4. Nội dung kết cấu
2.3.2 Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nhân sự
2.3.2.1 Tiếp nhận nhân viên mới
Mục đích
Nhằm trang bị cho nhân viên mới các điều kiện làm việc cơ bản nhất vào thời điểm bắt đầu làm việc tại công ty hoặc lúc bắt đầu tiếp nhận công việc.
Giúp bản thân nhân viên nhanh chóng hòa nhập với văn hóa, môi trường làm việc của công ty cũng như phát huy tối đa khả năng của nhân viên ở công việc mới. Nhân viên mới còn bao gồm cả những cán bộ quản lý được điều động, luân chuyển, bổ nhiệm công tác mới hoặc tại đơn vị khác.
Quy trình tiếp nhận nhân viên mới
- Bước 1: Thông báo nhân viên sắp nhận việc
Phòng nhân sự sau khi đồng ý tiếp nhận nhân viên mới hoặc ban hành quyết định về việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ nhân viên thì trong vòng 02 ngày phải thông báo đến đơn vị sắp nhận nhân viên mới về số lượng, tên, chức danh, ngày bắt đầu làm việc cụ thể.
- Bước 2: Chuẩn bị các trang thiết bị
Trước ngày nhân viên mới vào nhận việc, các đơn vị căn cứ vào nhu cầu thực tế tại đơn vị của mình để chủ động lập các phiếu đề nghị cấp văn phòng phẩm, mua sắm tài sản cố định …và gửi về phòng Tài chính & kế toán.
- Bước 3: Tổ chức tiếp nhận nhân viên mới
Trường hợp nhân viên mới làm việc tại văn phòng công ty số 602/45D Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM thì phòng nhân sự là đơn vị tiếp nhận, hướng dẫn, phổ biến các nội quy, quy chế làm việc… cho nhân viên mới vào ngày đầu tiên khi nhận việc.
Trường hợp nhân viên mới làm việc tại các công ty, chi nhánh trực thuộc thì công ty, chi nhánh trực thuộc đó tự sắp xếp công việc tiếp nhận nhân viên đồng thời phổ biến các nội quy, quy chế … cho nhân viên mới.
- Bước 4: Cung cấp các trang thiết bị hỗ trợ làm việc
Vào ngày đầu tiên nhận việc, các nhân viên mới sẽ được trang bị các công cụ hỗ trợ làm việc cơ bản nhất. Việc cung cấp này sẽ được thực hiện theo các phiếu yêu cầu ở bước 2.
- Bước 5: Kiểm tra
Các đơn vị sau khi tiếp nhận nhân viên mới sẽ tiến hành kiểm tra xem các thiết bị hỗ trợ làm việc đã được cung cấp đầy đủ hay chưa và đã được phổ biến các nội quy, quy chế làm việc hay chưa để phản hồi về phòng nhân sự, phòng tài chính & kế toán để được cung cấp đầy đủ.
- Bước 6: Phân công công việc cho nhân viên mới
Trưởng/phó các đơn vị có nhân viên mới có trách nhiệm phân công công việc cụ thể cho các nhân viên tân tuyển dựa vào bản mô tả công việc, phân công người hướng dẫn, kiểm tra giám sát công việc của nhân viên này trong thời gian thử việc (nếu có).
- Bước 7: Lưu hồ sơ
Phòng tài chính & kế toán, phòng nhân sự lưu hồ sơ, các đơn vị có nhân viên mới lưu bản sao.
2.3.2.2 Nguyên tắc đào tạo
Đào tạo theo danh mục khóa học có hiệu quả, chất lượng đào tạo làm phương châm trên cơ sở tiết kiệm chi phí và thời gian.
Việc đào tạo phải đúng người, đúng việc, đúng thời điểm theo yêu cầu hoạt động kinh doanh thực tế tại từng đơn vị và nguồn lực của công ty.
Tùy theo yêu cầu của từng khóa học hoặc chương trình đào tạo, thực hiện việc đánh giá sau đào tạo. Kết quả đánh giá làm cơ sở cho việc xem xét, phát triển và đề bạt nhân sự sau này.
2.3.2.3 Quy trình đào tạo
Tại Vimedimex quy trình đào tạo được thực hiện qua những bước sau đây: Xem chi tiết trang kế tiếp.
