Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật thảo quỳnh (Trang 42)

5. Kết cấu đề tài

3.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

3.3.1 Tình hình biến động lao động

Xem xét tình hình biến động lao động của doanh nghiệp đến đánh giá được hiệu quả công việc của bộ máy nhân sự. Đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như khả năng đóng góp của mỗi người vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong năm 2008 tổng số nhân viên trong công ty là 20 người nhưng sang năm 2009 số lượng nhân viên đã tăng lên là 25 nhân viên tăng tuyệt đối 5 người tương đương 125%.

Ta có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh

= Giá trị sản xuất kinh doanh năm nay / Giá trị sản xuất kinh doanh năm trước x 100% = 50,325,316,320/46 / 46,770,359,338 x 100% = 107.66%

Xét về tuyệt đối số nhân viên tăng 5 người chỉ tiêu này chưa cho biết là số lượng này đóng góp như thế nào là lãng phí hay đóng góp tích cực vào giá trị sản xuất của công ty.

Xét về biến động tương đối, ta có:

Trong kỳ, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch kinh doanh với tỷ lệ 107.66%. Tương ứng với số nhân viên tương ứng sử dụng là 22 người, nhưng thực tế là 25 người. Như vậy công ty quản lý và sử dụng nhân lực chưa tốt, chưa tận dụng được tối đa nguồn nhân lực để tăng giá trị kinh doanh.

3.3.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Sử dụng tốt ngày công lao động là biện pháp để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả làm việc góp phần tăng doanh thu giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng ngày công lao động để thấy rõ ảnh hưởng của nó đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Đơn vị tính: ngày

Chỉ tiêu 2008 2009

Chênh lệch

Mức Tỷ lệ (%) Ngày công theo chế độ 5,560 6,357 797 14.33 Ngày công làm thêm 375 421 46 12.27 Ngày công thiệt hại 535 478 -57 -10.65 Ngày công thực tế 5,400 6,300 900 16.67 Ngày công thực tế bình quân 270 252 -18 -6.67

(Nguồn: Bảng tổng hợp đánh giá xếp loại năm 2008, 2009)

Bảng 3.2 Số ngày công làm việc trong năm 2008 – 2009.

Tổng ngày công thực tế năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng ngày công thực tế bình quân điều chỉnh theo số nhân viên năm 2009 giảm so với năm 2006, cụ thể là 18 ngày tương ứng với tỷ lệ 6.67%, điều này chứng tỏ công tác tổ chức quản lý của công ty có chiều hướng xấu đi.

Số ngày công làm thêm của công ty tăng và số ngày công thiệt hại giảm và số ngày công thực tế năm 2009 tăng nhưng do số lượng nhân viên tăng nhiều mà chưa phân bổ đúng nên lãng phí nguồn nhân lực. Vì vậy công ty cần có hướng điều chỉnh về nhận lực để cải thiện tình hình lao động trong năm tới.

3.3.3 Tình hình năng suất lao động 3.3.3.1 Hiệu quả sản suất 3.3.3.1 Hiệu quả sản suất

Năng suất lao động là hiệu quả sản xuất của người lao động tạo ra một lượng sản phẩm vật chất có ích trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đánh giá chung của công ty hiệu quả lao động của toàn thể đội ngũ nhân lực năm 2009 nhìn chung thấp hơn năm ngoái, giá trị cung cấp dịch vụ và bán hàng tăng 107.66% giá trị trong khi đó số lượng nhân viên trong công ty tăng 125%. Hiệu quả lao động giảm sút ảnh hưởng đến tình hình môi trường làm việc chung của công ty, chủ yếu là do nhân viên không tập trung vào công việc, tính kỷ luật bị giảm sút.

3.3.3.2 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đối với công ty, chất lượng dịch vụ là yếu tố then chốt đem lại thành công của Công ty. Sự cam kết về chất lượng ở đây được thể hiện bởi hệ thống quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, gắn bó mật thiết trong công việc và luôn làm việc trên tinh thần hợp tác và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng

Có chế độ hậu mãi đối với khách hàng: Giao hàng tận đơn vị và cử nhân viên đến hướng dẫn cách sử dụng, cứ 6 tháng một lần cử nhân viên kỹ thuật đến bảo dưỡng cho sản phẩm kéo dài đến 2 năm tuỳ từng loại sản phẩm.

Nhân dịp lễ tết, khai trương công ty, kỷ niệm ngày thành lập công ty của các khách hàng thì tặng hoa quà chúc mừng.

3.3.3.3 Sổ khiếu nại

Năm 2008 thì có 28 vụ khiếu nại qua năm 2009 thì có 21 vụ. Số vụ khiếu nại giảm 7 vụ chiếm tỷ lệ 25%. Các vụ khiếu nại chủ yếu là do khách hàng chưa biết cách sử dụng thiết bị.

