Xét về mặt cấu tạo, từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao ngời Việt đ- ợc phân thành hai bộ phận: Từ và cụm từ. Số liệu đợc lập thành bảng nh sau:
Các bộ phận phục trang Tần số xuất hiện Từ Cụm từ Từ đơn Từ ghép Đồ mặc trên 243 41 143 59 Đồ mặc dới 45 13 32 0 Phụ trang 240 63 125 52 Trang sức 34 16 9 9 Tổng 562 133 309 120
Bảng 3: Phân loại từ ngữ chỉ phục trang nữ giới về mặt cấu tạo
Từ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao ngời Việt gồm có 133 từ đơn và 309 từ ghép. Khảo sát 133 từ đơn chỉ phục trang xuất hiện trong ca dao, chúng tôi thấy hầu hết các từ đều đi kèm với một động từ, có thể đứng trớc hoặc đứng sau.
Ví dụ:
Nào khi anh dỗ chẳng nghe Bây giờ xách nón, chèo ghe đi tìm
(N 31)
Nón che tay ngoắt ơi chàng Vì ai nên lỗi đạo hằng với ai
(N 598)
Khi đứng sau động từ, các từ chỉ phục trang ngời phụ nữ là những bổ ngữ trong cụm động từ. Sở dĩ chúng tôi không xếp những trờng hợp này vào bộ phận cụm từ bởi trong cụm động từ, các từ này chỉ đóng vai trò của thành phần phụ, mà đây lại là đối tợng chính của luận văn này. Cho nên chúng tôi xem xét chúng với t cách là từ đơn. Còn khi đứng trớc động từ, các từ chỉ phục trang đóng vai trò chủ ngữ trong kết cấu chủ vị.
Điều thú vị mà chúng tôi nhận thấy ở đây là mỗi từ chỉ loại phục trang khác nhau chỉ kết hợp với một hoặc một số động từ nhất định. Cụ thể:
Nón: đứng sau các động từ “xách, nghiêng, cắp, ghé, đội, sắm, mua, ngả, trao”, đứng trớc động từ “che, treo”
Ví dụ:
Cô kia đội nón đi đâu Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt thấy ghê Tôi ở chẳng đợc tôi về nhà tôi
(C 1724)
Nón che tay ngoắt chơi vơi Lòng anh thơng cảm bố trời đều hay (N 957)
Yếm: Đứng sau động từ “mặc” Ví dụ:
Đàn ông đóng khố đuôi lơn Đàn bà mặc yếm hở lờn mới xinh
áo: Đứng sau các động từ “cởi, may, thay, ớt, để, bận, đắp, vò, ôm, giặt, kéo ; ” đứng trớc động từ “đơm, vá, gài, dải”
Ví dụ:
Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên Xinh đừng thay áo mà quên lời nguyền
(L 425)
Trống quân em lập ra đây
á
o dải làm chiếu, khăn quây làm màn
(T 1886)
Vòng: đứng sau động từ “đeo” Ví dụ:
Cái cổ em nó thỏng thòng thong Ngón tay đeo vòng nh bắp chuối non
Em khoe em đẹp em giòn
Anh xem nhan sắc thấy còn đang xuân
(C 100)
Nhẫn: đứng sau động từ “đeo, cho, tháo”. Ví dụ:
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay Dù ai cho nhẫn cầm tay
Cẳng bằng trông thấy mặt ngay bây giờ
(D 147)
Khăn: đứng sau động từ ‘gửi, cài, lấy”; đứng trớc động từ “mở, lau, chít” Ví dụ:
Ước gì anh hoá ra hoa Để em nâng lấy để mà cài khăn
(Ư 5)
Nhớ khi khăn mở, trầu trao Miệng thì cời nụ biết bao nhiêu tình
(N 583)
Giày: đứng sau động từ “đi”
Ví dụ:
Chồng khôn vợ đặng đi giày Vợ khôn chồng đặng có ngày làm quan
(C 1044)
Có thể lập bảng nh sau:
Động từ đứng trớc Từ chỉ phục trang Động từ đứng sau cởi, may, thay, ớt, để, bận,
đắp, vò, ôm, giặt, kéo áo đơm, vá, gài, dải
mặc yếm
xách, nghiêng, cắp, ghé,
đội, sắm, mua, ngả, trao nón che, treo gửi, cài, lấy khăn mở, lau, chít
đeo vòng
đeo, cho, tháo nhẫn
Đi giày
Bảng 4: Khả năng kết hợp với động từ của từ đơn chỉ phục trang
Sự kết hợp đó dựa vào tơng quan về nghĩa giữa động từ và từ chỉ phục trang mà theo chúng tôi, chính nghĩa của từ chỉ phục trang quy định động từ đi kèm nó. Ví dụ: áo đợc hiểu chung là “loại đồ mặc phía trên cơ thể”. Muốn tạo thành áo thì ngời ta phải thông qua “hoạt động tác động lên tấm vải, chia tách nó ra theo một kích thớc, hình dáng định sẵn, rồi kết hợp các mảnh rời lại” gọi là may. Khi ta sử dụng áo thì phải thực hiện hành động măc, bận, khi không sử dụng thì cởi, thay và ôm trên tay hoặc để đâu đó. Khi gặp nớc thì áo bị ớt, khi
bẩn thì phải giặt, khi giặt thì phải vò. Đó là cả một trờng từ vựng động từ liên quan đến loại đồ mặc phía trên cơ thể này. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và quy định lẫn nhau. Còn với từ nón, ngời ta không thể dùng động từ mặc hay
cởi đợc vì đây lại chỉ “đồ vật đội trên đầu, có chóp nhọn, có quai” nên nó chỉ thích hợp với những động từ nh cầm, treo, cắp... Với những từ khác cũng tơng tự. Có một số động từ có thể kết hợp với tất cả các từ chỉ trang phục nh mua, sắm..., bên cạnh đó, có những động từ khả năng kết hợp hẹp hơn nh ngả (nón),
đeo (vòng, nhẫn)... Tất cả đều là kết quả của sự tri nhận, t duy của ngời Việt về các sự vật trong thế giới khách quan.
