Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 119 - 122)

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế

Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới lại bắt đầu trải qua một đợt suy giảm mới sau hai năm liền (2009-2010) tăng trưởng yếu và hồi phục không đồng đều trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, đặc biệt tại các nước phát triển. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn là động lực tăng trưởng toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng cũng có xu hướng chậm lại do ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình nợ công và thâm hụt ngân sách tại các nước phát triển. Tốc độ tăng trưởng như hiện tại sẽ không đủ để giải quyết tình hình khủng hoảng việc làm đang tiếp diễn tại phần lớn các nền kinh tế phát triển và kéo theo làm giảm tăng trưởng thu nhập tại các nước đang phát triển. Năm 2012, theo nhiều dự báo, tình hình kinh tế thế giới dường như không được cải thiện và có nhiều nguy cơ xấu đi. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và hầu hết các tổ chức đánh giá tín nhiệm kinh tế hàng đầu thế giới như Citigroup, Fitch, Goldman Sachs đều đồng loạt hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012.

Bảng 3.1: Dự báo tăng trƣởng GDP thế giới năm 2012

Đơn vị: %

Năm 2011 Năm 2012

Citigroup 3,0 2,9

Fitch 2,6 2,7

Goldman Sachs 3,8 3,2

Tăng trưởng kinh tế thế giới không chỉ thấp hơn mà còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, gồm:

Thứ nhất, vấn đề nợ công đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu. Tỷ lệ nợ công trung bình của thế giới năm 2011 và 2012 được IMF dự báo lần lượt là 75,3% và 76,3% GDP. Các nền kinh tế phát triển đang phải đối mặt với tình trạng nợ công trầm trọng với tỷ lệ nợ công vượt trên 100% (Mức nợ công ở Mỹ đã bằng 100% GDP, ở khu vực đồng Euro đã vượt ngưỡng 100% GDP, thậm chí có nước đã lên tới 200% GDP và đứng trước nguy cơ vỡ nợ cần cứu trợ). Trong khi đó nợ công của các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển cũng tăng khá cao, gần mức 40% GDP.

Thứ hai, mức thâm hụt ngân sách ở các nước là khá cao. Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đều vượt xa ngưỡng an toàn (5%). Ở Mỹ, mức thâm hụt ngân sách đã xấp xỉ 10%.

Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vào khoảng 9- 10%, ở các nước Châu Âu là 10-20%. 10 trong số 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp vượt 25%. Số thất nghiệp tăng mạnh, thu nhập của họ không có, dẫn tới nhu cầu của nền kinh tế sẽ bị giảm sút. Đây lại là một vòng xoáy có thể làm cho khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

Qua hơn 25 năm thực hiện cải cách kinh tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định và được thừa nhận rộng rãi cả trong nước và nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 đạt 7,26% [33]; từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng hiện đại, một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao đã hình thành và phát triển.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức

cạnh tranh thấp. Tăng trưởng GDP tuy ở mức tương đối cao nhưng có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, lạm phát luôn ở mức cao hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân của nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới,… Nguyên nhân cơ bản là do Việt Nam duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu là gia tăng quy mô vốn đầu tư) trong khi dư địa và động lực tăng trưởng theo chiều rộng đang giảm và yếu dần. Các động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực) chưa được cải thiện để bù đắp những thiếu hụt của tăng trưởng theo chiều rộng. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách và cách thức quản lý, điều hành nền kinh tế ở các cấp, các ngành chưa thay đổi kịp thời, chậm khắc phục các điểm nghẽn kìm hãm gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Việc gia tăng vốn đầu tư dưới các hình thức và kênh khác nhau vẫn là công cụ chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng. Để đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng đã phải duy trì trong nhiều năm. Chính sự gia tăng đầu tư (nhất là đầu tư nhà nước và mở rộng tín dụng) nhưng hiệu quả đầu tư thấp và giảm dần là nguyên nhân chủ yếu của lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay ở Việt Nam [8].

Trước tình hình đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trình ra Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đặt ra quan điểm phát triển là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” và định hướng phát triển là “đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế”. Một trong những nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu khu vực DNNN, đặc biệt các TĐKT, TCTNN. Đại hội XI đề ra yêu cầu “Khẩn trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi

phối… khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [33]. Điều này tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (khoá XI) với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng đó là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại thị trường với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính và tái cấu trúc khu vực DNNN mà trọng tâm là các TĐKT và TCTNN [34].

Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là phải chấp nhận luật chơi chung mới xuất hiện cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế, chấp nhận tính phức tạp trong việc vừa thực hiện cam kết quốc tế vừa bảo vệ lợi ích quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục triển khai sâu rộng các cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới, khu vực mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+

. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng tạo ra những cơ hội lớn cho thu hút đầu tư và phát triển xuất khẩu nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và khả năng phản ứng chính sách, phản ứng thị trường trước những diễn biến phức tạp của thị trường.

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam phải chịu những tác động tiêu cực từ bên ngoài, dễ bị tổn thương về vĩ mô và tài chính; trong khi đó rủi ro bất ổn vĩ mô còn hiện hữu và việc thực hiện tái cấu trúc nhiều lĩnh vực. Điều này đặt ra, để khu vực DNNN nói chung và các TĐKTNN, TCTNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con có thể cạnh tranh được đòi hỏi chủ sở hữu nhà nước phải đổi mới quản lý theo hướng hợp lý, khắc phục được những tồn tại, yếu kém nhưng phải phù hợp hơn với xu thế thế giới.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ công ty con” trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 119 - 122)