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Bước công việc Mô tả chi tiết Bộ phận thực hiện
Lập kế hoạch -Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận -Chuyên viên đào tạo kế hoạch cung cấp nguồn lực của các đơn vị. nhân sự Chuyên viên nhân sự sẽ căn cứ vào đó và dựa
vào chính sách đào tạo để lên kế hoạch đào tạo chung cho toàn công ty.
Xem xét -Trong vòng 03 ngày sau khi nhận được thông -Trưởng phòng tin. Trưởng phòng nhân sự sẽ xem xét và xác nhân sự
định các nội dung, thời gian, chi phí …
Phê duyệt -Trưởng phòng nhân sự trình Tổng giám đốc -Tổng giám đốc phê duyệt. Nếu đồng ý thì phê duyệt còn -Trưởng phòng không thì trao đổi lại với Trưởng phòng nhân sự
nhân sự
Phổ biến kế -Trong vòng 03 ngày sẽ thông báo kế hoạch đào -Trưởng phòng hoạch và tìm tạo đến các đơn vị để cùng phối hợp thực hiện. nhân sự
kiếm thông tin -Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được phê duyệt, -Trưởng đơn vị đào tạo người phụ trách sẽ tìm kiếm thông tin chi tiết - chuyên viên về các tổ chức, giảng viên đào tạo… nhân sự
Chuẩn bị - Lập chương trình đào tạo về giảng viên, thời -Trưởng phòng đào tạo gian, chi phí … đối với việc tổ chức lớp học nhân sự
hội thảo trong công ty. -Chuyên viên - Đăng ký tham dự đối với việc đào tạo bên nhân sự ngoài. -Người được
-Thông báo cho trưởng đơn vị, người tham gia phân công đào tạo sắp xếp thời gian tham dự.
Thực hiện - Đối với lớp học, hội thảo: lập danh sách và - Trưởng phòng đào tạo cho học viên ký tên xác nhận tham dự. nhân sự
- Đối với kèm cặp hướng dẫn tại chỗ: cho nhân - Chuyên viên viên ký tên xác nhận tham dự. nhân sự
-Đối với đào tạo bên ngoài: người tham gia -Trưởng đơn vị đào tạo sẽ tham dự khóa học đã đăng ký. - Người tham gia đào tạo
Đánh giá kết - Đối với lớp học, hội thảo: chậm nhất sau 07 -Trưởng phòng quả đào tạo ngày kết thúc khóa đào tạo sẽ điền phiếu nhân sự
đánh giá khóa học và lập báo cáo tổng kết -Trưởng đơn vị khóa đào tạo. -Chuyên viên
- Đối với kèm cặp hướng dẫn tại chỗ: cập nhân sự
nhật vào phiếu theo dõi quá trình đào tạo. -Người tham gia -Đối với đào tạo bên ngoài: theo dõi và tiếp đào tạo
nhận chứng nhận sau đó cập nhật và chuyển về đơn vị để lưu.
Báo cáo -Tối đa trong vòng 15 ngày đầu tháng kế tiếp - Trưởng phòng lập báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực nhân sự
hiện so với kế hoạch đề ra. Qua đó khắc phục -Chuyên viên nhược điểm phát huy ưu điểm nhằm nâng cao nhân sự công tác đào tạo.
Lưu hồ sơ - Các đơn vị chuyển về phòng nhân sự các - Các đơn vị chứng chỉ hoàn tất chương trình đào tạo của - Phòng nhân sự học viên để lưu vào hồ sơ cá nhân.
