0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy và xây dựng môi trờng giáo dục:

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở THỪA THIÊN HUẾ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 -47 )

I. CNXH là mục tiêu phấn đấu lâu dài của nhân dân ta: I Vì sao nhân dân ta kiên trì xây dựng đất nớc theo CNXH:

2.3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giảng dạy và xây dựng môi trờng giáo dục:

dựng môi trờng giáo dục:

GDCD, môn học có những tri thức đặc biệt và rất quan trọng nhng đòi hỏi phải có lòng tin của mọi ngời vì tính chân lý của chúng chỉ có thể nhận thức đợc trong quá trình dạy - học, rèn luyện một cách nghiêm túc, sáng tạo.

Động viên học sinh vận dụng tri thức môn học vào đời sống trớc hết là phải hình thành ở học sinh niềm tin vào chân lý của bài học, sau đó là hình thành ý thức muốn hành động theo tri thức của môn học đã đợc giáo dục vì hiểu biết, nhận thức không thể dừng lại ở lợi nói mà nhất thiết phải dẫn đến chỗ tổ chức thực hành bằng công việc, bằng các thao tác, bằng cách ứng xử, bởi nhiều lúc nhận thức cha phải là hành động, càng không phải tự nhiên mà hễ có nhận thức đúng là đã có hành động đúng. Nếu kiểm tra lý thuyết các em có thể nói rất hay, viết rất đúng. Nhng đo lờng trong hành động sẽ không ít các em làm khác, không nh những gì các em đã thuộc bài và trả bài cho thầy.

Điều quan trọng của môn học này là phải từ “học” hớng tới “tập” và “luyện”, tức là nhất thiết phải qua thực hành trong môi trờng giáo dục, trong đời sống xã hội. Thực hành là con đờng duy nhất để hành thành kỹ năng và kỹ xảo. Với giáo dục đạo đức thì thực hành đạo đức là một đòi hỏi tất yếu. Vì

hơn bất cứ một môn học nào, việc dạy - học GDCD kết hợp chặt chẽ nhận thức với hành động theo truyền thống văn hoá dân tộc ta là học - hành, theo t tởng Hồ Chí Minh về giáo dục là “học với hành phải đi đôi , học không” “

hành thì vô ích, hành không học thì không trôi chảy”.

Hình thức tổ chức giáo dục rất đa dạng, có thể diễn ra trong lớp, trong trờng gắn liền với giáo dục nội khoá mà cũng có thể mở rộng không gian giáo dục ra khỏi lớp học và nhà trờng, trong đó sinh hoạt ngoài trời, vui chơi trong thiên nhiên nh cắm trại, thăm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và cách mạng… là những hình thức rất sinh động, rất hợp với tâm lý, sở thích nhu cầu của học sinh phổ thông khi mà tình trạng thi cử, học hành quanh năm suốt tháng bủa vây các em.

Thông qua những hoạt động đó, các em có dịp tự thể hiện, bộc lộ mình chân thực nhất. Nhờ trực quan và biểu cảm mà sự hiểu biết của các em, nhất là hiểu biết về cuộc sống, xã hội, con ngời trở nên sâu sắc, đằm thắm hơn, các em có thể rèn luyện hành vi thành những thói quen tốt, sửa chữa và loại bỏ những thói quen xấu. Đó cũng là cơ hội tốt mà thầy giáo và nhà trờng chủ động thực tiễn hoá một nguyên lý giáo dục đạo đức: giáo dục trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể.

Makarencô thờng nhắc không nên xem xét con ngời ngoài tập thể, ngoài xã hội: “Cái quyết định trong công tác giáo dục không phải là phơng pháp của một giáo viên riêng lẻ, thậm chí không phải là phơng pháp của cả một trờng mà sự tổ chức nhà trờng, tổ chức tập thể và tổ chức quá trình giáo dục”(Lịch sử giáo dục thế giới, tr262).

Đây là điểm lợi thế của ngành GD - ĐT ở Thừa Thiên - Huế, với khung cảnh thơ mộng, êm đềm, con ngời hiền hoà, mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cùng với truyền thống văn hóa, giáo dục có từ lâu đời nên rất thuận lợi cho các em trong việc giáo dục nhân cách.

Ví dụ: Bài 23 GDCD 11: “Một số nét truyền thống đạo đức của dân tộc ta”, có thể hớng dẫn các em thăm lăng Tự Đức - kể về tấm gơng mẫu mực của bà Từ Dũ - mẹ vua Tự Đức.

Ngoài ra, cần áp dụng những hình thức sinh hoạt giao lu văn hoá để khơi dậy ở các em những xúc cảm tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ nh tổ chức cho các em tiếp xúc với những anh hùng, đơn vị anh hùng, các văn nghệ sĩ, tri thức có uy tín, có ảnh hởng xã hội. Đó là dịp rất thuận lợi để các em cảm nhận trực tiếp những con ngời và hành động, công trạng và sự nghiệp, t tởng và nhân cách mà các em ngỡng mộ, tôn kính.

Hồ Chí Minh dạy chúng ta: “Một tấm gơng sáng còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Lốccơ thì cho rằng: Phơng tiện giáo dục tốt nhất không phải ở lời nói, ở sự suy luận mà ở tấm gơng và môi trờng xung quanh. Ông nói: “Không gì thấm sâu vào tâm trí ngời ta một cách nhẹ nhàng và sâu sắc bằng sự gơng mẫu”(Lịch sử giáo dục thế giới, tr98).

Vì thế, việc các trờng PTTH ở Thừa Thiên - Huế khai thác lợi thế của bản thân trờng mình trong việc tổ chức cho các em giao lu với các trờng bạn, với đơn vị kết nghĩa nh các đơn vị bộ đội, khu di tích trờng nhận bảo quản, bà mẹ Việt Nam anh hùng mà trờng nhận chăm sóc, nuôi dỡng vừa có ý nghĩa thiết thực, vừa mức độ với đối tợng mà còn quán triệt đợc t tởng mà luật giáo dục đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục phải đợc thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn”.

Và mỗi năm học, trong trờng PTTH có nhiều dịp tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn GDCD thực hiện những buổi nói chuyện chuyên đề. Đó là những ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn đồng thời ngày nay có rất nhiều vấn đề thời sự nóng bỏng, sôi động, những sự kiện lớn đã và đang xảy ra ở nớc ta và trên thế

giới. Giáo viên có thể dựa vào những sự kiện đó là ngời trực tiếp nói chuyện hoặc có thể mời ngời nói chuyện, điều này sẽ có sự hỗ trợ rất lớn cho những bài giảng trên lớp, góp phần vào việc giáo dục và giáo dỡng.

Nh vậy, phơng pháp chủ đạo căn bản trong giảng dạy GDCD để rèn luyện nhân cách cho học sinh là phải thực hành trong môi trờng xã hội, trong phong trào, sinh hoạt tập thể của các em. Hơn bất cứ môn học nào, GDCD là môn học không thể chỉ đo bằng điểm số, mà phải chứng thực, kiểm tra bằng hành vi.

Do đó, thông qua các hoạt động mà giáo viên và nhà trờng tổ chức, các nhà giáo chúng ta có thể nhân đó mà giáo dỡng tình cảm đạo đức, làm cho các em tin và yêu vào những việc tốt đẹp, vào những ngời tốt, những tấm gơng điển hình. Và đặc biệt qua đây giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ, đào sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết, am hiểu những vấn đề thực tiễn.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở THỪA THIÊN HUẾ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 44 -47 )

×