Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng háo xuất nhập khẩu bằng đường hàng biển của công ty TNHH TM DV xuất nhập khẩu thiên nhân (Trang 34)

ty.

2.2.4.1. Thị trường giao nhận và đối thủ cạnh tranh. * Thị trường giao nhận

Một số thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty hiện nay là:

- Khu vực Đông Nam Á: Bao gồn các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,

Singapore

- Khu vực Châu Âu: Khối EU

- Khu vực Châu Mỹ: Mỹ, Canada

Ta thấy rằng đây đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào của tàu. Nhưng không có nghĩa những nước không có cảng biển thì công ty không nhận hàng. Công ty vẫn có thể làm dịch vụ kéo hàng từ một cảng vào một địa điểm nào đó trong nội địa. Nhờ vậy, thị trường giao nhận của công ty ngày càng được mở rộng. Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, công ty ngày càng mở rộng phạm vi thị trường giao nhận, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu khách hàng.

Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường giao nhận vận tải biển của công ty.

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Thị trường 2005 2007 2009 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Châu Âu 5872 40,23 6337 37,81 6194 35,12 Khu vực ASEAN 2782 19,06 3602 21,49 3661 20,76 Đông Bắc Á 3671 25,15 4488 26,78 5573 31,60 Châu Mỹ 1490 10,21 1314 7,84 1095 6,21 Khu vực khác 782 5,35 1021 6,08 1115 6,31 Tổng 14597 100,00 16762 100,00 17638 100,00

Nguồn: Phòng tổng hợp- Công ty Thiên Nhân Công ty có thị trường giao nhận ở hầu hết các châu lục trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu ở một số khu vực chính như ASEAN, Đông Bắc Á, EU

Về khu vực Châu Âu, trước kia chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 80% sản lượng giao nhận. Đến nay tuy giảm xuống nhưng vẫn là thị trường giao nhận lớn nhất của công ty, chủ yếu là các mặt hàng may mặc. Đây là thị trường mà công ty hoạt động trong nhiều năm qua nên rất có kinh nghiệm, bạn hàng, hơn thế các luồng tuyến, mức cước đã được xây dựng hoàn chỉnh, rất phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Khu vực ASEAN là thị trường khá quwn thuộc với Việt Nam, lại có lợi thế về khoảng cách địa lý, các điều kiện về văn hóa, luật pháp tương đối tương đồng. Tuy nhiên công ty lại chưa khai thác tốt mảng thị trường này, giá trị giao nhận chỉ chiếm 20%. Đó là

do giao nhận vào thị trường này dể làm và rủi ro ít nên công ty gặp phải nhiều sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt.

Còn khu vực Đông Bắc Á tuy chỉ gồm vài nước là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông nhưng lại chiếm tỷ trọng rất lớn (gần 30%) trong thị trường giao nhận của công ty. Đó không chỉ là do đây là những thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam mà còn do công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với khách hàng có lượng hàng lớn và ổn định vào thị trường này. Công ty khai thác rất tốt mảng thị trường này.

* Đối thủ cạnh tranh.

Với đà phát triển mạnh mẽ của vận tải và buôn bán quốc tế, các dịch vụ giao nhận ngày càng mở rộng và phá triển, trở thành một ngành công nghiệp, ở Việt Nam ngành này không ngừng phát triển mạnh mẽ. Một mặt do đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, mặt khác do kinh doanh dịch vụ giao nhận không cần đầu tư lớn mà nếu làm tốt lợi nhuận lại cao nên hàng loạt các tổ chức trong và ngoài nước đang đổ xô vào kinh doanh dịch vụ này, làm cho thị trường giao nhận trở nên cạnh tranh gay gắt.

Hiện nay ở Việt Nam ngành này có tới hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty tư nhân cùng cạnh tranh với công ty Thiên Nhân trong lĩnh vực giao nhận. Trong bối cảnh này để tồn tại và phát triển, công ty phải nhìn nhận đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh để nắm vững những điểm mạnh, điểm yếu của họ nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Một đối thủ được coi là mạnh trên thị trường hiện nay là công ty liên doanh vận tải Việt- Pháp GEMATRANS. Đây là một công ty có thế mạnh là đội tàu biển hùng hậu chạy thường xuyên các tuyến Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn đi Singapore, HongKong,Đài Loan. Nhờ vậy, công ty này có ưu thế trong các dịch vụ trọn gói, các hình thức vận tải liên hợp, vận tải hàng công trình, hàng siêu trường siêu trọng, đặc biệt dịch vụ gom hàng. Ngoài ra GEMATRANS có mạng lưới trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay với trên 20% thị phần GEMATRANS đang là công ty có tiềm năng dẫn đầu thị trường giao nhận vận tải Việt Nam. Tuy nhiên do GEMATRANS đang vươn ra quá nhiều lĩnh vực, dàn trải nguồn nhân lực mỏng trên thị trường nên khả năng chuyên môn hóa giảm sút, cong ty cần khai thác điểm yếu này của GEMATRANS. Ngoài ra trên thị trường còn có rất đông các công ty tư nhân cùng hoạt động trong lĩng vực này,

đây cũng là những đối thủ cạnh tranh rất gay gắt của công ty.Như vậy ta có thể thấy công ty đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên thị trường.