2.3.2.4 Các phƣơng pháp đào tạo
Hiện nay Vimedimex vừa là công ty chuyên sản xuất thuốc, dược liệu… lại vừa kinh doanh thương mại xuất, nhập khẩu các sản phẩm ngành y dược phẩm và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng văn phòng… chính vì vậy, cán bộ công nhân viên của Vimedimex cũng đa dạng với nhiều trình độ, chuyên môn nghiệp vụ khác nhau. Điều này dẫn đến công tác đào tạo cũng được lựa chọn kỹ lưỡng với nhiều phương pháp như sau:
- Lớp học hội thảo: áp dụng cho tất cả mọi nhân viên trong công ty, tại các lớp học hội thảo, công ty thường thông báo về các văn bản mới của nhà nước, truyền đạt các nội dung về an toàn lao động, quy định của công ty… ngoài ra công ty còn
tổ chức lớp học dành riêng cho cấp quản lý để nâng cao kỹ năng giao việc cho nhân viên cấp dưới, hướng dẫn về soạn thảo và quản lý hợp đồng thương mại…
- Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ: thường áp dụng trong phạm vi bộ phận, phòng ban, các trưởng đơn vị hoặc người được trưởng đơn vị phân công sẽ kèm cặp hướng dẫn các nhân viên mới, các nhân viên còn yếu nghiệp vụ trong phòng ban mình với tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Đào tạo bên ngoài: những nhân viên nào có mong muốn được học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thì công ty sẽ trích chi phí và tạo mọi điều kiện để nhân viên đó sắp xếp thời gian, công việc tham gia các lớp đào tạo, nhân viên của công ty thường đăng ký tham gia các khóa học tại VJCC (Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản TP. Hồ Chí Minh).
2.3.2.5. Nhận xét
Không phải bất kỳ công ty nào cũng xây dựng được một quy trình tiếp nhận nhân viên mới một cách cụ thể như vậy. Điều đáng ghi nhận là Vimedimex đã xây dựng và thực hiện quy trình này tương đối đầy đủ.
Việc thiết lập quy trình đào tạo cũng được cân nhắc dựa trên những nguyên tắc và nhu cầu thực tế của công ty nên tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi phí. Các phương pháp đào tạo mà Vimedimex đang áp dụng là rất phổ biến và phù hợp với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp.
Hoạt động tuyển dụng gắn với đào tạo của Vimedimex cung cấp cho mỗi nhân viên cơ hội học tập nhằm phát huy tốt khả năng của mình. Từ đó nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn khi thấy được viễn cảnh nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến. Đào tạo còn là công tác xây dựng đội ngũ kế thừa cho tương lai khi công ty mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình. Có thể nhận thấy rằng Vimedimex rất chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân sự.
2.3.3 Đánh giá về chính sách đãi ngộ nhân viên 2.3.3.1 Tiền lƣơng và tiền thƣởng 2.3.3.1 Tiền lƣơng và tiền thƣởng
Nguyên tắc
Thực hiện phân phối theo lao động, chống phân phối bình quân: tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động của từng nhân viên, từng bộ phận. Đảm bảo sự khách quan công bằng tương xứng với phạm vi trách nhiệm, năng lực và kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên.
Thu nhập thực lãnh của cán bộ nhân viên được xác định bằng tổng thu nhập cơ bản và các loại phụ cấp trừ đi các nghĩa vụ phải đóng góp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập, kinh phí công đoàn.
Các hình thức trả lƣơng
Hiện nay chế độ trả lương cho người lao động tại công ty chủ yếu được thực hiện với ba hình thức cơ bản đó là:
- Trả lương theo thời gian: áp dụng cho người lao động làm công tác quản lý và nghiệp vụ quản lý kinh tế, kỹ thuật, hành chính nhằm phục vụ các đối tượng khác mà không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.
- Trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Mức lương được tính theo đơn giá tiền lương sản phẩm hoàn thành.
- Trả lương theo khoán: áp dụng cho người lao động phục vụ, phụ trợ.
Hàng tháng vào ngày 30 công ty sẽ cho người lao động tạm ứng một nửa lương tháng đó, phần lương và thưởng còn lại của tháng đó sẽ được trả vào ngày 15 của tháng tiếp theo.
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, mức lương tối thiểu mà hiện nay công ty đang áp dụng để nhân hệ số là 980.000 đồng/tháng. Còn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định 730.000 đồng/tháng được áp dụng để trích đóng các khoản bảo hiểm cho cơ quan nhà nước.
Cơ cấu lƣơng: bao gồm
Thu nhập cơ bản: là phần thu nhập chính hàng tháng của cán bộ nhân viên bao gồm lương cơ bản và phụ cấp.
