5. Cấu trúc đề tài
3.4.5. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Lãi trước thuế + Lãi nợ vay
Hệ số khả năng trả tiền lãi vay = = 2.62 > 2 Nợ vay dài hạn
Nợ phải trả
Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu = x 100% = 386% Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua số liệu phân tích cho thấy hệ số khả năng trả tiền lãi vay của cả năm là 2.62> 2, bởi vì hệ số 2 là hệ số thích hợp của 1 doanh nghiệp kinh doanh có lãi; nếu hệ số của doanh nghiệp mà nhỏ hơn 2 thì khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp là rất thấp.
Còn tỷ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu qua phân tích ta thấy sự chênh lệch quá lớn là 386 %, qua đó ta thấy được rằng cả năm cần thanh toán những nợ phải trả nhưng vốn chủ sở hữu thì lại thấp hơn số nợ. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xoay vòng vốn để trả bớt những khoản nợ ngắn hạn, mà vẫn duy trì được việc sản xuất của mình sao cho có hiệu quả nhất.
3.5. Hiệu quả sử dụng vốn
3.5.1. Hiệu quả sừ dụng tổng số vốn
Doanh thu
Số vòng quay toàn bộ vốn = = 3.275 vòng Tổng vốn bình quân
Lợi nhuận bình quân
Tỷ lệ hoàn vốn = x 100 % = 17.73% Tổng vốn bình quân
Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn của doanh nghiệp là 3.275 vòng, nó phản ánh được tình hình sản xuất của doanh nghiệp là rất tốt, với việc doanh thu đạt được của doanh nghiệp cao hơn hẳn tổng vốn bình quân của doanh nghiệp bỏ ra. Tuy vậy tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp là không được cao lắm, chỉ có 17.73 % là do khoảng lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được trong năm là chưa được nhiều, ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả thêm những khoản nợ đến kỳ hạn. 3.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh Doanh thu Số vòng quay vốn cố định = = 8 vòng Vốn cố định bình quân Lợi nhuận
Tỷ lệ sinh lời của vốn cố định = = 2.168 >2 Vốn cố định bình quân
Qua số liệu phân tích cho thấy số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp là rất cao, tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt. Do nhờ doanh thu đạt được hiệu quả cao qua việc quay vòng vốn có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn.
3.6. Thuận lợi và khó khăn 3.6.1. Thuận lợi
- Doanh nghiệp có nguồn sản xuất tại chỗ nên những rủi ro và chi phí phát sinh đều được giải quyết kịp thời. Những vốn vay của doanh nghiệp đều rất hợp lý và đều có thể thanh toán, ngoài ra doanh nghiệp đã tích cực tìm thêm nguồn vốn để mở rộng quy trình sản xuất để phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất. Các khoản tài sản dài hạn và cố định của doanh nghiệp tăng liên tục từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Các khoản nợ giảm dần và trả hết ở cuối kỳ tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp trong việc sản xuất, cũng như củng cố lòng tin ở các nhà đầu tư cho vay.
- Nhờ việc kinh doanh có hiệu quả nên số vốn luân chuyển của doanh nghiệp được cải thiện một cách rõ rệt, lợi nhuận gia tăng và việc sản xuất đạt được kết quả mà công ty đề ra.
- Đội ngũ cán bộ công ty làm việc siêng năng, hiệu quả, luôn đạt được các chỉ tiêu của công ty đề ra. Khâu kế toán của công ty làm việc tích cực, luôn kịp thời đưa
SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 34 cho công ty bảng cân đối kế toán về những chi phí phát sinh và lợi nhuận thu được trong kỳ, để công ty có thể xem xét và kịp thời khắc phục những sai sót trong quá trình hoạt động của mình.
- Bộ máy quản lý của công ty luôn hoạt động tích cực mà tiêu biểu là giám đốc và phó giám đốc, họ luôn lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân viên, và sẵn sàng trao đổi trực tiếp với nhân viên để có thể cùng đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất có lợi cho công ty.
