6. Bố cục đề tài
1.5.4. Lựa chọn ngân hàng đại lý
Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng đại lý thực hiện giao dịch liên hàng – nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng quốc tế [13] nhƣ sau:
- Là ngân hàng có quan hệ đại lý rộng với nhiều ngân hàng tại các quốc gia khác nhau và có kế hoạch quản lý và sử dụng tốt các tài khoản Nostro
- Là ngân hàng có quy mô lớn, nền tảng công nghệ tiên tiến và là thành viên tham gia SWIFT
- Là ngân hàng có uy tín và có kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phƣơng hóa nhằm tăng cƣờng vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Một số kết quả đã đạt đƣợc nhƣ sau:
Thứ nhất, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng
Thực hiện Chƣơng trình hành động của Chính phủ nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, NHNN đã ban hành Chƣơng trình hành động của NHNN thực hiện Chƣơng trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 – 2012. Đến nay, NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hƣớng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trƣờng và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trƣờng hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam; trong đó NHNN đã tích cực triển khai tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD.
Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trƣờng và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể:
- Về việc thiết lập hiện diện thƣơng mại của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam: Hiện nay, NHNN đang hoàn tất trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại; đang hoàn thiện Thông tƣ sửa đổi Thông tƣ 03/2007/TT- NHNN hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân
hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nƣớc ngoài tại Việt nam, quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, và ban hành quy chế quy định về việc mở và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức nƣớc ngoài không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng.
Riêng trong năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 5 NH 100% vốn nƣớc ngoài là HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong, cấp phép hoạt động cho 4 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và 3 công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài; cấp phép mở 6 văn phòng đại diện và thu hồi giấy phép 2 văn phòng đại diện khác.
- Về việc tham gia cổ phần, góp vốn dƣới hình thức mua cổ phần và phát hành thẻ tín dụng của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài: Nghị định số 69/2007/NĐ- CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam và Thông tƣ số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của NHNN hƣớng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định số 69/2007/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Các NHTM đã kêu gọi vốn đầu tƣ từ các ngân hàng nƣớc ngoài và đây đƣợc xem là một trào lƣu mới của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.
- Về việc chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng: nhằm tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho khu vực ngân hàng, NHNN đã có văn bản hƣớng dẫn các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam nhận tiền gửi bằng tiền đồng. Đồng thời, NHNN đã và đang xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Nghị định 160/2006/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, trong đó đã ban hành Thông tƣ 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 hƣớng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD và Quyết định số 21/2008/QĐ- NHNN ngày 11/7/2008 ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ.
Nhằm hƣớng tới mục tiêu cuối cùng là tạo một môi trƣờng bình đẳng giữa các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, thông qua diễn đàn thƣờng kỳ với Nhóm
Công tác Ngân hàng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với đại diện của cộng đồng ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề chính sách và kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng. Việc đối thoại thƣờng xuyên đã giúp các ngân hàng hiểu rõ các chính sách, quy định của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, và ngƣợc lại, giúp NHNN nắm bắt đƣợc các mối quan tâm và đề xuất của các ngân hàng để từ đó giải quyết kịp thời và hiệu quả những vấn đề còn tồn tại. Những vấn đề đƣợc thảo luận tích cực tại diễn đàn này bao gồm: các quy định hƣớng dẫn trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, tác động của chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá đến hoạt động ngân hàng, phát triển cho vay tiêu dùng…
Thứ hai, thúc đẩy hợp tác song phƣơng và đa phƣơng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Quan hệ hợp tác song phƣơng giữa NHNN với NHTW các nƣớc trên khắp thế giới tiếp tục phát triển. Chỉ riêng năm 2008, NHNN đã ký văn bản hợp tác với 10 cơ quan quản lý ngân hàng các nƣớc Anh, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Úc, Malaysia, Singapore và Nhật Bản. Các văn bản hợp tác này đã tạo cơ sở giúp NHNN xây dựng đƣợc kênh thông tin trao đổi 2 chiều hữu ích với cơ quan quản lý của các tổ chức tín dụng có hoạt động tại Việt nam.
Trong khuôn khổ triển khai thiết lập các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ thông qua việc xây dựng các Hiệp định và Thoả thuận hợp tác kinh tế toàn diện, NHNN đã tham gia tích cực vào các phiên đàm phán với các nƣớc đối tác gồm Úc – New Zealand, EU, Trung Quốc. Tại các phiên đàm phán này, NHNN đã chủ động trao đổi với các đối tác cũng nhƣ với các nƣớc ASEAN khác để có thể đạt đƣợc các cam kết thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuận lợi nhất cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng đang chuẩn bị thiết lập đàm phán Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Chile và xây dựng Hiệp định Đầu tƣ Việt Nam – Venezuela.
Trong hợp tác ASEAN+3, năm 2008 đã đánh dấu một mốc đặc biệt quan trọng với việc Việt Nam là đồng chủ trì với Nhật Bản trong tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3. NHNN cùng với Bộ Tài chính Nhật Bản đã chủ trì thành công các
cuộc họp Nhóm đặc trách về Đa phƣơng hoá Sáng kiến Chiềng Mai. Đây là sáng kiến hợp tác giữa các nƣớc ASEAN và Nhật bản, Trung quốc và Hàn quốc nhằm tạo ra cơ chế hỗ trợ cán cân thanh toán trong ngắn hạn khi gặp rủi ro. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế vĩ mô nhƣ hiện nay, Sáng kiến này sẽ là nội dung hợp tác quan trọng trong khu vực, góp phần củng cố lòng tin của thị trƣờng vào khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên khi một quốc gia thành viên gặp phải khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.
Bảng 2.1. Danh sách các nƣớc và khu vực có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam
Khu vực Bắc Á Mông Cổ
Khu vực Đông Bắc Á Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Khu vực Đông Nam Á Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Philipines
Khu vực Nam Á Ấn Độ, Băngladesh, Pakistan
Khu vực Đông Âu Nga, Balan
Khu vực châu Âu nói tiếng Pháp Pháp, Luxembourg
Các nƣớc châu Âu khác Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan,
Nauy
Khu vực châu Úc Australia
Khu vực châu Mỹ Mỹ, Canada, Cuba
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Trong quan hệ với Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (MBES) và Ngân hàng Đầu tƣ Quốc tế (MIB) mà Việt nam là thành viên, NHNN đã tích cực tham gia các hoạt động củng cố và phát triển hoạt động hai ngân hàng này. Đặc biệt, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Tổ Công tác và Ban lãnh đạo 2 ngân hàng thảo luận xây dựng mục tiêu và chiến lƣợc hoạt động để cơ cấu lại 2 ngân hàng này theo mô hình ngân hàng phát triển quốc tế.