Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 64 - 68)

Qua nghiên cứu tổng quan kinh nghiệm quốc tế, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Một là, mục tiêu quản lý của chủ sở hữu nhà nước cần được xác định cụ thể, rõ ràng và có tính ổn định, dài hạn.

Sở hữu nhà nước đặc trưng với các mục tiêu không rõ ràng, phức tạp, thậm chí mâu thuẫn nhau; do đó, để đảm bảo tính giải trình và trách nhiệm trong quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, mục tiêu chủ sở hữu nhà nước và các tiêu chí để đo lường, đánh giá cần phải được xác định cụ thể rõ ràng.

Đối với từng DNNN, chủ sở hữu nhà nước cũng phải xác định và quy định các mục tiêu hoạt động, trong đó mục tiêu phi thương mại/ phi lợi nhuận cần được xác định rõ ràng cùng với các chi phí liên quan hay tổng kinh phí trợ cấp để thực hiện (Các nhiệm vụ hay hoạt động phi lợi nhuận thường có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của DNNN và những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, các nhiệm vụ/ hoạt động này cần được nhận dạng và xác định được chi phí thực hiện).

Các mục tiêu quản lý của chủ thể sở hữu cần được quy định rõ trong điều lệ hoạt động; trên cơ sở đó, xác định mục tiêu hoạt động hàng năm với các tiêu chí đánh giá hiệu quả cụ thể.

Hai là, chủ thể thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước nên theo hướng tập trung hoá dần và cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng chủ thể quản lý.

Việc thực chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước nên được tập trung hóa ở một chủ thể sở hữu hoặc một bộ hoặc ít nhất là có sự phối hợp hiệu quả giữa các chủ thể khác nhau. Lý luận cũng như kinh nghiệm quốc tế đều cho thấy xu hướng các nước chuyển từ mô hình phân tán sang mô hình tập trung hơn nhằm tách bạch giữa quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, để chuyển sang mô hình tập trung hóa cần phải có lộ trình

và đòi hỏi phải tạo dựng được sự ủng hộ về mặt chính trị và của hệ thống các bộ, ngành liên quan.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy vấn đề quan trọng nhất là phân định rõ chủ thể thực hiện quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể đó.

Ba là, công cụ quản lý phải đảm bảo để quản lý của chủ sở hữu nhà nước đạt hiệu quả và các phương thức quản lý phải phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cũng như từng thời kỳ.

- Mục tiêu hoạt động của DNNN phải được mô tả trong một văn bản cụ thể dưới hình thức Biên bản ghi nhớ hay sự thỏa thuận giữa chủ thể sở hữu nhà nước và HĐQT DNNN. Những văn bản này sẽ được coi như một bản tham chiếu, cơ sở để so sánh, đánh giá mục tiêu quản lý của chủ sở hữu.

- Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu hiệu quả thích hợp: Để giám sát hiệu quả DNNN, cần phải xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả thích hợp phản ánh được mục tiêu chính và có sự chấp thuận của chủ thể sở hữu.

Chỉ tiêu hiệu quả chính phản ánh sự cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận. Các chỉ tiêu này gồm chỉ tiêu tài chính mà cho phép đo lường, giám sát và đánh giá khả năng sinh lời, tính hiệu quả và mức rủi ro của DNNN. Một số chỉ tiêu về cơ cấu và các chỉ tiêu hiệu quả liên quan cũng có thể được bổ sung.

Các chỉ tiêu hiệu quả chính đối với mỗi DNNN cần được công khai trên trang tin điện tử của DNNN và trang tin điện tử của chủ thể sở hữu. Các chủ thể sở hữu cần thường xuyên theo dõi, so sánh việc thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả với các mục tiêu đặt ra.

- Công cụ chính sách sở hữu nhà nước: Nhà nước phải hành động như một chủ sở hữu, phải xây dựng được chính sách sở hữu nhà nước, trong đó xác định mục tiêu tổng thể của sở hữu nhà nước, mục tiêu hoạt động của từng DNNN và làm thế nào thực hiện được mục tiêu đó. Chính sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định lâu dài theo thời gian.

- Công cụ điều lệ của doanh nghiệp: Đối với các công ty 100% vốn nhà nước, chủ sở hữu nhà nước phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Dựa vào điều lệ, chủ sở hữu nhà nước (Chính phủ và cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước) xác định những mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể cho các công ty này. Đối với những doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần, vốn góp chi phối và niêm yết, việc xây dựng và ban hành điều lệ, xác định các mục tiêu và chỉ tiêu, thông qua việc cổ đông/ thành viên nhà nước tham gia vào các cuộc họp hàng năm.

- Xây dựng một quy trình bổ nhiệm thành viên HĐQT rõ ràng, minh bạch với cơ cấu hợp lý: Trong thực hiện quyền sở hữu của nhà nước, một nguyên tắc cơ bản của các chủ thể sở hữu là bổ nhiệm các thành viên HĐQT có năng lực và để họ thực hiện trách nhiệm của họ. Các chủ thể sở hữu thiết lập được quy trình bổ nhiệm thành viên HĐQT rõ ràng, minh bạch và HĐQT phải có cơ cấu hợp lý và phải tính đến chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhà nước cần minh bạch thông tin hàng năm về vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, gồm danh sách và số lượng doanh nghiệp có vốn nhà nước; mức độ và hiệu quả đầu tư; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại từng doanh nghiệp; các quyết định chủ yếu của chủ sở hữu đã đưa ra và thực hiện trong năm…

Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá các chủ thể thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Quy định cụ thể các tiêu chí giám sát và đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước. Chính phủ hay các chủ thể sở hữu phải chịu sự giám sát của Quốc hội về việc thực hiện các chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN; định kỳ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn chủ sở hữu nhà nước; bảo toàn và phát triển vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp.

Kết luận Chƣơng 1

Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sở hữu nhà nước trong hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước đặt ra các mục tiêu tổng thể để xác nhận sự cần thiết tồn tại của khu vực DNNN nói chung, công ty mẹ - công ty con nói riêng. Mục tiêu tồn tại sở hữu nhà nước trong kinh doanh bao gồm cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế. Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể mục tiêu, hạn chế số lượng mục tiêu và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Bên cạnh đó, cơ chế xác định mục tiêu cần rõ ràng, công khai, minh bạch.

Để quản lý của chủ sở hữu nhà nước có hiệu quả cần phân định rõ chủ thể thực hiện quản lý và trách nhiệm của từng chủ thể. Lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy có ba mô hình thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu. Tuy nhiên, các nước đang có xu hướng chuyển từ mô hình phi tập trung sang mô hình tập trung hơn.

Chủ sở hữu nhà nước phải thiết kế các công cụ quản lý và sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả. Chính sách sở hữu, hệ thống chỉ tiêu đo lường, hệ thống báo cáo,… là những công cụ quan trọng của chủ sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó, phương pháp quản lý cũng rất quan trọng. Chương 1 đã đi sâu vào ba nhóm phương pháp phổ biến là phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tế và phương pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG KHU VỰC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)