Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao người việt (Trang 48 - 49)

“Ngôn ngữ là phơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài ngời” (V.I.Lenin), nhng sự giao tiếp đó chỉ có thể xảy ra khi giữa ngời nói và ngời nghe có sự hiểu biết chung, nói cách khác, muốn sử dụng một ngôn ngữ, ngời ta phải có tri thức nền về lịch sử, văn hoá của ngời bản ngữ. Cho nên, văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phơng tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng ngôn ngữ. Ngời ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.

Nếu nh văn hoá đợc quan niệm là tất cả những giá trị do con ngời sáng tạo ra trong quá trình ứng xử với tự nhiên, xã hội và với bản thân mình, thì ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá. Đến lợt mình, ngôn ngữ lại là phơng tiện phản ánh đặc trng văn hoá dân tộc.

Ngôn ngữ và văn hoá đều là những hệ thống tín hiệu, mỗi tín hiệu đều có hai mặt: cái biểu đạt và cái đợc biểu đạt. Trong ngôn ngữ cái biểu đạt là âm, cái đợc biểu đạt là nghĩa nằm trong hệ thống tín hiệu biểu thị mang tính võ đoán, hiển ngôn, là công cụ chủ yếu của t duy logic. Còn trong văn hoá cái biểu đạt là hình, cái đợc biểu đạt là ý nằm trong hệ thống tín hiệu hàm nghĩa mang tính có lý do, hàm ngôn (dung hình tỏ nghĩa), là công cụ chủ yếu của t duy hình tợng. T duy logic và t duy hình tợng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Hơn thế nữa ngôn ngữ lại đợc loài ngời dung làm phơng tiện duy nhất để xây dựng các hình tợng nghệ thuật ngôn từ (khác với các ngôn ngữ của các loại hình nghệ

thuật phi ngôn từ). Trong quá trình t duy, con ngời đối diện với thế giới thực tại (tức là thế giới khách quan, hữu hình, vừa hữu hạn vừa vô hạn, khả tri), nhận biết thế giới ấy theo phơng pháp biểu trng hoá và bằng những thao tác liên tởng, tởng tợng của trí tuệ đã sáng tạo nên một thế giới “ảo” trong đầu óc - thế giới ý niệm (vô hình, vô hạn, bất khả tri), rồi cũng bằng phơng pháp biểu trng đã diễn đạt nh thật và hấp dẫn bằng thế giới biểu tợng - thế giới của sáng tạo văn hoá. Và phơng tiện chính để diễn đạt nó là ngôn ngữ.

Vì vậy, ngôn ngữ với t cách là hệ thống nghĩa thứ nhất thực sự trở thành ngời bạn đồng hành quan trọng nhất nh hình với bóng của văn hoá - hệ thống nghĩa thứ hai.

3.2. nghĩa Biểu trng của từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao ngời việt

Một phần của tài liệu Từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao người việt (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w