Như trên đã nói giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Ở công ty Thiên Nhân, giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển đạt mức cao và tăng đều qua các năm.Trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty tới 15 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành cônh chung của toàn công ty.
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế tại Thiên Nhân
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2005 2006 2007 2008 2009 GTGN đường biển 14597 14625 16762 15963 17638 GTGN toàn công ty 23079 22520 25476 22361 26235 Tỷ trọng (%)(GT/ GT) 63,25 64,94 65,79 71,38 67,23 Chỉ số phát triển (%) 100,20 114,61 95,23 110,50
Nguồn: Phòng giao nhận vận tải- Công ty Thiên Nhân Bảng trên cho thấy mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, song thu nhập từ hoạt động này vẫn luôn chiếm phần chủ yếu trong các phương thức giao nhận hàng hóa, trung bình khoảng 64%. Đặc biệt năm 2008 lên tới 71,38% đạt tỹ trọng cao nhất trong các năm.
Chúng ta có thể thấy một điều, trong hoạt động giao nhận vận tải biển, dù sản lượng giao nhận chiếm lên tới 70% nhưng giá trị giao nhận chỉ chiếm 60%. Điều này có thể
dễ dàng lý giải là do tiền cước, phí giao nhận một đơn vị hàng hóa (MT) trong vận tải biển rẻ hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác trong khi năng lưc vận chuyển lại rất lớn. Qua đó chúng ta thấy rằng con số tỷ trọng giá trị giao nhận trung bình 64% đã có thể coi là rất thành công, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Giá trị giao nhận đường biển của công ty ở mức cao, xu hướng là tăng lên và tương đối đồng đều qua các năm. Năm 2008 tuy giá trị tuyệt đối của hoạt động này giảm nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn, giao nhận vận tải biển vẫn đã, đang và sẽ là hoạt động chủ lực của công ty.
Mục tiêu của công ty năm 2010 ở dịch vụ này là đạt 25tỷ VNĐ doanh thu. Mục tiêu này là có cơ sở nếu nhìn vào xu hướng phát triển của công ty.
Biểu đồ 2.2: Giá trị giao nhận của công ty
Thêm vào đó, bối cảnh chung của thị trường xuất nhập khẩu trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,15 tỷ USD, nhập khẩu đạt khoảng 6,5 tỷ USD, chưa kể tháng 7 và 3 tháng cuối năm thường là những tháng có nhu cầu vận chuyển đạt mức cao. Từ đó có cơ sở tin tưởng rằng trong năm 2010 công ty sẽ đạt được kết quả tốt như kế hoạch đề ra.
* Ưu điểm
Cùng với sự phát triển của công ty, hoạt động giao nhận vận tải biển cũng ngày càng lớn mạnh, công ty không ngừng tiếp tu cái mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với xu hướng phá triển mới. Nhờ vậy, dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn hoạt động giao nhận vận tải biển tại công ty đã đạt được không ít thành tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đã phát triển với tốc độ khá cao, chiếm tới trên 70% sản lượng hàng hóa giao nhận, hơn 60% giá trị hàng hóa giao nhận toàn công ty, đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua.
Vể mặt sản lượng giao nhận, tốc độ tăng bình quân qua các năm khoãng 12%/năm, điều đó cho thấy công ty đang có chiến lược kinh doanh rất ổn định và có được sự tín nhiệm của khách hàng. Về mặt giá trị giao nhận, trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho công ty 15 tỷ đồng. Mặc dù công ty không có những điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển dịch vụ, song giá trị giao nhận đường biển của công ty vẫn duy trì ở mức cao, xu hướng tăng lên qua các năm. Tuy năm 2008 chỉ số phát triển của loại hình dịch vụ này có giảm đi so với các năm khác nhưng tỷ trọng lại tăng lên cao nhất trong các năm. Điều đó cho thấy dù trong hoàn cảnh nào thì hoạt động giao nhận vận tải biển vẫn là hoạt động mang về lợi nhuận cao nhất cho công ty.
* Những khó khăn còn tồn tại.
Thị phần còn hạn chế
Hiện nay, công ty mới chỉ chiếm được khoảng 8% thị phần giao nhận hàng hóa nói chung và khoảng 6% thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Thị phần này về tỷ trọng và giá trị không phải là quá nhỏ nhưng so với quy mô phát tiển công ty thì đây có thể coi là một tồn tại cần khắc phục.
19.25%
42.50% 30.25% 8.00%
GEMATRANS
Các công ty nước ngoài Các công ty khác
Thiên Nhân
Chỉ lấy một ví dụ là GEMATRANS-một công ty khá mạnh trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam, công ty này đã chiếm lĩnh đến gần 20% thị phần giao nhận. Do GEMATRANS có lợi thế về đội tàu và có nguồn vốn khá mạnh bởi GEMATRANS là một công ty nhà nước.