- Công ty hoạt động đều có kế hoạch rõ rệt, đội ngũ nhân viên tuân thủ kỹ luật, thời gian hoạt động sản xuất một cách chặt chẽ. Mọi hoạt động của công ty đều có chiến lược rõ nét gồm những hoạt động điển hình như: làm việc sản xuất, đầu ra, đầu vào của những mặt hàng do công ty sản xuất.
3.6.2. Khó khăn
- Số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp còn nhiều, doanh nghiệp chưa thể phân bố lượng hàng tồn kho này do gặp nhiều trở ngại ở số lượng công nhân viên, kế hoạch giải quyết hàng tồn kho còn phụ thuộc nhiều ở các cửa hàng đại lý. Nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì chưa có nhiều, doanh nghiệp chỉ có một cơ sở sản xuất chính mà chưa mở rộng ra nhiều cơ sở gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất. - Doanh nghiệp còn mượn nợ nhiều dẫn đến lợi nhuận chưa được cao, các khoản phải thu còn quá chậm, nên không kịp thời thanh toán bớt số nợ đến kỳ hạn phải trả.
- Chi phí phát sinh không cụ thể của từng phòng ban, từng khâu sản xuất mà chỉ đưa ra một bảng tổng hợp chung những chi phí phát sinh. Ban quản lý công ty không thể nắm được những chi phí phát sinh mà các phòng ban sử dụng có được hợp lý hay không.
- Công ty chỉ tập trung vào khâu sản xuất, nên các phòng ban của công ty chịu trách nhiệm để tung sản phẩm ra thị trường hầu như không có. Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa được đa dạng lắm, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc vào các đại lý mà chưa thể mở rộng ra hầu hết các siêu thị.
- Sản phẩm của công ty sản xuất ra chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, công ty chưa quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường trong nước, không có phòng kinh doanh chuyên về việc bán hàng mà tất cả công đoạn bán hàng đều giao hết cho đại lý.
Tóm tắt chương
Tình hình tài chính của công ty, vào cuối năm vốn và tài sản của công ty tăng so với đầu năm chủ yếu là do nguyên nhân vay vốn và đầu tư vào trang thiết bị nhằm phục vụ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Tài sản của công ty tăng trong kỳ bao gồm: tài sản cố định, tài sản dài hạn, hàng dự trữ tồn kho và các khoản phải thu khác.
Nguồn vốn của công ty cũng tăng theo tỉ lệ tài sản là do tích cực vay vốn, chiếm dụng vốn và đẩy mạnh gia tăng sản xuất vào thời điểm cuối năm. Hiệu quả sử dụng vốn: số vòng quay vốn cố định của doanh nghiệp là rất cao, tỷ lệ sinh lời của vốn cố định cũng rất tốt, làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận liên tiếp nhằm đẩy mạnh tỷ lệ sinh lời của vốn cố định lên cao hơn.
SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 36
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
4.1. Chi phí phát sinh bất thường
Qua bảng số liệu về kết quả kinh doanh của công ty, chúng ta chưa thể nhận ra rõ ràng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, bán hàng.
Tuyển dụng hoặc đề cử một nhân viên kiểm soát nội bộ. Để đảm bảo cho việc báo cáo tài chính có hiệu quả, công ty cần đưa ra những bảng chi phí phát sinh cụ thể của từng khâu, từng công đoạn của từng phòng ban để có thể đưa ra những nguyên nhân cụ thểå về sự gia tăng chi phí này là hợp lý hay chưa hợp lý, từ đó công ty kịp thời có những giải pháp can thiệp nhằm giảm tình trạng chi phí bất hợp lý ở các khâu. Vì vậy việc tuyển dụng hoặc đề cử nhân viên kiểm soát nội bộ là việc tất yếu nhất. Và nhân viên kiểm soát là người làm việc, báo cáo trực tiếp các bảng chi phí phát sinh, chi phí các khâu cho giám đốc, phó giám đốc.
