4. Nội dung kết cấu
2.2.4 Phân tích cơ cấu nhân sự tại Vimedimex theo trình độ
Bảng 2.5: Thống kê số lƣợng nhân viên theo trình độ từ năm 2006 - 2009
Đơn vị tính: người
Năm 2006 2007 2008 2009
Đại học & trên đại học 90 120 194 227
Cao đẳng, trung cấp & sơ cấp 62 64 60 124
Lao động phổ thông 40 40 20 50
Tổng 192 224 274 401
(Nguồn: Phòng nhân sự Vimedimex) Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng, còn trình độ lao động phổ thông ngày càng giảm. Năm 2006 lao động có trình độ đại học & trên đại học là 90 người còn 2009 là 227 người tăng 137 người. Còn lao động phổ thông năm 2006 là 40 người nhưng năm 2009 là 50 người nghĩa là chỉ tăng thêm 10 người. Với hiện tại tỷ lệ đại học và trên đại học vẫn chiếm 56%, lao động phổ thông chiếm hơn 10%. Với trình độ lao động như trên công ty sẽ có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm: căn cứ vào trình độ lao động, công ty đã dễ dàng sắp xếp bố trí lao động vào đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng nhân viên. Đội ngũ lao động có trình độ cao dễ tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới và cũng dễ ứng dụng vào công việc thực tế. Người có trình độ lao động cao sẽ được trả lương cao, đãi ngộ xứng đáng hơn và chính họ sẽ là động lực để những người có trình độ thấp hơn chịu khó học hỏi, đào tạo nâng cao tay nghề để có được mức đãi ngộ tương xứng hơn.
Nhược điểm: công ty phải trả lương cao, đãi ngộ tương xứng cho những người có trình độ cao nên làm giảm lợi nhuận của công ty. Những người có trình độ cao nhiều năng lực lại dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng và có thể còn hay có nhiều đòi
hỏi về quyền lợi với công ty. Trường hợp công ty không đáp ứng được yêu cầu thì những nhân viên này sãn sàng nghỉ việc để tìm cơ hội mới.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ từ năm 2006 - 2009
Cơ cấu lao động theo trình độ
0 50 100 150 200 250 2006 2007 2008 2009 Năm số lượng (người)
Đại học & trên đại học Cao đẳng, trung cấp & sơ cấp Lao động phổ thông
(Nguồn: Phòng nhân sự Vimedimex)