Các loại phụ cấp: các chế độ phụ cấp theo lương cơ bản được quy định như sau:
- Phụ cấp ăn trưa: là khoản chi trả của công ty nhằm hỗ trợ một phần chi phí cơm trưa cho cán bộ nhân viên, mức phụ cấp 20.000 đồng/ngày. Riêng những nhân viên làm việc nửa ngày thì không được phụ cấp.
- Phụ cấp nghề nghiệp: áp dụng cho người lao động làm việc tại các vị trí công việc thường xuyên có tính chất độc hại ảnh hưởng đến thể chất. Mức phụ cấp là tổ trưởng 0,1, phó phòng 0,2, trưởng phòng 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
- Phụ cấp lưu động: áp dụng cho người lao động thường xuyên được điều động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác nơi cư trú. Mức phụ cấp là: phó phòng 0,2;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát (không kể trưởng ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Mức phụ cấp cho các trường hợp cụ thể như sau:
Số TT Trách nhiệm Phụ cấp (VNĐ)
1 Thành viên ban điều hành có kiêm nhiệm 2.500.000
2 Trưởng đơn vị có kiêm nhiệm 1.500.000
3 Phó trưởng đơn vị (bao gồm: kế toán trưởng chi nhánh, trưởng hiệu thuốc bán sỉ và tương đương hoặc phó trưởng đơn vị và tương đương có kiêm nhiệm.
5.00.000
4 Tổ trưởng tổ chuyên môn (trực thuộc đơn vị), trưởng hiệu thuốc bán lẻ.
3.00.000
5 Người lao động kiêm nhiệm công tác đoàn thể (bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn, bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản.
7.00.000
- Phụ cấp khác: các khoản phụ cấp đột xuất khác như tiền học phí, xăng xe, điện thoại…mức phụ cấp cho từng trường hợp cụ thể do tổng giám đốc quyết định.
Ngoài ra để góp phần xây dựng văn hóa trong công ty. Mỗi nhân viên sẽ nhận được 1.000.000 đồng/năm để may đồng phục.
Đối với nhân viên có người thân thuộc diện đồng bào bão lụt, công ty sẽ trừ những nhân viên còn lại một ngày công/một nhân viên để ủng hộ đồng bào lũ lụt
Chế độ lƣơng ngoài giờ
Số giờ làm thêm làm cơ sở tính lương ngoài giờ cho cán bộ nhân viên được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể và quy định của luật lao động. Tùy theo yêu cầu công tác, nhân viên có thể đăng ký hoặc do trưởng đơn vị yêu cầu làm thêm giờ nhưng vẫn phải đảm bảo không quá 4h trong một ngày, 12h trong một tuần và 200h trong một năm.
Hiện nay, tiền lương của nhân viên làm thêm giờ được trả theo tiền lương của vị trí công việc đang đảm nhận như sau:
- Vào ngày thường: bằng 150% tiền lương của ngày làm việc bình thường. - Vào ngày nghỉ hàng tuần: bằng 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường
- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương bằng 300% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
- Vào ban đêm (từ 22h đến 6h): thì được trả thêm bằng 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường vào ban ngày.
Các khoản tiền thƣởng
Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong các biện pháp kích thích người lao động và nó là một biện pháp hiệu quả nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hiện nay công ty đang áp dụng mức tiền thưởng vào các ngày lễ, ngày tết, nhu cầu nghỉ mát … như sau:
TT Chỉ tiêu Mức thưởng 1 Các ngày lễ: 27/02 08/03; 10/03; 13/10; 20/10; 02/09 01/06 30/04 & 01/05 Tết dương lịch Tết âm lịch 200.000 đồng/nhân viên 300.000 đồng/nhân viên/ngày lễ 100.000 đồng/con 1.500.000 đồng/nhân viên 2.000.000 đồng/nhân viên 2.000.000 đồng/nhân viên 2 Nghỉ mát 1.000.000 đồng/nhân viên/năm
3 Thưởng theo tháng, quý, năm, cá nhân, tập thể xuất sắc và vượt năng suất lao động
Tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm mà Tổng giám đốc sẽ quyết định người được thưởng và mức tiền thưởng phù hợp.
4 Thưởng tết trung thu, con nhân viên đạt học sinh khá, giỏi
200.000 đồng/con
5 Tặng quà cho người lao động là