại các thị trường xuất khẩu, USD cũng gây ra điều tiết tương đương theo đồng nội tệ trong nước. Với xu hướng lạm phát và lãi suất tăng trên thế giới dự báo trong năm 2011, các yếu tố sẽ tiếp tục gây ra các biến động lên giá thép trong nước.

Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Một phần của tài liệu Kiểm định một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất và kinh doanh thép việt nam (Trang 45 - 47)