3.3.3.4 Thống kê ý kiến khách hàng

Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng báo cáo Lãnh đạo Công ty để kịp thời có chế độ, chính sách cũng như cách thức xử lý phù hợp.

Anh chị có hài lòng về cách phụ vụ của nhân viên công ty không?

Rất hài lòng  hài lòng  không hài lòng

Sản phẩm của công ty trong quá trình sử dụng có tốt không?  Rất hài lòng  hài lòng  không hài lòng

Chương trình mậu mãi của công ty có tốt không?  Rất hài lòng  hài lòng  không hài lòng

3.4 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh 3.4.1 Khách hàng

Khách hàng của công ty hầu hết là những khách hàng truyền thống, lâu năm đã gắn bó với công ty từ những năm đầu thành lập. Hiện tại công ty đang có khoảng 30 khách hàng là các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong ngành giáo dục, y tế và các viện nghiên cứu. Các công ty này trải rộng từ các tỉnh miền Đông và niềm Tây Nam Bộ. Để có khả năng nắm bắt thị trường cũng như khai thác lượng khách hàng tiềm năng, Công ty đang bắt đầu quan tâm đến việc có những chiến lược phát triển nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và tìm thêm thị phần ở những thị trường khu vực mới. Nếu duy trì và phát huy được những thành công như hiện tại và nếu có định hướng phát triển đúng đắn, kịp thời thì Công ty Thảo Quỳnh chắc chắn sẽ có khả năng phát triển sâu rộng hơn và sẽ chiếm được thị phần lớn hơn trong tương lai gần.

3.4.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của công ty là những công ty nhà nước đã hoạt động lâu năm, quy mô kinh doanh lớn, khả năng cung ứng hàng hóa lớn. Bên cạnh đó cũng có những công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước, hầu hết các hợp đồng lớn trên thị trường đếu được ký kết của các công ty này. Một số công ty có thể kể tên là Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Kỹ Thuật (Techninex JSC), Công Ty TNHH Hoá Chất Và Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật Hoá Địa…Đứng trước các đối thủ cạnh tranh lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường ở các tỉnh để phân phối. Thị phần của công ty tương đối nhỏ nên cần phải nổ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng dần quy mô hoạt động để tìm kiếm khách hàng cũng như tăng thị phần.

3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định

3.5.1 Tình hình tăng giảm tài sản cố định

Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, nó phản ánh quy mô hoạt động, năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua quá trình trích khấu hao tài sản cố định sẽ góp phần vào việc hình thành khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định sẽ góp phần tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí.

Qua việc phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình trang bị và sử dụng sẽ giúp cho việc xác định hướng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp một cách hợp lý. Có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác.

Với loại hình là công ty thương mại như Thảo Quỳnh thì tài sản cố định chiếm không nhiều trong danh mục tài sản, đa phần các tài sản cố định đều là thuê mướn, đã giảm được nhiều chi phí đầu tư ban đầu cũng như giảm thiểu một cách

tối đa nhưng chi phí không cần thiết. Tài sản cố định bao gồm các loại như nhà cửa, văn phòng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, truyền dẫn và các loại tài sản hữu hình khác.

Nhìn chung so với từ những năm đầu thành lập giá trị tài sản cố định của công ty không thay đổi. Ngoài một số máy móc, thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in và một số máy móc thiết bị dùng để sửa chữa, vận chuyển hàng hóa là tài sản của công ty thì còn lại là thuê mướn bao gồm văn phòng làm việc, xe ô tô để đi lại làm việc, gặp gỡ, ký kết hợp đồng với khách hàng. Giá trị tài sản cố định hiện tại của công ty tính đến đầu năm 2010 là 242,841,596 đồng, trong đó nguyên giá là 330,909,090 đồng, khấu hao trong năm 2009 hết 88,094,494 đồng. Như vậy trong năm 2009 công ty không trang bị cho mình thêm một tài sản cố định hữu hình nào cả nên không tốn một khoản tiền nào để đầu tư tài sản cố định. Thay vào đó công ty đã đi thuê ngoài để giảm chi phí đầu tư ban đầu quá lớn của các tài sản này và chỉ trả tiền thuê tài sản cố định hữu hình hàng năm. Nhưng xét một cách tổng thể về lâu về dài thì công ty nên đầu tư thêm một số tài sản cố định như phương tiện vận chuyển phương tiện đi lại để tránh bị động trong việc thuê mướn đôi lúc phải chờ đợi lâu.

3.5.2 Tình hình trang bị tài sản cố định

Như đã trình bày ở trên thì công ty không trang bị tài sản cố định gì thêm cho hoạt động kinh doanh của mình. Các tài sản cố định như văn phòng công ty, và phương tiện vận chuyển đều thuê mướn. Chi phí thuê mướn tài sản này được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh hàng năm. Nhìn chung thì tài sản cố định hiện có của công ty bao gồm tự có và đi thuê mướn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần thiết, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty.

