Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 92 - 98)

So sánh với khung lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trình bày ở Chương 1 cho thấy, ở Việt Nam, về khung pháp luật, chủ sở hữu nhà nước đã xác định được mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể của tổ hợp công ty mẹ - công ty con, đã có những đổi mới trong xác định chủ thể quản lý và phân vai thực hiện các nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nước, đã xác định và áp dụng công cụ và phương pháp quản lý đối với công ty mẹ - công ty con, đặc biệt đối với các TCTNN, TĐKTNN. Điều này được thể hiện như sau:

2.3.1.1. Về mục tiêu quản lý

Cho đến nay, chủ sở hữu nhà nước đã phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ, trong đó xác định khá rõ mục tiêu hoạt động của công ty mẹ và tổ hợp công ty mẹ - công ty con cũng như ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Mục tiêu, nhiệm vụ được xác định khá rõ ràng.

Các công ty mẹ - công ty con, cụ thể là các TĐKT, TCTNN đã bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ được xác định trong điều lệ để hoạt động. Về tổng thể, các TĐKT, TCTNN đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc đảm bảo việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, suy giảm kinh tế, các TĐKT, TCTNN đã đóng góp quan trọng trong bình ổn giá cả, vật tư hàng hoá, góp phần để Nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô, ổn định xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo việc làm,... Bên cạnh đó, hầu hết các TĐKT, TCTNN cũng hoàn thành được các mục tiêu chính sách ngành. Các TĐKT, TCTNN đã thực

hiện đầu tư vào nhiều dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc có hiệu quả kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lớn,... Hàng năm, DNNN, nòng cốt là các TĐKT, TCTNN đã đóng góp khoảng 35% GDP, tạo ra khoảng 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu). DNNN đã bảo đảm việc làm cho khoảng 1,2 triệu người lao động [4].

Nếu chỉ tính 11 TĐKTNN (không kể Tập đoàn Vinashin), năm 2009, các tập đoàn này chiếm 30% tổng tài sản, 51% vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động trong khu vực DNNN. Còn tính trong tổng số doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế, thì 11 TĐKTNN đã chiếm tới 10% tổng giá trị tài sản, trên 14% nguồn vốn chủ sở hữu và 7,6% lao động hợp đồng dài hạn. [9], [58].

- 500,000 1,000,000 1,500,000 tỷ VNĐ Doanh thu 642,004 842,758 1,098,553 1,488,273 Lợi nhuận 71,491 88,478 97,537 162,910 Nộp NSNN 133,108 223,260 189,991 231,526 2007 2008 2009 2010

Hình 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc

Nguồn: Bộ Tài chính, 2011 [13].

Nhiều TĐKT, TCTNN đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao điển hình như Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, thể hiện:

(i) Tập đoàn Viễn thông quân đội [53], [54] với ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trong nước và

nước ngoài; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin; Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; những năm qua, tập đoàn luôn là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao (xem Hình 2.5).

59658 74765260 90340 12330 6900 112878 15140 9274 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 tỷ VNĐ Năm thành lập (2009) 2010 2011 Tổng doanh thu Lợi nhuận sau thuế Nộp NSNN

Hình 2.4. Một số chỉ tiêu SXKD của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Nguồn: Tập đoàn Viễn thông quân đội, 2012 [54].

Ngoài ra, Tập đoàn còn tham gia nhiều hoạt động an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh, thể hiện: Mạng lưới của tập đoàn trở thành một mạng chuyên dùng cho mục đích quốc phòng. Hiện nay, toàn bộ mạng viễn thông rộng khắp đến thôn, xã của tập đoàn được chuyển đổi từ mạng dân sự sang mạng quân sự, giúp tiết kiệm cho ngân sách quốc phòng hàng tỷ USD. Tập đoàn cũng đang thực hiện nhiệm vụ thiết kế và sản xuất thiết bị thông tin quân sự tiến tới đảm bảo cung cấp các thiết bị thông tin cho Bộ Quốc phòng, đầu tư ra nước ngoài, xây dựng tình hữu nghị để góp phần bảo vệ đất nước từ xa; xây dựng, tổ chức lực lượng trên toàn quốc thành đơn vị sẵn sàng chiến đấu,… Bên cạnh đó, tập đoàn luôn đi đầu trong việc đóng góp xây dựng cộng đồng và xã hội như Internet miễn phí cho 29.559 trường học trên toàn quốc; Điện thoại cố định ở khu vực nông thôn; Phủ sóng 100% các đồn biên phòng, Trường Sa, dọc duyên hải với bán kính 100 km và các chương trình nhân đạo (trái tim cho em, phẫu thuật nụ cười, nhà tình nghĩa Bộ Quốc phòng,...)

