Các tỷ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính & giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính (Trang 40)

5. Cấu trúc đề tài

3.4.2.3. Các tỷ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ

GTTSCĐ + đầu tư dài hạn

Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn= x 100% Nợ dài hạn

Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn ở đầu năm = 309% Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn ở cuối năm = 162%

Qua số liệu so sánh, cho thấy tỷ số đảm bảo nợ dài hạn ở đầu kỳ là 309% và vào cuối kỳ còn 162%. Ta thấy được rằng càng về cuối năm tỷ số đảm bảo nợ dài hạn của doanh nghiệp ngày càng giảm so với đầu năm; bởi do doanh nghiệp càng về cuối năm cần chi tiêu càng nhiều nên chưa có nhiều điều kiện để thanh toán nốt các khoản nợ dài hạn. Cho nên tỷ số đảm bảo nợ dài hạn là không thực sự chắc chắn, vì vậy tỷ số đảm bảo nợ mới giảm xuống còn 162% so với đầu năm của doanh nghiệp.

3.4.3. Khả năng hoạch toán nợ ngắn hạn 3.4.3.1. Vốn luân chuyển

Vốn luân chuyển = ( TSLĐ + Đầu tư ngắn hạn) – Nợ ngắn hạn Vốn luân chuyển ở đầu năm = (2.834.227.585) VND

Vốn luân chuyển ở cuối năm = 388.475.040 VND

Qua số liệu so sánh, cho thấy vốn luân chuyển của doanh nghiệp vào đầu kỳ là không có mà còn nợ ngắn hạn 2.834.277.585 VND, nhưng vào cuối kỳ thì số vốn luân chuyển là 338.475.040 VND.

Ta thấy được rằng càng về cuối năm vốn luân chuyển của doanh ngiệp mới có, so với đầu năm còn nợ ngắn hạn; bởi do đầu năm công ty chưa có lãi nhiều và chưa có nhiều dự án đầu tư ngắn hạn. Nhưng càng về cuối năm do việc sản xuất thuận lợi và thu được lợi nhuận, tiếp theo là việc thu được các khoản nợ nên doanh nghiệp mới trả được các khoản nợ ngắn hạn và vốn luân chuyển của doanh nghiệp mới có.

SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 30

3.4.3.2. Khả năng thanh toán hiện hành

TSLĐ + ĐTNH Khả năng thanh toán hiện hành =

Nợ Ngắn Hạn

Khả năng thanh toán hiện hành ở đầu kỳ = 0,497 < 1 Khả năng thanh toán hiện hành ở cuối kỳ = 1,034 > 1

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán hiện hành ở đầu kỳ là 0.497 <1 là không tốt, khả năng thanh toán hiện hành ở đầu kỳ là không có nhiều bởi do doanh ngghiệp chưa có lãi nhiều mà còn phải trả thêm nợ ngắn hạn. Nhưng càng về cuối kỳ thì khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1.034 >1, cho thấy được rằng doanh nghiệp đã có khả năng thanh toán hiện hành đối với khoản nợ ngắn hạn.

3.4.3.3. Khả năng thanh toán nhanh

(TSLĐ + ĐTNH – Hàng tồn kho ) Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh ở đầu kỳ = 0.128 < 0.5 Khả năng thanh toán nhanh ở cuối kỳ = 0.0825 < 0.5

Qua số liệu so sánh, cho thấy khả năng thanh toán nhanh ở đầu kỳ là 0.128 và vào cuối kỳ thì giảm còn 0.0825, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 là hệ số hợp lý nhất. Qua đó ta thấy được rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp ở đầu kỳ và cuối kỳ đều nhỏ hơn < 0.5; cho thấy doanh nghiệp không bán hết hàng (tồn kho nhiều) thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

3.4.3.4. Khả năng thanh toán bằng tiền

( Tiền + ĐTNH – HTKho – KPThu ) Khả năng thanh toán bằng tiền =

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán bằng tiền ở đầu kỳ = 0.061 Khả năng thanh toán bằng tiền ở cuối kỳ = 0.0289