So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé. Điều này chưa hẳn nằm trong tầm kiểm soát của công ty cũng như các doanh nghiệp giao nhận khác vì các công ty đó có tiềm lực về vốn và công nghệ, họ thường đưa ra mức giá thấp hơn với dịch vụ cũng tất hoàn hảo. Mà với các khách hàng thì đôi khi mức giá chào ban đầu đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định.
Nói tóm lại, công ty không thể tự bằng lòng với những gì đã có mà cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể giành được vị trí cao hơn trong thị trường giao nhận vận tải biển ở Việy Nam.
Cơ cấu giao nhận còn mất cân đối
Tại công ty, sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa giao nhận bằng đường biển thể hiện ở sự không cân bằng trong sản lượng cũng như giá trị hàng xuất- hàng nhập. Trong khi Việt Nam vẫn còn là một nước nhập siêu thì tỷ trọng giao nhận hàng xuất tại công ty lại luôn chiếm ưu thế, còn hàng nhập không chỉ ít về số lượng mà giá trị giao nhận còn nhỏ bé hơn nhiều.
Bảng 2.6: Cơ cấu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty THỊ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN Ở VIỆT NAM
Giá
. trị
Năm
Sản lượng giao nhận (Tấn) Giá trị giao nhận (Triệu VNĐ)
Hàng xuất Hàng nhập Hàng xuất Hàng nhập SL TT (%) SL TT (%) GT TT (%) GT TT (%) 2005 84659 46189 54,55 38470 45,40 14597 9857 67,53 4740 32,47 2006 75965 38939 51,26 37026 48,74 14625 9920 67,83 4705 32,17 2007 83280 44625 53,58 38655 46,42 16762 11497 68,59 5265 31,41 2008 98497 53808 54,63 44689 45,37 15963 10989 68,84 4974 31,16 2009 96769 53087 54,86 43682 45,14 17638 12584 71,35 5054 28,65
Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phòng giao nhận đường biển. Hai biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn sự không cân đối này.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu sản lượng giao nhận tại công ty
C¥ CÊU S¶N L-îng giao nhËn t¹i thiªn nh©n 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 2008 2009 Hµng nhËp Hµng xuÊt 54,6% 45,4% 51,26% 48,74% 53,58% 54,63% 54,86% 45,37% 45,14% 46,42% TÊn
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị giao nhận
Nếu chỉ nhìn vào sản lượng giao nhận hẳn sẽ là quá vội vã khi đưa ra kết luận nói trên vì tỷ trọng hàng xuất trong tỗng sản lượng giao nhận chỉ chiếm trung bình khoảng 53%, so bới mức trung bình của hàng nhập là 47% thì sự chênh lệch này là không quá lớn. Nhưng nếu chỉ xét cơ cấu giá trị giao nhận thì đây thực sự là vấn đề cần quan tâm. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giá trị hàng xuất chiếm đến gần 70% tổng giá trị giao nhận, đem về nguồn thu nhập chủ yếu cho công ty chứ không phài là hàng nhập trong khi Việt Nam đang là một nước có tỷ lệ nhập siêu rất cao. Đây không chỉ là tồn tại có riêng ở công ty mà ở hầu hết các doanh nghiệp giao nhận tại Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF. Trong cả hai trường hợp thì quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định.
Tuy nhiên đối với hàng xuất, trong thời gian gần đây, nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đã dần nhận thức được ý nghĩa của việc giành quyền vận tải. Thêm vào đó, đối với hàng xuất, người giao nhận dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Còn đối với hàng nhập, các đại diện hay đại lý của các công ty nước ngoài do có lợi thế về am hiểu thị trường cùng tiềm lực vốn lớn thường đưa ra mức cước rất thấp, do đó cho dù các công ty giao nhận Việt Nam có cố gắng thế nào cũng khó thuyết phục được khách hàng. Nên với hàng nhập người giao nhận Việt Nam thường chỉ có nguồn thu từ chi phí giao nhận từ các cảng chuyển tải về cảng Việt Nam. Phí này không thể cao bằng nếu giành đựơc hợp đồng ủy thác giao nhận ngay từ đầu nước ngoài về.
Tính thời vụ của hoạt động giao nhận.
Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ như trên đã nói không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tínnh thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không đặt được chổ của hãng tàu nên công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm. Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa, trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải tra lương cho nhân viên, khiến lợi nhuận bị giảm sút.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của công ty nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân công ty, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
Trình độ đội ngũ nhân viên còn hạn chế, hiệu qủa làm việc chưa cao.