3.5.3 Tình hình sử dụng tài sản cố định

Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty khá là hiệu quả. Vì phải chịu chi phí thuê mướn hầu hết các tài sản cố định nên công ty đã sử dụng triệt để

nguồn lực của tài sản cố định. Đây cũng là một phương án kinh doanh được đánh giá là hiệu quả đối với các công ty thương mại, kinh doanh dịch vụ như Thảo Quỳnh. Để giảm thiểu thấp nhất chi phí và vốn đầu tư ban đầu công ty không trang bị cho mình những tài sản cố định mang giá trị lớn như các công ty sản xuất kinh doanh khác. Đối với một công ty phụ thuộc nhiều vào máy móc thiết bị thì đây là hướng đi tốt nhất mà công ty đã lựa chọn.

3.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn vốn kinh doanh do các thành viên sáng lập ra công ty và góp vốn và vay ngân hàng.

Việc tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh do tăng, giảm vốn điều lệ của công ty được triển khai tùy theo chiến lược tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức phù hợp với các quy định thể hiện trong điều lệ của công ty

Nguồn vốn kinh doanh được sử dụng để đầu tư mua hàng hóa kinh doanh và là nguồn để chi trả các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một trong những yếu tố then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.

3.6.1. Khái quát về nguồn vốn

3.3 NGUỒN VỐN

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 8,796,515,336 86.57 24,405,988,810 93.30 I. Nợ ngắn hạn 8,796,515,336 86.57 24,402,988,810 93.30 1. Vay và nợ ngắn hạn 6,895,343,734 67.86 1,746,648,476 6.68 2. Phải trả người bán 180,000,000 1.77 20,362,604,800 77.86 3. Người mua trả tiền

trước

942,119,020 9.27 441,760,000 1.69 4. Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

79,052,582 0.78 1,151,975,534 4.40 5. Phải trả người lao động - - - - 6. Chi phí phải trả - - - - 7. Phải trả nội bộ - - - - 8. Phải trả theo tiến độ kế

hoạch hợp đồng xây dựng

- - - - 9. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác

- - - - 10. Dự phòng phải trả

ngắn hạn

II. Nợ dài hạn - - - - 1. Phải trả dài hạn người

bán

- - - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ - - - - 3. Phải trả dài hạn khác - - - - 4. Vay và nợ dài hạn - - - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại

phải trả - - - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - - 7. Dự phòng phải trả dài hạn - - - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 1,256,932,240 12.37 1,751,256,960 6.70 I. Vốn chủ sở hữu 1,256,932,240 12.37 1,751,256,960 6.70 1. Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 960,000,000 9.45 960,000,000 3.67 2. Thặng dư vốn cổ phần - - - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu - - - - 4. Cổ phiếu quỹ (*) - - - - 5. Chênh lệch đánh giá lại

tài sản

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

- - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển - - - - 8. Quỹ dự phòng tài chính - - - - 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ

sở hữu

- - - - 10. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối

404,932,240 3.98 791,256,960 3.03 11. Nguồn vốn đầu tư

XDCB

- - - - II. Nguồn kinh phí và quỹ

khác

- - - - 1. Quỹ khen thưởng, phúc

lợi

- - - - 2. Nguồn kinh phí - - - - 3. Nguồn kinh phí đã hoàn

thành TSCĐ - - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 10,161,447,576 100.00 26,154,245,770 100.00

Bảng 3.4 – NGUỒN VỐN Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Mức Tỷ lệ Tỷ trọng (%) A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 15,606,473,474 177.42 6.74 I. Nợ ngắn hạn 15,606,467,474 177.42 6.74 1. Vay và nợ ngắn hạn (5,148,695,258) (74.67) (61.18) 2. Phải trả người bán 20,182,604,800 11,212.56 76.08 3. Người mua trả tiền trước (500,359,020) (53.11) (7.58) 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước

1,072,922,952 1,357.23 3.63 5. Phải trả người lao động - - - 6. Chi phí phải trả - - - 7. Phải trả nội bộ - - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng xây dựng

- - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn

hạn khác

- - - 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - - II. Nợ dài hạn - - - 1. Phải trả dài hạn người bán - - -

2. Phải trả dài hạn nội bộ - - - 3. Phải trả dài hạn khác - - - 4. Vay và nợ dài hạn - - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - 7. Dự phòng phải trả dài hạn - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 494,324,720 39.33 (5.67) I. Vốn chủ sở hữu 494,324,720 39.33 (5.67) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu - - (5.78) 2. Thặng dư vốn cổ phần - - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu - - - 4. Cổ phiếu quỹ (*) - - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - - 7. Quỹ đầu tư phát triển - - - 8. Quỹ dự phòng tài chính - - -

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật thảo quỳnh (Trang 42)