Qua số liệu so sánh, cho thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền ở đầu kỳ là 0.061 và vào cuối kỳ là 0.0289, tất cả đều nhỏ hơn 0.5 là hệ số hợp lý nhất. Qua đó ta thấy được rằng nếu bỏ qua hàng tồn kho và các khoản phải thu ở đầu kỳ, cuối kỳ thì số tiền mặt của doanh nghiệp không có được nhiều để chi trả các

khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cũng đảm bảo rằng nếu doanh nghiệp không bán hết hàng và thu các khoản nợ thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

3.4.4. Tính toán số vòng quay : là do vốn luân chuyển chưa đánh giá hàng

tồn kho quá mức, khoản phải thu luân chuyển chậm.

3.4.4.1. Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày bình quân của 1 vòng quay vòng quay

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho = = 2.67 vòng Trị giá hàng tồn kho bình quân

Số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho = 360

= = 135 ngày Hệ số quay vòng hàng tồn

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp quay mất 2.67 vòng, và số ngày bình quân của 1 vòng quay hàng tồn kho là 135 ngày. Cho thấy được số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ trong khoảng thời gian bình quân là 135 ngày, với số vòng quay là 2.67 vòng và số lượng hàng tồn kho quá nhiều gần bằng 1/3 giávốn, do vậy vốn luân chuyển chưa đánh giá hàng tồn kho quá mức.

3.4.4.2. Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu hàng bán chịu

= = 46.6 vòng Nợ phải thu bình quân

Kỳ thu bình quân của doanh thu bán chịu = 360

= = 7.725 kỳ/ lần

Số vòng quay các khoản phải thu

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay các khoản phải thu là 46.6 vòng, và số kỳ thu bình quân là 7.7252 kỳ/ lần. Cho thấy được rằng các khoản phải thu luân chuyển chậm làm ảnh hưởng đến vốn luân chuyển của công ty, và kỳ thu bình quân của doanh thu bán chịu doanh nghiệp cũng rất dài là 7.725 kỳ/ lần gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp.

SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 32

3.4.4.3. Số vòng quay của nguyên vật liệu

Trị giá NVL sử dụng trong kỳ

Số vòng quay NVL = = 5.18 vòng NVL tồn kho bình quân

Qua số liệu phân tích ta thấy số vòng quay nguyên vật liệu là 5.18 vòng, cho thấy nguyên vật liệu được sử dụng là rất nhiều, nguyên vật liệu tồn kho bình quân của công ty là không có nhiều; do vậy doanh nghiệp phải tốn thêm tiền để mua thêm nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất qua đó làm ảnh hưởng đến việc luân chuyển vốn.

3.4.5. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

Lãi trước thuế + Lãi nợ vay

Hệ số khả năng trả tiền lãi vay = = 2.62 > 2 Nợ vay dài hạn

Nợ phải trả

Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu = x 100% = 386% Nguồn vốn chủ sở hữu

Qua số liệu phân tích cho thấy hệ số khả năng trả tiền lãi vay của cả năm là 2.62> 2, bởi vì hệ số 2 là hệ số thích hợp của 1 doanh nghiệp kinh doanh có lãi; nếu hệ số của doanh nghiệp mà nhỏ hơn 2 thì khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp là rất thấp.

Còn tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu qua phân tích ta thấy sự chênh lệch quá lớn là 386 %, qua đó ta thấy được rằng cả năm cần thanh toán những nợ phải trả nhưng vốn chủ sở hữu thì lại thấp hơn số nợ. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xoay vòng vốn để trả bớt những khoản nợ ngắn hạn, mà vẫn duy trì được việc sản xuất của mình sao cho có hiệu quả nhất.