Chúng ta đều biết hoạt động giao nhận là một công việc khá phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết rất đa dạng. Khi giao dịch với khách hàng, người giao nhận không chỉ phải giỏi về nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, từng luồng tuyếm mà còn phải thông tường luật pháp, có những kiến thức tổng quát vế tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng, hơn thế phải tư vấn cho khách hàng về nhu cầu thị trường. Muốn vậy, người làm giao nhận phài am hiểu nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững địa lý, có nghệt thuật giao tiếp khách hàng.
Tại công ty Thiên Nhân, đội ngũ nhân viên được đánh giá là giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm so vói các công ty khác. Nhưng nếu so sánh với những công ty trong khu vực và trên thế giới thì trình độ của họ vẫn còn non yếu, chưa thể đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Điều đó thể hiện ở chỗ chỉ có khoảng 20% cán bộ nhân viên có bằng trên đại học, 22% thông thạo từ 2 ngoại ngữ, số còn lại chỉ biết 1 ngoại ngữ, vẫn còn những nhân viên
chưa có bằng đại học. Điều này gây khá nhiều cản trở trong hoạt động của công ty. Trong điều kiện mà có nhiều dịch vụ mới xuất hiện như hoạt động logistics thì những yếu kém trong đội ngũ cán bộ nhân viên bộc lộ rõ. Thực tế hoạt động ở Thiên Nhân cho thấy rằng những sai sót, thiệt hại gây ra cho công ty hầu hết là do các nhân viên thiếu kinhn ghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, hiệu quả làm việc còn chưa phản ánh đúng thực lực của công ty. Với những điều kiện và trang thiết bị hiện đại như vậy, lẽ ra công ty phải tiến xa hơn nếu công việc được tiến hành khoa học, mọi người trong công ty luôn đoàn kết nhất trí, nâng cao tinh thần tự giác, hết mình với công ty. Nhưng ở Thiên Nhân còn xuất hiện tình trạng đấu đá nhau trong nội bộ công ty, hoạt động chồng chéo. Chẳng hạn như chỉ một khách hàng lại nhận được tới vài mức giá chào khác nhau, mà đều từ các nhân viên cùa công ty đưa ra. Khi đó khách hàng sẽ đặt dấu hỏi, và sẽ dần mất lòng tin đối với công ty.
* Nguyên nhân tồn tại
Tình hình quốc tế có nhiều bất lợi.
Trong thời gian mấy năm trở lại đây, bối cảnh quốc tế có hàng loạt những biến động to lớn gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế cũng như cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Đó là những cuộc chiến tranh biên giới, chiến tranh tôn giáo, nạn khủng bố, cướp biển đã đẩy người dân vào cảnh sống bất ổn, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua của nước Mỹ đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái và sụt giảm, nạn thất nghiệp tại các quốc gia tăng cao đã làm cho tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó có ngành giao nhận vận tải. Năm 2008 là năm mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hường của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu sụt giảm, điều này giải thích vì sao năm 2008, sàn lượng và giá trị giao nhận bằng đường biển của công ty giảm mạnh đến vậy.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện những chính sách đội mới, số lượng người làm giao nhận tăng cao, tuy chưa thống kê chính thức, hiện nay ở TP HCM ước tính có khoảng 300-400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải khiến cho môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Một phần cũng bởi vì ngành giao nhận của ta không mạnh và dường như phát triển một cách tự phát. Số lượng doanh nghiệp tăng lên ồ ạt, người kinh doanh chỉ cần bỏ ra
ít vốn, liên hệ làm thuê cho một vài chủ hàng, kiếm hàng cho một vài chủ vận tải, làm thuê dịch vụ khai báo hải quan là thành người giao nhận. Một số chạy việc cho công ty nước ngoài kiến hoa hồng, trách nhiệm đối với hàng hóa đã có công ty chịu. Một số từ các doanh nghiệp giao nhận vận tải, họ học hỏi được cách làm ăn giao dịch, nắm một số mối hàng rồi nhảy ra lập công ty riêng, không ít người làm ăn kiểu chụp giật, tranh thủ lợi ích trước mắt. Ngoài ra một số công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn họ bỏ tiền ra mua tên một số công ty đại lý giao nhận vận tải Việt Nam để kinh doanh, điều này làm cho ta khó khăn trong công tác quản lý doanh nghiệp, sẽ gây ra thất thu về thuế. Mặt khác do có vốn mạnh nên họ muốn chiếm lĩnh thị trường nên thường chào giá rất cạnh tranh, mà khách hàng lại thường chọn giá thấp khiến các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với họ. Như vậy, công ty không chỉ phải đối mặt với