4.2. Giải quyết và đặt dự trữø hàng tồn
Về vấn đề hàng tồn kho như đã đề cập, thì công ty còn gặp phải vấn đề là không đự đoán được số lượng chính xác qua các kỳ mà còn thụ động trong việc giải quyết lượng hàng tồn kho, đồng thời không đáp ứng đủ khi thị trường đang bán chạy.
Dự trữ hàng tồn kho và sử dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Dự trữ những mặt hàng mà công ty có thể tung ra vào cuối năm hay các dịp lễ như 14/2, 8/3, Noel…. với các dịch vụ khuyến mãi tặng quà mua hàng. Bên cạnh đó công ty cần phải áp dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài, tức là những mặt hàng nào cần bán gấp nhưng với quy mô và số lượng nhỏ thì sản xuất trước còn mặt hàng lớn thì tập trung sản xuất theo đợt. Không nên để hàng tồn kho quá lâu và quá nhiều dễ gây trở ngại cho quá trình phát triển cũng như phân chia lợi nhuận cho các hoạt động. Do vậy song song với việc phân bổ hàng tồn kho vào các dịp lễ đặc biệt, công ty phải luôn có sự chuẩn bị về mặt nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất phục vụ kịp thời những đơn hàng ký kết. Qua đó, công ty vừa thu được lợi nhuận, vừa giải quyết hàng tồn mỗi năm. Như vậy, công ty đã có thể chi trả được những khoản nợ dùng để sản xuất hay để giải quyết những chi phí phát sinh trong thời gian lưu trữ hàng, cũng như tạo được niềm tin và uy tín đối với các chủ nợ cho vay
4.3.Vốn dự phòng
Vào cuối năm, công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng và sẽ nẩy sinh cao nhu cầu về vốn để phục vụ gia tăng sản xuất. Nhưng việc vay vốn sẽ khiến cho công ty mắc nợ nhiều dù công ty có đủ khả năng thanh toán nhưng điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Doanh nghiệp cần dự trữ một nguồn vốn từ các nguồn thu lợi nhuận của việc kinh doanh hoặc tiến hành chuyển đổi hình thức công ty từ trách nhiệm hữu hạn sang cổ phần để thu hút các nhà đầu tư và tăng thêm nguồn vốn.
4.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiện tại sản phẩm công ty chỉ tập trung tại vài địa điểm trong thành phố, chưa có nhiều hệ thống phân phối, đại lý
Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu tư, thành lập các phòng: marketing, kinh doanh. Đội ngũ này sẽ trực tiếp bán hàng, nghiên cứu thị trường, mở rộng và thiết lập các đại lý trong nước đồng thời thực hiện các công việc liên quan đến công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước.
4.5. Giải quyết vấn đề nhân sự và thành lập các phòng ban
Như đã nêu trên, để giải quết việc mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như giải quyết hàng tồn thì công ty phải thành lập phòng kinh doanh & phòng marketing.
Phòng kinh doanh sẽ giúp cho công ty tăng thêm doanh số, đồng thời khi các công việc bán hàng ổn định và thiết lập các đại lý sẽ đảm bảo việc dự trữ hàng và giải quyết hàng tồn kho.
Với sự góp sức của phòng Maketing thì các sản phẩm của công ty sẽ được quảng cáo rộng rãi đến với người tiêu dùng. Chính công tác Maketing sẽ tạo cho sản phẩm của công ty một vẻ mới lạ, tạo sức thu hút cho người tiêu dùng khi xem quảng cáo. Lúc này sản phẩm của công ty vừa có mặt hàng xuất khẩu, vừa có sản phẩm tiêu thụ được trong nước. Ngoài ra công ty còn có thể tổ chức các sự kiện cộng đồng, tài trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, và cũng chính là các hoạt động hỗ trợ của phòng Maketing.
SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 38
Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh và marketing:
Sơ đồ 4.1
Phòng kinh doanh: gồm một trưởng phòng và bốn nhân viên kinh doanh được trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm cũng như kỹ năng, kinh nghiệm cần có để phục công tác bán hàng, phòng này có nhiệm vụ bán hàng theo hai hình thức: bán lẻ trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng và bán sĩ thông qua các đại lý phân phối tại các tỉnh thành, đồng thời phát triển thêm các đại lý mới...
Phòng marketing: gồm một trưởng phòng và bốn nhân viên marketing. Bốn nhân viên này được chia ra làm hai bộ phận riêng gồm: bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận chuyên tổ chức các sự kiện, hội thảo liên quan đến sản phẩm. Các nhân viên marketing được trang bị những kỹ năng liên quan đến công tác truyền thông, quảng cáo, sự kiện, nghiên cứu thị trường đồng thời phải thật am hiểu về các sản phẩm hiện có trong công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Phòng kinh doanh và phòng marketing phải có mối quan hệ chặc chẽ và hỗ trợ với nhau để bổ sung những thông tin liên quan về tình hình thị trường, nhu cầu khách
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MARKETING NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN BỘ PHẬN BÁN HÀNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG
hàng, các mẫu mã sản phẩm, các chương trình hội thảo, sự kiện… các công việc liên quan nhằm đạt hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.6. Chuyển đổi hình thức hoạt động công ty sang cổ phần
Xét về tình hình thực tế tại công ty Trường Lộc Phát đã hội đủ điều kiện để chuyển từ hình thức trách nhiệm hữu hạn sang hình thức cổ phần.
Công ty cần phải tăng thêm vốn điều lệ, thu hút sự đầu tư của các cổ đông, các nhà đầu tư bằng hình thức chuyển hình phát hành cổ phiếu (thành lập công ty cổ phần). Đó chính là 1 giải pháp kịp thời và hợp lý vì không những công ty có thể gia tăng nguồn vốn điều lệ, mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của những khách hàng tiềm năng và làm tăng thêm uy tín của công ty đối với các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như có thể cản trở sự xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ khác. Và sau khi trở thành công ty cổ phần thì công ty Trường Lộc Phát có thể tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình tại trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm tạo sự thu hút hơn nữa các nhà đầu tư cũng như quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường.
Ngoài các giải pháp trên, để có thể đứng vững và phát triển về lâu dài công ty cần thêm các bộ phận phòng ban với chức năng riêng biệt như sau: Phòng nhân sự, phòng nghiên cứu và phát triển.
Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự và phòng nghiên cứu phát triển:
Sơ đồ 4.2 PHÒNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHÒNG NHÂN SỰ BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN NHÂN SỰ BỘ PHẬN NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
SVTH: TRẦN THẾ ANH TRANG: 40 Phòng nhân sự: Công ty cần phải mở rộng thêm quy mô sản xuất để tránh tình trạng sản phẩm không đủ cung cấp ra thị trường. Do vậy, cần có phòng nhân sự để tuyển thêm nhân công có tay nghề và trình độ, để giảm bớt cho công ty phải mất thêm một khoản chi phí phát sinh không đáng có trong khâu đào tạo. Phòng nhân sự bao gồm một trưởng phòng và hai nhân viên nhân sự được trang bị trình độ nghiệp vụ chuyên môn thật cao vì trực tiếp thay mặt giám đốc, phó giám đốc tuyển dụng. Nếu công tác tuyển dụng tốt sẽ giúp giám đốc, phó giám đốc bớt đi công việc để lo vào việc quan trọng hơn. Đồng thời sẽ giúp công ty có các lựa chọn tốt hơn để dự nguồn cho nguồn nhân lực công ty.
Phòng nghiên cứu và phát triển: gồm một trưởng phòng và hai nhân viên. Phòng này có nhiệm vụ tìm kiếm, nghiên cứu, sáng tạo các mẫu mã sản phẩm mới nhằm