3.5. Hiệu quả sử dụng vốn

3.5.1. Hiệu quả sừ dụng tổng số vốn

Doanh thu

Số vòng quay toàn bộ vốn = = 3.275 vòng Tổng vốn bình quân

Lợi nhuận bình quân

Tỷ lệ hoàn vốn = x 100 % = 17.73% Tổng vốn bình quân

Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp là 3.275 vòng, nó phản ánh được tình hình sản xuất của doanh nghiệp là rất tốt, với việc doanh thu đạt được của doanh nghiệp cao hơn hẳn tổng vốn bình quân của doanh nghiệp bỏ ra. Tuy vậy tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp là không được cao lắm, chỉ có 17.73 % là do khoảng lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được trong năm là chưa được nhiều, ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả thêm những khoản nợ đến kỳ hạn. 3.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh Doanh thu Số vòng quay vốn cố định = = 8 vòng Vốn cố định bình quân Lợi nhuận

Tỷ lệ sinh lời của vốn cố định = = 2.168 >2 Vốn cố định bình quân

Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp là rất cao, tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt. Do nhờ doanh thu đạt được hiệu quả cao qua việc quay vòng vốn có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn.

3.6. Thuận lợi và khó khăn 3.6.1. Thuận lợi

- Doanh nghiệp có nguồn sản xuất tại chỗ nên những rủi ro và chi phí phát sinh đều được giải quyết kịp thời. Những vốn vay của doanh nghiệp đều rất hợp lý và đều có thể thanh toán, ngoài ra doanh nghiệp đã tích cực tìm thêm nguồn vốn để mở rộng quy trình sản xuất để phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất. Các khoản tài sản dài hạn và cố định của doanh nghiệp tăng liên tục từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Các khoản nợ giảm dần và trả hết ở cuối kỳ tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, cũng như củng cố lòng tin ở các nhà đầu tư cho vay.

- Nhờ việc kinh doanh có hiệu quả nên số vốn luân chuyển của doanh nghiệp được cải thiện một cách rõ rệt, lợi nhuận gia tăng và việc sản xuất đạt được kết quả mà công ty đề ra.

- Đội ngũ cán bộ công ty làm việc siêng năng, hiệu quả, luôn đạt được các chỉ tiêu của công ty đề ra. Khâu kế toán của công ty làm việc tích cực, luôn kịp thời đưa

SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 34 cho công ty bảng cân đối kế toán về những chi phí phát sinh và lợi nhuận thu được trong kỳ, để công ty có thể xem xét và kịp thời khắc phục những sai sót trong quá trình hoạt động của mình.

- Bộ máy quản lý của công ty luôn hoạt động tích cực mà tiêu biểu là giám đốc và phó giám đốc, họ luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân viên, và sẵn sàng trao đổi trực tiếp với nhân viên để có thể cùng đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất có lợi cho công ty.

- Công ty hoạt động đều có kế hoạch rõ rệt, đội ngũ nhân viên tuân thủ kỹ luật, thời gian hoạt động sản xuất một cách chặt chẽ. Mọi hoạt động của công ty đều có chiến lược rõ nét gồm những hoạt động điển hình như: làm việc sản xuất, đầu ra, đầu vào của những mặt hàng do công ty sản xuất.

3.6.2. Khó khăn

- Số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều, doanh nghiệp chưa thể phân bố lượng hàng tồn kho này do gặp nhiều trở ngại ở số lượng công nhân viên, kế hoạch giải quyết hàng tồn kho còn phụ thuộc nhiều ở các cửa hàng đại lý. Nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì chưa có nhiều, doanh nghiệp chỉ có một cơ sở sản xuất chính mà chưa mở rộng ra nhiều cơ sở gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất. - Doanh nghiệp còn mượn nợ nhiều dẫn đến lợi nhuận chưa được cao, các khoản phải thu còn quá chậm, nên không kịp thời thanh toán bớt số nợ đến kỳ hạn phải trả.

- Chi phí phát sinh không cụ thể của từng phòng ban, từng khâu sản xuất mà chỉ đưa ra một bảng tổng hợp chung những chi phí phát sinh. Ban quản lý công ty không thể nắm được những chi phí phát sinh mà các phòng ban sử dụng có được hợp lý hay không.