Trong 309 từ ghép chúng tôi khảo sát đợc, có 8 từ ghép đẳng lập. Các tiếng cấu thành những từ này có quan hệ bình đẳng với nhau, tạo nghĩa khái quát cho từ.
Ví dụ:
Làm thân con gái chẳng lo Ngủ tra đứng buổi, dậy đo mặt trời
Quần áo thì rách tả tơi
Lấy rơm mà túm, mỗi nơi mỗi đùm
(L 83)
ở đơn vị ca dao trên, “quần áo” đợc hiểu là phục trang chung chứ không chỉ là “quần” và “áo”.
Còn lại 301 từ là từ ghép chính phụ. Các từ này đều có cấu tạo một tiếng chính có vai trò định loại và một tiếng phụ có vai trò định tính. Ví dụ: trong từ “khăn hồng”, yếu tố “khăn” là yếu tố chung, định loại; yếu tố “hồng” là yếu tố phân loại, định tính nhằm phân biệt với “khăn trắng, khăn xanh” dù chúng cùng là “khăn”. Về các từ ghép chính phụ này, chúng tôi sẽ phân tích trong phần tìm hiểu về đặc điểm định danh để tránh trùng lặp.
Trong 562 từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao có 120 cụm từ đều là cụm danh từ. Các cụm danh từ này đợc cấu tạo theo các mô hình sau:
Loại từ + Danh từ: có 33 cụm, chiếm 27,5% (cái quạt, cái cổ yếm, cái áo, manh áo, tấm lĩnh, dải yếm, cây quạt, cái khăn, cái nón ba tầm ...)
Ví dụ:
Tiền buộc dải yếm bo bo Đa cho thầy bói thêm lo và mình
(T 1084)
Tởng lấy anh cho lành manh áo Lấy anh rồi đôn đáo nuôi anh
(T 2141)
Lợng từ + Danh từ: có 28 cụm, chiếm 23,3%. (Đôi trằm, chín yếm, một
yếm, đôi bông, đôi vàng....)
Ví dụ:
Khi xa em ở với cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng Từ ngày em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lộn trong ra ngoài
(K 155)
Một mai thiếp có xa chàng Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin
(M 496)
Danh từ + chỉ định từ: có 23 cụm, chiếm 19,2% (áo này, yếm này, quạt
này, nón này...)
Ví dụ:
Nhác trông cái yếm cũng xinh Khen ai khéo dệt ra hình hoa mai
Khen ngời khâu yếm cũng tài Cổ thêu con nhạn, có hai đờng viền
Thắt lng mùi huyền dải yếm cũng xinh Khen ai khâu yếm cho mình Đờng lên đờng xuống ra hình lng ong
Yếm này em ngả màu hồng
Yếm này nhuộm hết mấy công hỡi nàng? Khi xa lụa hãy còn vàng
Khen ai khéo nhuộm cho nàng, nàng ơi.
(N 676)
Lợng từ + Loại từ + Danh từ: có 3 cụm, chiếm 2,5% (Đôi dải yếm, năm
thân áo vải) Ví dụ:
Khen cho chàng đã to gan Thuyền không có lái lo toan vợt vời
Thuyền anh đã cạn lại đầy Mợn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
(K 81)
Danh từ + từ xng hô: có 25 cụm, chiếm 20,8% (áo em, áo ai, áo ngời,
áo mình...)
Danh từ + định ngữ: có 2 cụm, chiếm 1,7% (Nón em mua, nón của ngời
ta)
Loại từ + Danh từ + Định ngữ:có 4 cụm, chiếm 3,3% (Cái nón mới đan,
cái áo bậu bận, cái nón đội đầu, cái áo vải sồng)
Danh từ + danh từ thân tộc: có 2 cụm, chiếm 1,7% (nón mẹ, nón cha)
Ví dụ:
- Xinh thay cái nón mới đan Đôi hàng chữ thập, ba hàng kết hoa
Nón này nón mẹ, nón cha Hay là nón của ng ời ta em cầm?
Hay là cái nón tri âm
Thì cho anh mợn anh cầm mấy hôm? - Nón này là nón em mua Cái quai chỉ Chúc, cái khua thợ Vàng
Tình cờ bắt gặp chàng mang
Phòng khi ma gió, thiếp chàng đội chung
(X 92)
Nhìn chung, cấu trúc của cụm danh từ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao khá đơn giản, và nó đảm nhận nhiều vai trò trong chỉnh thể ca dao (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ).
2.3. Đặc điểm định danh của từ ngữ chỉ phục trang nữ giới trong ca dao ngời việt