2.2 3.31 6.98 19.6 68.2 86.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 tỷ V N Đ

Hình 2.5. Đóng góp của Tập đoàn Viễn thông quân đội vào hoạt động an sinh xã hội, từ thiện

Nguồn: Tập đoàn Viễn thông quân đội, 2011 [54].

(ii) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [51] liên tục sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao; hàng năm đóng góp rất lớn vào NSNN (25-30% tổng NSNN); là doanh nghiệp chủ lực đáp ứng nhu cầu về xăng dầu, khí ngày càng tăng của nền kinh tế; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia trên biển; giúp Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

0 50000 100000 150000 200000 250000 tỷ VNĐ Năm thành lập 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Nộp NSNN

Ghi chú: Năm thành lập là năm 2007 và không có số liệu về nộp NSNN

Hình 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn cơ bản đã hình thành được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm thăm dò khai thác - khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí; tiên phong và thực hiện có hiệu quả các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí; bước đầu mở rộng hoạt động đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài. Ngoài lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, Tập đoàn đã đầu tư vào một số dự án lớn sản xuất điện (hiện nay, các dự án điện của Tập đoàn chiếm trên 12,6% và dự kiến đến năm 2015 sẽ chiếm 20-25% tổng sản lượng điện của cả nước) và sản xuất, kinh doanh phân bón đã góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện và phân bón cho sản xuất và sinh hoạt của xã hội.

(iii) Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam[49] là nòng cốt cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích (chiếm 100% sản lượng dịch vụ bưu chính công ích và 63% sản lượng dịch vụ viễn thông công ích, phổ cập điện thoại, internet,... tới các xã vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội); là doanh nghiệp duy nhất bảo đảm yêu cầu thông tin, liên lạc của các cơ quan Đảng, Nhà nước; đi đầu trong đổi mới công nghệ theo xu hướng tiên tiến của thế giới. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 tỷ VNĐ Năm thành lập 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Nộp NSNN

Hình 2.7. Một số chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VN

2.3.1.2. Về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý của chủ sở hữu nhà nước đã có những cải thiện trong thời gian qua. Cơ chế cơ quan chủ quản đã được xóa bỏ; theo đó, đã phân định được quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu nhà nước đã xác lập rõ được nội dung quản lý của chủ sở hữu và phân công, phân cấp từng nội dung cho các chủ thể sở hữu khác nhau thực hiện theo loại hình doanh nghiệp.

Các chủ thể sở hữu dần thích nghi với yêu cầu đổi mới mục tiêu và nội dung quản lý theo pháp luật và trách nhiệm; bước đầu đã có sự phân định giữa quản lý với tư cách cơ quan hành chính nhà nước và quản lý với tư cách chủ sở hữu nhà nước.

2.3.1.3. Về công cụ quản lý

Khung pháp luật về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN nói chung và công ty mẹ - công ty con nói riêng đã được ban hành. Chủ sở hữu nhà nước đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ; đã ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; đã bổ nhiệm các thành viên HĐQT/ HĐTV công ty mẹ và quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên HĐQT/ HĐTV.

Bên cạnh đó, việc công khai, minh bạch thông tin cũng được quy định làm cơ sở cho chủ thể sở hữu theo dõi, quản lý công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con.

2.3.1.4. Về phương thức quản lý

Phương thức tổ chức được chủ sở hữu nhà nước sử dụng và đã đạt được những kết quả cơ bản. Cơ cấu công ty mẹ - công ty con ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển và định hướng của Đảng, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, then chốt của nền kinh tế.

Phương pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá đã được triển khai, đặc biệt về giám sát về tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN nói

chung và tổ hợp công ty mẹ - công ty con nói riêng. Các chủ thể thực hiện giám sát đã được quy định khá đầy đủ, bao gồm cả chủ thể bên trong và bên ngoài. Kết quả giám sát, đánh giá cũng có những tác dụng nhất định, tạo cơ sở nhìn nhận, đánh giá được hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực điều hành của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Việc giám sát, đánh giá cũng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được những tồn tại, yếu kém để khắc phục, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ do chủ sở hữu nhà nước giao.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)