Nguyên nhân thất bại, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa bà triệu và tình cảm nhân dân quê hương đối với người nữ anh hùng (Trang 41 - 43)

2.4. Nguyên nhân thất bại, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởinghĩa. nghĩa.

Nh chúng ta đã biết, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chỉ diễn ra trong vòng ba đến bốn năm, nhng đã hoạt động trên một địa bàn khá rộng ở vùng Giao Chỉ và toàn thắng trên 30 trận, cuộc khởi nghĩa đã làm cho quân Ngô triều kinh hồn bạt vía. Tuy nhiên, trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, bất kỳ một cuộc khởi nghĩa nào nổ ra cũng đem đến thắng lợi hoặc là thất bại, và dù thắng lợi hay thất bại cũng đều có nguyên nhân của nó.

Đối với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, chính vì lòng quý mến Bà mà nhân dân ta không thừa nhận sự thất bại của Bà trớc kẻ thù một cách bình thờng,và đã bắt kẻ thù – Lục Dận – một danh tớng của nhà Ngô phải dùng đến cái mu kế khốn nạn, và Bà thua chỉ vì bản chất trong sạch của mình.

Chúng ta đều biết rằng, sau rất nhiều lần Lục Dận dùng mu kế phủ dụ, mua chuộc Bà Triệu không thành, và lại tiếp tục giao chiến với nghĩa quân của Bà nhng không đem lại kết quả, chúng đã phải nát óc tính toán, cuối cùng tên tớng Lục Dận đã phải bày trò ô nhục kế: biết Bà Triệu là nữ tớng, nó đã sai quân sĩ nhất loạt trần truồng tới đánh. Trớc cảnh tợng ghê gớm đó, Bà Triệu phải nhắm mắt, lánh mình lên núi Tùng vì “ái khiết uý ô” chứ không vì kém tài quân giặc. Bà là ngời phụ nữ trong sáng, chỉ yêu sự trong sạch mà ghét sự nhơ bẩn. Bọn giặc Ngô, mà đứng đầu là Lục Dận đã lợi dụng điều đó mà đa ra một kế hoạch hèn hạ.

ở đây, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nói chung và đối với bản thân Bà nói riêng có một giá trị thẩm mỹ rất cao, ngoài ra còn có giá trị t tởng rất đặc sắc: đó là sự đối lập cực đoan giữa bản chất trong sáng của ta với bản chất đen tối của địch Phải nói rằng, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nhân dân ta từ sau hai Bà Trng (40 – 43), cho đến trớc

cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (542). Trong suốt 500 năm ấy không biết bao nhiêu x- ơng máu đã đổ ra để bảo vệ nền văn hoá của dân tộc, để mu giành độc lập tự chủ, nhng không cuộc khởi nghĩa nào có tiếng vang, gây nguy cơ cho địch bằng lần này. Nó là đỉnh cao của cả một đoạn đờng dài và nhân dân ta cũng chỉ nhớ có cuộc khởi nghĩa này trong cả giai đoạn ấy. Nó lớn nhất vì nó không phải là một cuộc nổi dậy đơn chiếc trong một vùng nhỏ hẹp, mà nó là sự nổi dậy của nhân dân cả một vùng rộng lớn từ Cửu Chân đến Cửu Đức, Nhật Nam dới một ngọn cờ, đợc sự hởng ứng của toàn Châu Giao. Nó không chỉ cớp đợc một huyện, giết đợc một huyện quan hay một thái thú mà nó làm rung chuyển cả nền đô hộ của giặc Ngô.

Việc Lục Dận đợc cử sang với toàn quyền hành động và 8000 quân tiếp viện là một bằng cớ. Cuộc khởi nghĩa còn có mục tiêu cao cả là giả phóng cả đất nớc và đã có cơ đạt tới mục tiêu ấy. Nó đã từ một cuộc nổi dậy ở một địa phơng, liên kết đợc với các địa phơng khác mà trở thành một cuộc nổi dậy có tính chất cả nớc. Nó mang tính chất nhân dân rất đậm nét.

Cuộc khởi nghĩa là một cuộc vùng dậy của các tầng lớp nhân dân rộng rãi d- ới sự chỉ huy của một ngời con gái bình thờng cũng từ nhân dân lao động mà ra và dựa vào sự nổi dậy của nhân dân làm sức mạnh. Nó còn mang tính chất dân chủ ngay trong việc nó đợc một ngời con gái lãnh đạo, nó là một cái tát vào mặt bọn đô hộ đã dày công đem đạo lí “nữ nhân nam hoá” nhồi nhét vào đầu óc nhân dân ta.

Do tất cả những tính chất trên đây, nên dù trải qua gần 500 năm, từ sau khởi nghĩa hai Bà Trng đến khởi nghĩa Lý Bí, trong khoảng thời gian ấy, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vẫn là cuộc khởi nghĩa gây tiếng vang lớn, có ý nghĩa nh một cái mốc trên chặng đờng dài chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc ta trong suốt mời thế kỷ. Câu sách “toàn Châu Giao náo động” không phải chỉ nói lên sự rung chuyển của chế độ đô hộ, mà chính là nói lên sự thức tỉnh, sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức dân tộc lâu nay còn rời rạc, lẻ tẻ. Không có sự chấn động ấy thì làm sao

thúc đẩy đợc phong trào đấu tranh sau này để đa đến cuộc đấu tranh giải phóng oanh liệt của Lý Bí 300 năm sau đó. Nó là một bớc nhảy vọt về chất lợng của ý thức dân tộc, của sức đấu tranh đoàn kết của dân tộc ta.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa bà triệu và tình cảm nhân dân quê hương đối với người nữ anh hùng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w