2.2.4.2. Mặt hàng và sản lượng giao nhận. *Mặt hàng giao nhận chủ yếu của công ty.

Ở cương vị là người giao nhận, công ty không lựa chọn riêng một mặt hàng nào. Nhưng một số mặt hàng chủ yếu của dịch vụ giao nhận bằng đường biển có thể kể ra là: Hàng dệt may, vải sợi, chè, cafê, gạo, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng. Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng giao nhận của công ty.

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm

Mặt hàng

2005 2007 2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ

trọng

Dệt may 4834 33,12 5593 33,37 5501 31,19

Nông sản 3776 25,87 4389 26,19 4478 25,39

Máy móc thiết bị 2348 16,09 2946 17,58 3441 19,51

Linh kiện điện tử 2466 16,90 2242 13,38 2442 13,85

Các mặt hàng khác 1173 8,02 1592 9,48 1776 10,06

Tổng 14597 100,00 16762 100,00 17638 100,00

Nguồn:Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển Hàng dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của công ty, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu mặt hàng giao nhận (khoảng 1/3). Chúng ta đều biết trong những năm gần đây, mặt hàng này cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó đem lại không chỉ nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước mà còn đóng góp vào doanh thu của các công ty giao nhận vận tải. Tuy nhiên, do việc kiểm soát và cấp hạn ngạch xuất khẩu còn hạn chế nên tỷ trọng giao nhận mặt hàng này của công ty trong thời gian gần đây có phần giảm sút.

Bù lại trong hai, ba năm trở lại đây, công ty ký được nhiều hợp đồng ủy thác giao nhận các mặt hàng máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị y tế. Những loại mặt hàng này đem về doanh thu cao do tính chất phức tạp trong việc giao nhận nên tỷ trọng loại hàng này có xu hướng tăng lên. Các mặt hàng nông sản như gạo, chè, cafê luôn giữ vị

trí ổn định. Ngoài ra những mặt hàng khác tuy không đều nhưng tổng đóng góp cũng tăng lên cùng với việc mở rộng quan hệ bạn hàng của công ty.

* Sản lượng giao nhận.

Tại công ty Thiên Nhân, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển luôn chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng giao nhận hàng hóa. Hàng năm, khối lượng hàng mà công ty giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 80-90 ngàn tấn, với tốc độ tăng bình quân khá cao, khoảng 12%/năm. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, khối lượng hàng giao nhận đường biển của công ty như sau:

Bảng 2.4: Sản lượng giao nhận hàng hóa XNK bằng đường của công ty

Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 SLGN đường biển 84596 75965 83280 98497 96769  SLGN toàn công ty 114824 98927 107822 119891 124364 Tỷ trọng (%)(SL/ SL) 73,67 76,78 77,24 82,16 77,81 Chỉ số phát triển (%) 89,80 109,63 118,27 98,25

Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- công ty Thiên Nhân Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây, sản lượng giao nhận năm 2008 đạt mức cao nhất, lên đến gần 100 ngàn tấn, tăng gần 20% so với năm 2007. Đến năm 2009 vẫn duy trì được khối lượng này và xu hướng năm 2010 sẽ vẫn tiếp tục phát triển ( ước tính 2010 là trên 100 ngàn tấn). Con số này tuy tăng không đều nhưng ở mức cao cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn và có được sự tin tưởng của khách hàng.

So với tổng sản lượng giao nhận của công ty thì sản lượng giao nhận đường biển luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% và có xu hướng tăng lên. Sở dĩ tỷ trọng lớn như vậy không chỉ vì giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có nhiều ưu điểm mà còn vì đây là hoạt động thế mạnh của công ty trong nhiều năm qua.

Ta có thể thấy tuy năm 2006 là một năm đầy khó khăn đối với công ty vì vào năm này công ty gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty khác làm sản lượng giao nhận nói chung sụt giảm nhưng tỷ trọng đường biển vẫn tăng lên khá cao, 76,78% từ 73,67% vào năm 2005.

Đặc biệt năm 2008, con số này tăng lên đến 82,16% đạt mức cao nhất trong thời gian gần đây, đó cũng là do công ty không ngừng lỗ lực phát triển đối mới quy trình giao nhận cũng như nghiệp vụ cho các nhân viên.Năm 2008 là năm mà công ty có lượng khách hàng tìm đến rất cao, điều đó cho thấy công ty đang dần có được sự ủng hộ và sự tín nhiệm của khách hàng.