- Công ty chỉ tập trung vào khâu sản xuất, nên các phòng ban của công ty chịu trách nhiệm để tung sản phẩm ra thị trường hầu như không có. Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa được đa dạng lắm, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc vào các đại lý mà chưa thể mở rộng ra hầu hết các siêu thị.

- Sản phẩm của công ty sản xuất ra chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, công ty chưa quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường trong nước, không có phòng kinh doanh chuyên về việc bán hàng mà tất cả công đoạn bán hàng đều giao hết cho đại lý.

Tóm tắt chương

Tình hình tài chính của công ty, vào cuối năm vốn và tài sản của công ty tăng so với đầu năm chủ yếu là do nguyên nhân vay vốn và đầu tư vào trang thiết bị nhằm phục vụ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

Tài sản của công ty tăng trong kỳ bao gồm: tài sản cố định, tài sản dài hạn, hàng dự trữ tồn kho và các khoản phải thu khác.

Nguồn vốn của công ty cũng tăng theo tỉ lệ tài sản là do tích cực vay vốn, chiếm dụng vốn và đẩy mạnh gia tăng sản xuất vào thời điểm cuối năm. Hiệu quả sử dụng vốn: số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp là rất cao, tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn.

SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 36

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Chi phí phát sinh bất thường

Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, chúng ta chưa thể nhận ra rõ ràng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng.

Tuyển dụng hoặc đề cử một nhân viên kiểm soát nội bộ. Để đảm bảo cho việc báo cáo tài chính có hiệu quả, công ty cần đưa ra những bảng chi phí phát sinh cụ thể của từng khâu, từng công đoạn của từng phòng ban để có thể đưa ra những nguyên nhân cụ thểå về sự gia tăng chi phí này là hợp lý hay chưa hợp lý, từ đó công ty kịp thời có những giải pháp can thiệp nhằm giảm tình trạng chi phí bất hợp lý ở các khâu. Vì vậy việc tuyển dụng hoặc đề cử nhân viên kiểm soát nội bộ là việc tất yếu nhất. Và nhân viên kiểm soát là người làm việc, báo cáo trực tiếp các bảng chi phí phát sinh, chi phí các khâu cho giám đốc, phó giám đốc.

4.2. Giải quyết và đặt dự trữø hàng tồn

Về vấn đề hàng tồn kho như đã đề cập, thì công ty còn gặp phải vấn đề là không đự đoán được số lượng chính xác qua các kỳ mà còn thụ động trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho, đồng thời không đáp ứng đủ khi thị trường đang bán chạy.

Dự trữ hàng tồn kho và sử dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Dự trữ những mặt hàng mà công ty có thể tung ra vào cuối năm hay các dịp lễ như 14/2, 8/3, Noel…. với các dịch vụ khuyến mãi tặng quà mua hàng. Bên cạnh đó công ty cần phải áp dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài, tức là những mặt hàng nào cần bán gấp nhưng với quy mô và số lượng nhỏ thì sản xuất trước còn mặt hàng lớn thì tập trung sản xuất theo đợt. Không nên để hàng tồn kho quá lâu và quá nhiều dễ gây trở ngại cho quá trình phát triển cũng như phân chia lợi nhuận cho các hoạt động. Do vậy song song với việc phân bổ hàng tồn kho vào các dịp lễ đặc biệt, công ty phải luôn có sự chuẩn bị về mặt nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất phục vụ kịp thời những đơn hàng ký kết. Qua đó, công ty vừa thu được lợi nhuận, vừa giải quyết hàng tồn mỗi năm. Như vậy, công ty đã có thể chi trả được những khoản nợ dùng để sản xuất hay để giải quyết những chi phí phát sinh trong thời gian lưu trữ hàng, cũng như tạo được niềm tin và uy tín đối với các chủ nợ cho vay

4.3.Vốn dự phòng

Vào cuối năm, công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng và sẽ nẩy sinh cao nhu cầu về vốn để phục vụ gia tăng sản xuất. Nhưng việc vay vốn sẽ khiến cho công ty mắc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính & giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)