Chỉ số sử dụng tài sản cố định và nợ vay của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định lớn sẽ có xu hướng sử dụng nợ cao. Bởi tài sản cố định có thể được sử dụng nhằm thế chấp khi đi vay, trên thực tế tài sản cố định của công ty luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong danh mục tài sản bảo đảm của doanh nghiệp khi đi vay ngân hàng. Nhìn vào bảng bên trên ta có thể thấy DNY là doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản cao nhất tương ứng ở mức trung bình 70% đồng thời cũng là doanh nghiệp có hệ số sử dụng nợ ( Nợ vay/ tổng tài sản) cao nhất với mức trung bình là 60%. Tương tự đối với HSG, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản dường như cũng tỉ lệ thuận với mức sử dụng nợ. Tuy nhiên, không thể bỏ qua trường hợp của NKG, doanh nghiệp này tuy chỉ có tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản khá thấp vơi mức trung bình khoảng 20% nhưng lại có một tỷ lệ nợ vay khá cao ở mức trung bình xấp xỉ 60%, tức chỉ đứng sau DNY trong việc sử dụng nợ vay. Các công ty khác thi khó có thểđưa ra nhận xét về mối tương quan giữa tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản với tỷ lệ Nợ vay/tổng tài sản. Vì lý do đó, chưa có những bằng chứng thuyết phục cho thấy có sự tác động của yếu tố tài sản cốđịnh đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
b) Quy mô
Các doanh nghiệp lớn thường có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Điều này được giải thích bởi tính ổn định của dòng tiền và khả năng đa dạng hóa của các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, bất cân xứng thông tin thấp cũng là một lý do khiến các doanh nghiệp lớn tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn hơn.
Quy mô của doanh nghiệp có thể xét thông qua sản lượng sản xuất hằng năm của doanh nghiệp đó hoặc thể hiện qua mức chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Đối với thị trường thép Việt Nam thì thép xây dựng vẫn là phân khúc lớn nhất, phân khúc ống thép và tôn mạ tuy đã có sự gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn khá nhỏ bé so với thép xây dựng.
Trong 2 năm vừa qua, sự vươn lên mạnh mẽ của Hòa Phát từ chỗ chỉ chiếm 9,5% thị phần và đứng vị trí thứ tư, hiện tại Hòa phát đã vươn lên vị trí nhất nhì về thị phần. Nhờ hàng loạt các dự án đầu tư mới đã đưa vào vận hành như khu liên hợp gang thép, nhà máy cán thép…Trong top dẫn đầu vẫn là các tên tuổi quen thuộc như Pomina, Việt Ý, Tisco…trong đó Pomina tuy vẫn dẫn đầu về công suất sản xuất thép xây dựng song sản lượng tiêu thụ lại chỉ xếp ngang Hòa Phát.
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
Đối với phân khúc ống thép xây dựng, Hữu Liên Á Châu tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về thị phần bên cạnh các tên tuổi quen thuộc khác như Hòa Phát, Hoa Sen, Việt Đức. Trong phân khúc này, Hoa Sen đã thể hiện được tốc độ gia tăng thị phần mạnh nhưng không giữ vị trí chi phối. Tuy nhiên khác với phân khúc thép xây dựng bốn công ty dẫn đầu ngành chiếm đến hơn 50% thị phần của toàn bộ ngành. Như vậy bốn công ty này sẽ nắm quyền chi phối không nhỏđối với các công ty khác còn lại ở phân khúc.
Phân khúc tôn mạ lại có sự phân chia thị phần khác biệt so vói 2 phân khúc trên khi 10 doanh nghiệp dẫn đầu ngành chiếm đến hơn 90% thị trường tôn mạ trên cả nước. Hoa Sen vẫn củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường này trong khi theo sau là
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
các công ty chưa niêm yết trên sàn như Đông Á, Phương Nam…Vị trí dẫn đầu của Hoa Sen không chỉ nhờ vào cơ cấu sản phẩm đa dạng, dây chuyền công nghệ hiện đại mà còn nhờ vào mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.
Xét bảng sau:
Tình hình sử dụng nợ của các công ty trong ngành thép Việt Nam năm 2011
Mã CP Tổng Tài Sản Vốn chủ sở hữu Nợ Ngân Hàng/Vốn chủ sở hữu Nợ Ngân Hàng/ Tổng tài sản Triệu đồng Triệu đồng % %
Trường Đại học Kinh tế TP HCM BVG 430,501.30 115,639.10 224.40% 60.28% DNY 986,713.20 371,239.00 149.75% 56.34% DTL 1,379,342.00 739,320.10 68.20% 36.56% HLA 1,951,986.00 484,465.90 239.03% 59.32% HMC 1,102,012.00 350,588.30 160.89% 51.18% KKC 195,680.50 87,489.52 93.14% 41.65% KMT 230,749.40 119,391.50 18.94% 9.80% NKG 1,511,828.00 422,610.30 241.80% 67.59% NVC 1,511,444.00 177,342.20 329.93% 50.91% HSG 5,563,578.00 1,755,533.00 184.74% 58.29% POM 9,328,890.00 3,116,600.00 152.87% 51.07% SMC 1,899,618.00 579,361.70 72.08% 21.98% VGS 1,064,812.00 489,328.70 89.98% 41.35% VIS 1,256,152.00 585,157.80 73.77% 34.47% HPG 17,598,280.00 7,720,435.20 91.27% 40.04% ( nhóm tự tính toán và tổng hợp)
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy những doanh nghiệp đầu ngành trong các phân khúc của thị trường thép đều sử dụng một tỉ lệ Nợ Ngân Hàng/Vốn chủ sở hữu rất cao, tiêu biểu như HLA, HSG, POM. Chẳng hạn như POM, là một doanh nghiệp luôn dẫn đầu thị trường trong phân khúc thép xây dựng, mặc dù trong thời gian gần đây đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ HPG. Mặc dù năng lực luyện phôi và cán thép của POM lớn hơn HPG nhưng do không chủ động được nguồn quặng sắt như HPG nên để đáp ứng nhu cầu sản xuất, POM phải nhập gần như hoàn toàn nguyên liệu đầu vào là thép phế. Hệ quả là POM thường phải sử dụng việc tài trợ vốn vay cao để nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó, chỉ có trường hợp HPG là đặc biệt khi doanh nghiệp hiện có quy mô lớn nhất với tổng tài sản lên đến hơn 17.500.000 triệu đồng nhưng lại có một tỉ lệ nợ khá an toàn. Điều này có thể được giải thích bởi khả năng tự
Trường Đại học Kinh tế TP HCM
khai thác và chế biến quặng sắt, quy trình sản xuất của HPG được kéo dài thêm một bước, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn của HPG so với các doanh nghiệp cùng phân khúc thép xây dựng. Trữ lượng quặng sắt hằng năm của HPG vào khoảng 40 triệu tấn đủđáp ứng nhu cầu sản xuất. những doanh nghiệp quy mô nhỏ như KKC hay KMT nợ vay được hạn chếở mức rất thấp, đối với KKC tỉ lệ Nợ NH/VCSH là 93,14% và tỉ lệ Nợ/TTS là 41,65%, tương tự với KMT .