Có thể nói, xét về mặt sản lượng giao nhận, công ty đã đạt được kết quả khả quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số này có ý nghĩa hơn đối với người giao nhận lại là giá trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp theo sau đây sẽ cho ta thấy rõ hơn khía cạnh này.

2.2.4.3. Giá trị giao nhận.

Như trên đã nói giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Ở công ty Thiên Nhân, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển đạt mức cao và tăng đều qua các năm.Trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty tới 15 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành cônh chung của toàn công ty.

Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế tại Thiên Nhân

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2005 2006 2007 2008 2009 GTGN đường biển 14597 14625 16762 15963 17638 GTGN toàn công ty 23079 22520 25476 22361 26235 Tỷ trọng (%)(GT/ GT) 63,25 64,94 65,79 71,38 67,23 Chỉ số phát triển (%) 100,20 114,61 95,23 110,50

Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- Công ty Thiên Nhân Bảng trên cho thấy mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, song thu nhập từ hoạt động này vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 64%. Đặc biệt năm 2008 lên tới 71,38% đạt tỹ trọng cao nhất trong các năm.

Chúng ta có thể thấy một điều, trong hoạt động giao nhận vận tải biển, dù sản lượng giao nhận chiếm lên tới 70% nhưng giá trị giao nhận chỉ chiếm 60%. Điều này có thể

dễ dàng lý giải là do tiền cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (MT) trong vận tải biển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lưc vận chuyển lại rất lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng con số tỷ trọng giá trị giao nhận trung bình 64% đã có thể coi là rất thành công, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng là tăng lên và tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2008 tuy giá trị tuyệt đối của hoạt động này giảm nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, giao nhận vận tải biển vẫn đã, đang và sẽ là hoạt động chủ lực của công ty.

Mục tiêu của công ty năm 2010 ở dịch vụ này là đạt 25tỷ VNĐ doanh thu. Mục tiêu này là có cơ sở nếu nhìn vào xu hướng phát triển của công ty.

Biểu đồ 2.2: Giá trị giao nhận của công ty

Thêm vào đó, bối cảnh chung của thị trường xuất nhập khẩu trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, nhập khẩu đạt khoảng 6,5 tỷ USD, chưa kể tháng 7 và 3 tháng cuối năm thường là những tháng có nhu cầu vận chuyển đạt mức cao. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng trong năm 2010 công ty sẽ đạt được kết quả tốt như kế hoạch đề ra.

* Ưu điểm

Cùng với sự phát triển của công ty, hoạt động giao nhận vận tải biển cũng ngày càng lớn mạnh, công ty không ngừng tiếp tu cái mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với xu hướng phá triển mới. Nhờ vậy, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn hoạt động giao nhận vận tải biển tại công ty đã đạt được không ít thành tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đã phát triển với tốc độ khá cao, chiếm tới trên 70% sản lượng hàng hóa giao nhận, hơn 60% giá trị hàng hóa giao nhận toàn công ty, đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua.

Vể mặt sản lượng giao nhận, tốc độ tăng bình quân qua các năm khoãng 12%/năm, điều đó cho thấy công ty đang có chiến lược kinh doanh rất ổn định và có được sự tín nhiệm của khách hàng. Về mặt giá trị giao nhận, trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty 15 tỷ đồng. Mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ, song giá trị giao nhận đường biển của công ty vẫn duy trì ở mức cao, xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy năm 2008 chỉ số phát triển của loại hình dịch vụ này có giảm đi so với các năm khác nhưng tỷ trọng lại tăng lên cao nhất trong các năm. Điều đó cho thấy dù trong hoàn cảnh nào thì hoạt động giao nhận vận tải biển vẫn là hoạt động mang về lợi nhuận cao nhất cho công ty.

* Những khó khăn còn tồn tại.

 Thị phần còn hạn chế

Hiện nay, công ty mới chỉ chiếm được khoảng 8% thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và khoảng 6% thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Thị phần này về tỷ trọng và giá trị không phải là quá nhỏ nhưng so với quy mô phát tiển công ty thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.

19.25%

42.50% 30.25% 8.00%

GEMATRANS

Các công ty nước ngoài Các công ty khác

Thiên Nhân

Chỉ lấy một ví dụ là GEMATRANS-một công ty khá mạnh trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam, công ty này đã chiếm lĩnh đến gần 20% thị phần giao nhận. Do GEMATRANS có lợi thế về đội tàu và có nguồn vốn khá mạnh bởi GEMATRANS là một công ty nhà nước.

So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé. Điều này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của công ty cũng như các doanh nghiệp giao nhận khác vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng tất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng háo xuất nhập khẩu bằng đường hàng biển của công ty TNHH TM DV xuất nhập khẩu thiên nhân (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)